Pháp lần đầu vượt 100.000 ca Covid-19 mới, Mỹ hủy gần 1.000 chuyến bay
Các hãng hàng không Mỹ hủy hơn 900 chuyến bay trong ngày Giáng sinh, trong khi Pháp lần đầu ghi nhận hơn 100.000 ca Covid-19 mới.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân Covid-19 tới bệnh viện tại phía đông Pháp (Ảnh: Sky).
Theo dữ liệu từ cơ quan y tế Pháp, số ca mắc Covid-19 mới tại nước này tăng thêm 104.611 trường hợp hôm 25/12, tăng so với 94.124 trường hợp được ghi nhận một ngày trước đó. Đây là lần đầu tiên số ca Covid-19 trong 24 giờ tại Pháp vượt mốc 100.000 người kể từ khi đại dịch bùng phát.
Cùng ngày, Pháp ghi nhận thêm 84 ca tử vong vì Covid-19. Tính đến nay, quốc gia châu Âu ghi nhận hơn 9 triệu ca mắc Covid-19, trong đó có hơn 122.000 ca tử vong. Pháp hiện là vùng dịch lớn thứ 7 thế giới.
Video đang HOT
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron dự kiến triệu tập hội đồng y tế vào ngày 27/12 để thảo luận về tình hình Covid-19.
Chính phủ Pháp dự định áp dụng một hệ thống yêu cầu người dân phải tiêm phòng đầy đủ để có thể vào các quán bar, nhà hàng và trung tâm văn hóa, bắt đầu sớm nhất từ tháng 1 để ngăn chặn sự lây lan của virus.
Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Veran đầu tuần này dự đoán Omicron sẽ trở thành biến chủng “thống trị” tại Pháp trong khoảng thời gian từ Giáng sinh đến đầu năm mới 2022. Omicron cũng là biến chủng dẫn đến số ca nhiễm kỷ lục tại Anh và Italy gần đây.
Hơn 16.000 bệnh nhân Covid-19 đang được điều trị tại các bệnh viện tại Pháp, trong đó có khoảng 3.300 người được điều trị đặc biệt.
Người phát ngôn chính phủ Pháp Gabrial Attal hồi tháng 11 cảnh báo “làn sóng Covid-19 thứ 5 đang bắt đầu với tốc độ nhanh như chớp”.
Pháp và nhiều nước châu Âu đang chứng kiến sự bùng phát trở lại của làn sóng Covid-19. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo châu Âu có thể có thêm 500.000 người tử vong vì Covid-19 vào tháng 3 năm sau, nếu các hành động khẩn cấp ngăn chặn dịch bệnh không được thực hiện.
Tiến sĩ Hans Kluge, Giám đốc WHO tại EU, cho biết mùa đông tới cùng với độ phủ vaccine thấp là những yếu tố khiến số ca nhiễm tăng đột biến. Ông Kluge cảnh báo làn sóng lây nhiễm đang lan rộng khắp châu Âu buộc nhiều quốc gia phải ban hành các lệnh hạn chế mới.
Mỹ hủy hàng loạt chuyến bay vì Covid-19
Các hãng hàng không Mỹ đã hủy 937 chuyến bay, bao gồm cả chuyến bay nội địa và quốc tế, trong dịp Giáng sinh. Hàng nghìn du khách đã phải thay đổi kế hoạch đi lại vào dịp lễ vì quyết định hủy chuyến bay của các hãng hàng không.
Giáng sinh thường là dịp cao điểm cho việc di chuyển bằng đường hàng không tại Mỹ, nhưng sự lây lan nhanh chóng của biến chủng Omicron khiến số ca Covid-19 tăng vọt, buộc các hãng hàng không phải hủy chuyến bay vì các phi công và phi hành đoàn cần phải cách ly.
United Airlines đã hủy 230 chuyến bay, trong khi American Airlines hủy 90 chuyến bay chính. Người phát ngôn của United Airlines Maddie King cho biết: “Sự gia tăng đột biến trên cả nước về số ca nhiễm Omicron trong tuần này đã có tác động trực tiếp đến đội bay và những người điều hành”.
Biến chủng Omicron được phát hiện lần đầu tiên vào tháng 11 ở châu Phi và hiện chiếm gần 3/4 số ca nhiễm ở Mỹ, thậm chí chiếm tới 90% ca nhiễm ở một số khu vực. Theo thống kê của Reuters, số ca nhiễm mới ở Mỹ đã tăng 45% lên 179.000 ca mỗi ngày trong tuần qua.
Căng thẳng giữa Anh, Pháp liên quan đến hoạt động đánh bắt cá
Ngày 29/9, Pháp cáo buộc Anh chơi "trò chính trị" với quyền đánh bắt cá trong thỏa thuận thương mại hậu Brexit (chỉ việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu) sau khi London từ chối 3/4 đơn xin cấp phép đánh bắt của các tàu cá nhỏ nước Pháp muốn tiếp cận vùng biển Anh.
Ngư dân đánh cá ngoài khơi bờ biển phía Đông Nam nước Anh ngày 12/10/2020. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trong một tuyên bố, Bộ trưởng Hàng hải Pháp Annick Girardin nhấn mạnh việc Anh không phê duyệt giấy phép đánh cá cho phần lớn tàu cá của Pháp là động thái từ chối triển khai thỏa thuận Brexit và London không nên tận dụng sự việc này vì mục đích chính trị.
Trước đó, ngày 28/9, phía Anh cho biết nước này đã phê duyệt 12 trong tổng số 47 tàu đánh cá cỡ nhỏ của Pháp được quyền đánh bắt cá ở khu vực 6-12 hải lý trong vùng biển nước Anh. Giới chức Anh cho biết sẵn sàng đối thoại với những chủ tàu bị từ chối, đồng thời nói rõ những tàu đã không cung cấp đầy đủ bằng chứng về lịch sử hoạt động đánh bắt cá trong khu vực trên như quy định trong Thỏa thuận hợp tác và thương mại (TCA), ký giữa Anh và EU hồi năm ngoái. Một người phát ngôn của Chính phủ Anh cho biết cách thức London giải quyết sự việc này là hợp lý và phù hợp với cam kết trong TCA. Quan chức này khẳng định liên quan đến khu vực 6-12 hải lý, các tàu của EU phải cung cấp bằng chứng về hồ sơ theo dõi hoạt động đánh bắt trong các vùng biển đó.
Chính phủ Anh cho biết đã cấp phép hoạt động cho khoảng 1.700 tàu đánh bắt cá trong khu vực 12-200 hải lý và phê duyệt 105 giấy phép khác cho các tàu đánh bắt cá trong khu vực 6-12 hải lý. Trước đó, Anh và Pháp đã triển khai các tàu tuần tra hàng hải ở ngoài khơi đảo Jersey của Anh sau khi một đội tàu cá của Pháp tập trung tại đảo này nhằm phản đối chính quyền đảo Jersey hạn chế quyền đánh cá. Tuy nhiên, các ngư dân Pháp khẳng định việc đưa tàu đến Jersey chỉ nhằm thể hiện sự bất bình.
EU giải ngân Quỹ Brexit cho các nước bị ảnh hưởng Các chính phủ thuộc Liên minh châu Âu (EU) ngày 28/9 đã phê chuẩn lần cuối cho gói cứu trợ khẩn cấp trị giá 5,4 tỷ euro (6,3 tỷ USD) cho các nước thành viên bị ảnh hưởng tiêu cực về kinh tế của việc Anh rời EU (hay còn gọi là Brexit). Trong số này, những nước được hưởng nhiều nhất là...