Pháp có thể mất thêm hợp đồng đóng tàu nhiều tỉ đô vào tay Mỹ
Mỹ đã thông qua một thương vụ bán vũ khí lớn cho Hy Lạp, cung cấp bốn khinh hạm mới và một gói hiện đại hóa tổng trị giá tới 9,4 tỷ USD, trực tiếp thách thức một thỏa thuận sơ bộ tương tự mà Pháp và Athens từng công bố.
Hình ảnh thiết kế khinh hạm Hellenic của hãng Lockheed Martin. Ảnh: RT
Theo kênh RT, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đã phê duyệt các thỏa thuận tiềm tàng trên vào ngày 10/12, theo đó Mỹ sẽ cung cấp một số tàu Chiến đấu Mặt nước Đa nhiệm vụ (MMSC) bên cạnh một kế hoạch riêng trị giá 2,5 tỷ USD để hiện đại hóa các tàu khu trục lớp MEKO của Hy Lạp.
Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Mỹ cho biết: “Thương vụ đề xuất này sẽ hỗ trợ chính sách đối ngoại và các mục tiêu an ninh quốc gia của Mỹ bằng cách giúp cải thiện an ninh của một đồng minh NATO, một đối tác quan trọng đối với sự ổn định chính trị và tiến bộ kinh tế ở châu Âu”.
Nếu được thực hiện, kế hoạch tăng cường hạm đội khinh hạm của Hy Lạp sẽ bao gồm việc lắp đặt một số hệ thống mới, chẳng hạn như pháo 127 ly mới và thiết bị sonar cải tiếng.
Thỏa thuận mới cũng sẽ bao gồm 4 tàu MMSC trang bị Hệ thống quản lý chiến đấu COMBATSS-21 dựa trên Aegis, 200 tên lửa RAM BLK 2, 32 tên lửa phóng thẳng đứng chống tàu ngầm (ASROC), 32 Ngư lôi hạng nhẹ MK-54… – cộng với thiết bị hỗ trợ, đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật, hậu cần… nhằm đảm bảo các tàu mới nhanh chóng đi vào hoạt động.
Các nhà cung cấp vũ khí Lockheed Martin, Raytheon, VSE Corporation của Mỹ và BAE Systems của Anh sẽ đóng vai trò là nhà thầu chính.
Video đang HOT
Hai nguồn tin thân cận với các cuộc đàm phán đang diễn cho biết cuộc cạnh tranh cung cấp vũ khí cho Hy Lạp đang được xử lý ở cấp chính phủ với chính phủ. Hy Lạp chính thức trình thư yêu cầu tới Mỹ, trình bày về nhu cầu của mình. Việc Bộ Ngoại giao Mỹ vừa thông qua thư yêu cầu cho thấy gói tối đa có thể được ký thành thoả thuận. Tiếp theo hai nước sẽ đàm phán xem Hy Lạp muốn cả gói, giảm quy mô ở bất kỳ hạng mục nào.
Tuy vậy, số phận của thương vụ này vẫn chưa rõ ràng. Hy Lạp đã theo đuổi các lựa chọn từ 6 nhóm chính phủ / ngành đủ điều kiện, yêu cầu mỗi nhóm gửi thư thỏa thuận (LOA) riêng, phác thảo hồ sơ dự thầu của họ.
Thoả thuận tiềm năng trên được công bố sau khi Pháp thông báo hồi tháng 9 rằng họ đã đạt được một thỏa thuận tương tự với Hy Lạp để cung cấp tới 3 khinh hạm mới với giá 3,4 tỷ USD, và một lựa chọn giảm giá cho con tàu thứ tư. Nhà sản xuất nhóm tàu này là Naval Group – một tập đoàn công nghiệp do nhà nước sở hữu đa số. Naval Group chính là công ty để vuột hợp đồng hàng chục tỉ USD chế tạo tàu ngầm diesel cho Australia.
Tuy nhiên, vào thời điểm đó, phát ngôn viên quân đội Pháp Herve Grandjean cho biết, mặc dù một số cam kết đã được thực hiện, hai bên vẫn chưa ký kết hợp đồng chính thức nào. Ông nói thêm rằng thỏa thuận sẽ được hoàn tất sau khoảng thời gian ba tháng, như vậy sẽ đến hạn trong vài tuần tới.
Mặc dù vẫn chưa rõ đề xuất của Mỹ sẽ có ý nghĩa gì đối với thỏa thuận của Pháp, nhưng động thái này có thể được hiểu là một hành động qua mặt của Washington, nhất là sau khi Mỹ đã khiến người Pháp “uất hận” vì bị “hớt tay trên” thỏa thuận chế tạo tàu ngầm diesel hàng chục tỉ USD với Australia. Paris từng cáo buộc bị Mỹ “đâm sau lưng” với thoả thuận thành lập liên minh AUKUS, bao gồm dự án chế tạo tàu ngầm chạy năng lượng hạt nhân cho Canberra. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron còn phản ứng mạnh bằng cách triệu hồi đại sứ ở cả Mỹ và Australia, đồng thời chỉ trích nặng lời với cả hai đồng minh.
Hai tuần sau “quả bom” AUKUS, Tổng thống Macron đã có mặt trên sân khấu với Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis để đích thân thông báo về việc bán tàu chiến của Pháp cho Athens. Ông nói rằng đã đến lúc “ngừng ngây thơ” và coi thỏa thuận này như một dấu hiệu thể hiện “quyền tự chủ chiến lược của châu Âu và chủ quyền. “
Thoả thuận tàu ngầm AUKUS khiến hàng trăm nhà thầu vũ khí Australia lao đao
Các nhà thầu vũ khí nhỏ tham gia hợp đồng khổng lồ vừa bị Australia huỷ bỏ với Pháp đang đối mặt với tương lai đầy sóng gió.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (thứ hai từ trái) và Thủ tướng Australia khi đó là Malcolm Turnbull (thứ ba từ trái) trên tàu ngầm HMAS Waller ở Sydney vào tháng 5/2018. Ảnh: AP
Việc Australia hủy bỏ hợp đồng đóng tàu ngầm trị giá 90 tỷ AUD (65,9 tỷ USD) với Pháp và chuyển sang hợp tác với Mỹ và Anh để phát triển tàu ngầm năng lượng hạt nhân đã "giáng đòn đau" vào chính các nhà thầu quốc phòng Australia bị bỏ rơi bởi động thái này.
Lockheed Martin Australia, công ty được cho là phụ trách hệ thống tác chiến của tàu ngầm, đang bị "vùi dập" bởi động thái bất ngờ của Canberra khi hủy bỏ hợp đồng ký năm 2016 với Naval Group của Pháp chế tạo 12 tàu ngầm chạy bằng động cơ diesel. Các công ty bản địa của Australia cũng có thể tham gia vào chương trình mới thuộc AUKUS, nhưng triển vọng vẫn còn mờ mịt.
Chỉ một ngày trước khi Thủ tướng Australia Scott Morrison tiết lộ về liên minh an ninh ba bên mới được gọi là AUKUS - với dự án đầu tiên đóng ít nhất 8 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân cho Hải quân Hoàng gia Australia, Lockheed Martin Australia đã tuyên bố trao 12 hợp đồng cho các tổ chức công nghiệp và học thuật của Australia với tổng giá trị là 900.000 AUD. Các hợp đồng này nhằm phát triển những công nghệ mới để hỗ trợ hệ thống tác chiến tàu ngầm tấn công của Australia.
Nhiều nhà sản xuất Australia - hầu hết là các công ty vừa và nhỏ - đang phải đối mặt với những khoản lỗ lớn có thể khiến họ phá sản.
Sau khi liên minh mới của Australia với Mỹ và Anh nhằm xây dựng hạm đội tàu ngầm hạt nhân được công bố vào giữa tháng 9, Giám đốc điều hành Mạng lưới Công nghiệp và Quốc phòng Australia, Brent Clark đã lên tiếng bày tỏ lo ngại về số phận của hàng trăm công ty đã đầu tư vào chuỗi cung ứng cho Naval Group của Pháp.
Trụ sở Naval Group ở Cherbourg-en-Contentin, Pháp. Ảnh: Reuters
Ông Clark phát biểu với trang Sky News Australia: "Thực tế ở đây là, chính phủ đã đưa ra một quyết định chiến lược và chúng tôi sẽ luôn tôn trọng quyền của chính phủ về điều đó. Nhưng hàng trăm công ty Australia đã và đang đầu tư, nâng cấp, nâng cao kỹ năng và chi tiền một cách có hệ thống để sẵn sàng tham gia vào chuỗi cung ứng cho Naval Group. Chúng ta cần đặt câu hỏi: Những công ty này sẽ ra sao sau đó?"
Ông Clark chỉ ra rằng nhiều nhà sản xuất quốc phòng của Australia là các doanh nghiệp vừa và nhỏ với dưới 300 nhân viên. Ông cảnh báo sự thay đổi chính sách có thể khiến các công ty này phá sản với khoản lỗ nặng nề do đã đặt cược vào hợp đồng tàu ngầm với Pháp.
Thales, một nhà sản xuất thiết bị điện tử lớn của Pháp, là một nạn nhân khác. Thales là một cổ đông lớn của Naval và đã có hợp đồng cung cấp trị giá tới 34 triệu USD với Lockheed Martin, mới ký ngày 30/6/2021.
Năm 2016, chính phủ Australia đã chọn DCNS, tiền thân của Naval Group, làm đối tác phát triển các tàu ngầm thế hệ tiếp theo. DCNS được lựa chọn khi vượt qua các ứng viên nhà thầu khác gồm Mitsubishi Heavy Industries và Kawasaki Heavy Industries của Nhật Bản, và nhà thầu quốc phòng Đức ThyssenKrupp Marine Systems.
Tổng thống Pháp khi đó là Francois Hollande (thứ hai, trái sang) xem một mô hình tàu ngầm do Giám đốc điều hành DCNS (tiền thân của Naval Group) Herve Guillou giới thiệu vào năm 2016. Ảnh: Reuters
Thủ tướng Australia khi đó là Malcolm Turnbull, mong muốn tạo thêm việc làm tại quê nhà, đã quyết định hợp tác với DCNS (sau đổi tên là Naval Group) bởi công ty cam kết sẽ đóng số lượng lớn tàu ngầm ở bang Nam Úc. Chi phí đóng 12 tàu ngầm thông thường, ban đầu ước tính khoảng 50 tỷ AUD, đã được coi là hợp đồng mua sắm thiết bị quốc phòng lớn nhất của Australia.
Đương nhiên, Naval Group không hài lòng với sự thay đổi của Canberra. "Trong 5 năm, các nhóm của Naval Group, cả ở Pháp và Australia, cũng như các đối tác của chúng tôi, đã nỗ lực hết mình và Naval Group đã thực hiện tất cả các cam kết của mình", công ty cho biết trong một tuyên bố phản ánh sự thất vọng cũng như ý định bắt đầu đàm phán đòi Australia bồi thường.
Trước khi Hải quân bắt đầu đóng tàu ngầm, Australia đã chi khoảng 2,4 tỷ AUD để thiết kế một tàu ngầm tấn công. Việc mất chương trình này chắc chắn là một đòn nặng nề đối với Naval Group. Bộ trưởng Tài chính Australia Simon Birmingham từng ám chỉ rằng chi phí của hạm đội dự kiến gồm "ít nhất 8 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân sẽ vượt 90 tỷ AUD.
Giờ đây, với dự án tàu ngầm năng lượng hạt nhân thuộc AUKUS, các chuyên gia cho rằng các công ty Mỹ và Anh sẽ đóng vai trò hàng đầu trong chương trình, và tương lai với các công ty của Australia còn chưa rõ ràng. Peter Jennings, Giám đốc điều hành Viện Chính sách Chiến lược Australia, cho rằng General Dynamics - nhà sản xuất tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia của Mỹ - và bộ phận Electric Boat của họ là hai ứng cử viên tiềm năng. Công ty quốc phòng BAE Systems của Anh, chuyên sản xuất tàu ngầm hạt nhân cho chính phủ nước này, cũng là một ứng viên nổi bật khác.
Lý do gây sốc thỏa thuận tàu ngầm mới của Australia chỉ lãng phí tiền Tàu ngầm là "kẻ săn mồi" thống trị đại dương trong nửa thế kỷ qua. Nhưng những ngày huy hoàng của nó có thể sớm kết thúc - theo dự báo của các chuyên gia Australia. Tàu ngầm lớp Virginia SSN của Hải quân Mỹ. Mất tới 20 năm để hoàn tất bản hợp đồng ước tính 100 tỷ AUD mà Australia phải...