Phản ứng của Nga và Đức trước thông tin rò rỉ về vụ tấn công cầu Crimea
Trong khi Nga tìm kiếm lời giải thích, Bộ Quốc phòng Đức quyết định mở cuộc điều tra vụ rò rỉ thông tin về vụ tấn công cầu Crimea với lo ngại rằng Nga có thể đã theo dõi các tướng lĩnh Không quân ( Luftwaffe).
Khói bốc lên ngùn ngụt từ hiện trường vụ nổ trên cây cầu nối với bán đảo Crimea ngày 8/10/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 1/3, theo giờ địa phương, hãng thông tấn TASS dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Liên bang Nga Maria Zakharova cho biết Moskva đã yêu cầu Berlin đưa ra lời giải thích liên quan đến đoạn ghi âm bị rò rỉ của các sĩ quan quân đội Đức thảo luận về kế hoạch tấn công cầu Crimea.
Bà Zakharova nói: “Chúng tôi yêu cầu Đức giải thích. Quan chức Berlin phải cung cấp chúng kịp thời. Mọi nỗ lực trốn tránh trả lời các câu hỏi sẽ bị coi là thừa nhận tội lỗi”.
Về phần mình người phát ngôn của Tổng thống Liên bang Nga, ông Dmitry Peskov nói với các phóng viên rằng Điện Kremlin vẫn chưa biết về nội dung cuộc trò chuyện bị rò rỉ. Trong khi đó, Chủ tịch Duma Vyacheslav Volodin cho biết vấn đề này sẽ được xem xét tại phiên họp tiếp theo của Duma Quốc gia Nga (Hạ viện).
Đối với phía Đức, đài RT ngày 2/3 cho biết nước này đã mở cuộc điều tra vụ rò rỉ thông tin về vụ tấn công cầu Crimea. Bộ Quốc phòng Đức lo ngại Nga có thể đã theo dõi các tướng lĩnh Không quân (Luftwaffe).
Người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Đức nói với tờ Bild rằng họ đang kiểm tra xem liệu các liên lạc trong Lực lượng Không quân có bị chặn nghe lén hay không.
Trả lời câu hỏi của hãng thông tấn nhà nước DPA, Bộ Quốc phòng Đức cho biết thêm Văn phòng Phản gián Quân sự Liên bang (BAMAD) đã “khởi động mọi biện pháp cần thiết”.
Tổng biên tập RT, bà Margarita Simonyan đăng tải đoạn ghi âm “chứng thực” cuộc thảo luận của các tướng lĩnh Không quân Đức về mức độ tàn phá mà tên lửa tầm xa Taurus của Đức có thể gây ra cho cầu Crimea cũng như chi tiết về việc chuẩn bị cho một cuộc tấn công như vậy. Ảnh: Margarita Simonyan/Telegram
Trước đó vào hôm 1/3, Tổng biên tập RT, bà Margarita Simonyan cho biết, vào đúng ngày Thủ tướng Đức Olaf Scholz đưa ra lời đảm bảo rằng NATO sẽ trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột ở Ukraine, giới lãnh đạo quân sự hàng đầu của nước này lại đang cân nhắc phương án tấn công Crimea.
Tổng biên tập RT nói rằng bà nắm trong tay một đoạn ghi âm chứng thực và sau đó công bố bản ghi của cuộc trò chuyện bị rò rỉ, cho thấy các sĩ quan không quân đang thảo luận về mức độ tàn phá mà tên lửa tầm xa Taurus của Đức có thể gây ra cho cầu Crimea cũng như chi tiết về việc chuẩn bị cho một cuộc tấn công như vậy.
Đoạn ghi âm dài 38 phút đề ngày 19/2, có sự góp mặt của bốn sĩ quan Không quân Đức, bao gồm cả người đứng đầu lực lượng này là Trung tướng Ingo Gerhartz và phó Tham mưu trưởng phụ trách các chiến dich, Chuẩn tướng Frank Graefe.
Trong đoạn ghi âm, các quan chức giả định rằng Đức sẽ gửi tới 50 tên lửa tầm xa Taurus cho Ukraine và những cách mà Không quân Đức có thể hỗ trợ cho Ukraine, bao gồm việc cung cấp thông tin nhắm mục tiêu mà không có vẻ liên quan trực tiếp đến cuộc xung đột với Nga. Trong đoạn ghi âm, có lúc, tướng Gerhartz thừa nhận rằng tên lửa “sẽ không thay đổi cục diện cuộc chiến”.
Theo tờ Ukrainska Ukraine, điểm đáng chú ý là vụ rò rỉ thông tin trên phương tiện truyền thông Nga xảy ra vào thời điểm các cuộc thảo luận của Đức về khả năng cung cấp tên lửa tầm xa Taurus cho Ukraine đang gia tăng, nhưng vấp phải sự phản đối của chính phủ liên bang.
Ngày 26/2, Thủ tướng Đức Olaf Scholz một lần nữa bác bỏ khả năng gửi tên lửa Taurus tới Ukraine. Ông Scholz nói rằng làm như vậy có nghĩa là Đức sẽ trở thành một bên tham gia cuộc chiến với Nga.
Anh và Pháp đều đã lượt gửi tên lửa tầm xa Storm Shadow và Scalp cho Ukraine. Tuy nhiên, theo ông Scholz, Taurus là “một loại vũ khí có tầm ảnh hưởng rất rộng”.
Người đứng đầu chính phủ Đức cho rằng nước này không thể cung cấp cho Ukraine “vũ khí có tầm bắn 500 km bởi trong trường hợp sử dụng không đúng cách, nó có thể tấn công một mục tiêu nào đó ở Moskva”.
Ukraine đề nghị Đức cung cấp tên lửa hành trình Taurus cho nước này. Ảnh: AFP
Taurus là tên lửa hành trình tầm xa dành cho máy bay do Đức – Thụy Điển hợp tác sản xuất, có thể bắn trúng cả các mục tiêu riêng biệt như xe tăng, pháo, radar, sở chỉ huy, bệ phóng tên lửa và các mục tiêu lớn hơn như đoàn xe quân sự, cụm sở chỉ huy, căn cứ quân sự, kho bãi
Taurus được đánh giá là một trong những tên lửa hành trình tiên tiến nhất do châu Âu sản xuất và do có thể trang bị cho máy bay, cho nên, Taurus giúp các chiến đấu cơ tấn công các mục tiêu của đối phương mà không cần phải đi vào khu vực phòng không của đối phương.
Ở một số khía cạnh, Taurus tương tự tên lửa Storm Shadow mà Anh đã cung cấp cho Ukraine, song tên lửa của Anh có tầm bắn hạn chế hơn so với tầm bắn của Taurus là hơn 500km,
Nghị sĩ Đức nói Ukraine có thể dùng tên lửa Đức tấn công đất Nga?
Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng thuộc Hạ viện Đức Marie-Agnes Strack-Zimmermann mới đây đã lên tiếng ủng hộ việc cung cấp tên lửa hành trình Taurus do Đức sản xuất cho Ukraine.
Trong cuộc phỏng vấn với tờ Berliner Morgenpost được đăng ngày 30.9, bà Strack-Zimmermann lập luận rằng Đức "lúc này nên chuyển giao ngay Taurus", vì việc triển khai loại tên lửa hành trình như thế có thể giúp các lực lượng Ukraine phá vỡ những tuyến tiếp tế của Nga.
Trong cuộc phỏng vấn, bà Strack-Zimmermann còn lập luận rằng Ukraine có quyền tấn công các mục tiêu ở bán đảo Crimea và trên đất Nga, theo Đài RT. Tuy nhiên, bà nói rõ rằng việc cố ý sử dụng tên lửa Taurus chống lại dân thường sẽ bị cấm, giống như việc triển khai quân đội Đức tới Ukraine.
Đức cân nhắc gửi tên lửa Taurus cho Ukraine, cho phép tấn công đất Nga
Chính phủ Đức được cho là đang cân nhắc cung cấp tên lửa Taurus KEPD-350 cho Ukraine, theo Đài DW. Tên lửa này được xem là một trong những hệ thống vũ khí hiện đại nhất được quân đội Đức sử dụng.
Taurus KEPD-350 dài 5 m, nặng 1,4 tấn và được máy bay chiến đấu phóng từ trên không. Sau đó, nó di chuyển với tốc độ lên tới 1.170 km/giờ để có thể tấn công mục tiêu cách xa tới 500 km, theo DW.
Tên lửa hành trình Taurus có thể tấn công mục tiêu cách xa 500 km. Ảnh Chụp màn hình DW
Mặt khác, trong cuộc phỏng vấn với báo Sunday Telegraph ngày 30.9, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Grant Shapps cho hay chính phủ nước này muốn đưa các giảng viên quân sự tới Ukraine để huấn luyện, ngoài việc huấn luyện quân nhân Ukraine ở Anh hoặc các nước phương Tây khác như hiện nay.
Cho đến nay, Anh và các đồng minh vẫn tránh hiện diện quân sự chính thức ở Ukraine nhằm giảm nguy cơ xung đột trực tiếp với Nga, theo Reuters.
Anh đã cung cấp những khóa huấn luyện quân sự kéo dài 5 tuần cho khoảng 20.000 người Ukraine trong năm qua và dự định tiếp tục huấn luyện một số lượng tương tự.
Bộ trưởng Shapps cho biết thêm ông hy vọng các công ty quốc phòng của Anh như BAE Systems sẽ tiến hành kế hoạch thành lập các nhà máy sản xuất vũ khí ở Ukraine.
Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Ukraine cũng như Nga đối với phát ngôn trên từ bà Strack-Zimmermann và ông Shapps.
Binh sĩ Đức không muốn chuyển đến nhóm quân NATO cạnh Nga Binh sĩ Đức không muốn chuyển đến phục vụ luân phiên ở nhóm quân NATO tại Baltic vì quá gần khu vực xung đột Nga-Ukraine. Theo giới truyền thông phương Tây, cuộc xung đột ở Ukraine càng kéo dài thì ảnh hưởng của nó không chỉ mang lại những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế của các nước châu Âu,...