“Phản ứng phụ” của điện thoại di động
Ngoài tia bức xạ mang lại nhiều nguy hại cho sức khỏe ra, điện thoại di động còn có nhiều tác dụng phụ khác.
1. Làm gia tăng tai nạn giao thông
Một khảo sát của trường ĐH Mellon-Pittsburgh, Pennsylvania đối với những người vừa lái xe vừa gọi điện cho thấy, chỉ đơn thuần nghe điện thoại cũng sẽ làm giảm 37% sự tập trung, kéo theo đó là hệ số an toàn của việc lái xe giảm thấp rõ rệt, làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn cao gấp 4 lần.
Đi bộ cũng không an toàn hơn, đặc biệt là trẻ em do sự tập trung sẽ chỉ còn 20%.
2. Gây dị ứng
Một số người bị dị ứng với một số kim loại cụ thể. Do một số phụ kiện trong máy điện thoại cầm tay có Niken nên có thể gây viêm da tiếp xúc ở những người mẫn cảm.
Video đang HOT
Một khảo sát đăng tải trên “Tạp chí Y học Canada” cho thấy có 10/22 điện thoại có chất niken bao phủ quanh nút menu, cạnh chữ đề thương hiệu, xung quanh màn hình và ở loa nghe.
3. Ngón tay “blackberry”
Thường xuyên nhắn tin trên di động sẽ làm cho ngón tay cái “chuyển động ngược”, người sử dụng quá độ còn có thể gây ra viêm loét và mụn nước, tức là ngón tay “blackberry”.
Ngón tay sử dụng quá độ sẽ dẫn đến áp lực luân phiên tổn thương, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức, không thoải mái, tê buốt. Những tổn thương này chủ yếu xảy ra ở những người trẻ tuổi.
4. Nghe nhạc to ảnh hưởng thính giác
Một số điện thoại không chỉ là thiết bị thông tin, rất nhiều người thích dùng điện thoại để nghe nhạc và lưu trữ thông tin. Theo trung tâm điều chế và phòng chống bệnh tật của Mỹ thống kê, có khoảng 12,5% trẻ em và thanh thiếu niên (6 -19 tuổi), 17% người trưởng thành ( 20- 69 tuổi) bị tổn thương thính lực hoặc điếc vĩnh viễn là do tạp âm ồn ào của điện thoại di động.
Âm thanh quá lớn, quá 85 dB sẽ tổn thương đến thính lực. Âm thanh nói chuyện bình thường là 60dB, chúng ta đeo tai nghe nhe nhạc thường lên gần tới 100 dB. Vì vậy, khi chúng ta nghe nhạc trên điện thoại thì nên hạn chế âm lượng, bảo vệ thính giác của chúng ta.
Một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí “Vi sinh vật học lâm sàng”, kết quả phát hiện 94,5% di động khảo sát (200 máy điện thoại di động) có vi khuẩn gây bệnh. Điều tồi tệ hơn là trong đó một số loại siêu vi khuẩn “bị nhờn” thuốc kháng sinh. Mặc dù nguy hại lớn như vậy nhưng nhà nghiên cứu phát hiện chỉ có 10% bác sỹ chú ý giữ gìn vệ sinh của máy điện thoại di động.
Cách vệ sinh đơn giản là chỉ cần dùng nước tẩy trùng phun lên điện thoại, sau đó dùng khăn giấy lau sạch, mỗi ngày sử dụng 2 lần là được.
Theo VNE
"Cô bé" ra máu 3 ngày sau quan hệ
"Cô bé" của em bị chảy máu 3 ngày liền sau khi quan hệ, có phải em có thai?
Em có một câu hỏi mong chương trình giải đáp giúp.
Em có quan hệ với người yêu vào tối hôm trước nhưng không dùng biện pháp tránh thai. Tới sáng hôm sau bọn em lại quan hệ tiếp và cũng không dùng biện pháp gì. Sau đó 4 tiếng em uống thuốc tránh thai khẩn cấp loại 1 viên nén.
5 ngày sau, em cảm thấy đau bụng dưới, đau đầu và "cô bé" ra máu 3 hôm liền (Em mới sạch kinh 7 ngày trước khi quan hệ). Cho em hỏi là như thế liệu em có thể có thai hay không? Và nếu em dùng que thử thai thì sau bao nhiêu ngày mới có thể dùng được? Mong chuyên mục cho em lời giải đáp. Em xin chân thành cảm ơn!
Em gái thân mến! Cảm ơn em đã gửi những thắc mắc của mình về cho chuyên mục. Vấn đề của em, chuyên mục xin được giải đáp như sau:
Chảy máu vùng kín là một triệu chứng không thể xem thường (Ảnh minh họa)
Việc chảy máu ở vùng kín không bao giờ là một điều bình thường và nó thực sự là một dấu hiệu đáng lo ngại. Ở trường hợp của em, không thể khẳng định chắc chắn có thai hay không nhưng nguy cơ có thai là rất thấp. Nó còn phụ thuộc vào việc em uống thuốc tránh thai khẩn cấp loại bao nhiêu giờ sau quan hệ và khoảng thời gian từ khi em quan hệ lần cuối cùng với khi em uống thuốc đó có phù hợp với loại thuốc em sử dụng hay không? Tuy nhiên, nguyên nhân gây em bị đau bụng, đau đầu và "cô bé" ra máu 3 hôm liền sau quan hệ nhiều không phải là do em có thai mà là do phản ứng phụ của thuốc tránh thai.
Dù cho em có thai đi chăng nữa thì 3 ngày sau quan hệ không phải là khoảng thời gian để nó gây ra những hậu quả như vậy. Thông thường, thuốc tránh thai thường gây ra một số phản ứng phụ như nhức đầu, buồn nôn, chóng mặt, đau bụng. Cá biệt có thể như trường hợp của em là bị ra máu.
Em cần xem xét kĩ, hiện tượng ra máu ở "cô bé" có kèm theo đau hay không? Nếu đau, có thể là do khi quan hệ tình dục, tiếp xúc quá mạnh dẫn tới "cô bé" bị tổn thương và ra máu sau đó vài ngày. Tuy nhiên, dù là đau do phản ứng của thuốc hay do "cô bé" bị tổn thương vì quan hệ thì em cũng cần tới bác sĩ để khám và xác định chính xác nguyên nhân và tìm cách khắc phục kịp thời trước khi có những vấn đề nguy hiểm hơn xảy ra.
Chúc em mạnh khỏe và hạnh phúc!
Theo VNE
Ngăn ngừa rối loạn mỡ máu: Tiên hạ thủ vi cường! Dị ứng với các món ăn trước đây dung nạp dễ dàng, tăng cân dù không ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo, khó tập trung, mệt mỏi vào buổi sáng, đau đầu không rõ nguyên nhân kéo dài hơn 10 ngày...hãy coi chừng, mỡ máu có thể đã rối loạn! Gia tăng bệnh nhân rối loạn mỡ máu Không hẹn mà gặp,...