Điện Kremlin chỉ trích phương Tây ‘làm ngơ’ trước các vụ tấn công lãnh thổ Nga
Hôm 19/7, Điện Kremlin cho rằng phương Tây đang làm ngơ trước các cuộc tấn công do Ukraine thực hiện bên trong lãnh thổ Nga.
Đoạn cầu nghiêng sang một bên sau vụ tấn công nhằm vào cầu Crimea, nối đất liền Nga với bán đảo Crimea qua eo biển Kerch hôm 17/7. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters (Anh), người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho hay đây không phải lần đầu tiên Moskva chỉ trích sự thờ ơ của phương Tây trong việc lên án Ukraine vì các cuộc tấn công bên trong lãnh thổ Nga. Ông nhấn mạnh điều này khi các quốc gia phương Tây đã im lặng về cuộc tấn công gây chết người trên cầu Crimea trong tuần này.
“Phương Tây đã có động thái tương tự trước đây và họ sẽ tiếp tục im lặng như vậy. Chúng tôi hiểu rất rõ điều đó”, ông Peskov nói.
Trước đó, hôm 17/7, Moskva đã cáo buộc Ukraine sử dụng máy bay không người lái hải quân tấn công cầu Crimea, cây cầu nối lục địa Nga với bán đảo Crimea. Vụ tấn công đã khiến 2 dân thường thiệt mạng, một trẻ em bị thương và một đoạn đường bị hư hại đáng kể.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho rằng vụ tấn công này do Ukraine dàn dựng. Theo bà Zakharova, quyết định của các nhà hoạch định chính sách Ukraine được đưa ra với sự tham gia trực tiếp của các cơ quan tình báo cũng như chính trị gia Mỹ và Anh.
Về phần mình, Kiev không nhận trách nhiệm về vụ tấn công này. Tuy nhiên, ông Mikhail Podoliak, cố vấn cấp cao của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, nói rằng bất kỳ cấu trúc bất hợp pháp nào được Nga sử dụng để tiếp tế cho quân đội nước này chỉ có thể tồn tại trong thời gian ngắn, bất kể lý do phá hủy là gì.
Theo một số phương tiện truyền thông, Kiev từng tuyên bố quyết tâm giành lại Crimea từ tay Nga. Hôm 15/7, Tổng tham mưu trưởng lực lượng vũ trang Ukraine Valerii Zaluzhnyi tuyên bố khi Kiev có đủ vũ khí và phương tiện cần thiết, nước này sẽ quyết giành lại Crimea.
Video đang HOT
Nga đã sáp nhập Crimea từ năm 2014 sau một cuộc trưng cầu dân ý. Moskva coi Crimea là vấn đề không thể thương lượng và cảnh báo Ukraine sẽ gánh hậu quả nặng nề nếu tìm cách giành lại bán đảo này.
Trong khi đó, Ukraine tuyên bố xung đột chỉ chấm dứt khi nước này khôi phục đường biên giới được quốc tế công nhận năm 1991, trong đó có Crimea.
Chiến sự Ukraine cực kỳ căng thẳng, hai bên đều gặp khó
Nga dồn sức tấn công và bao vây thành phố Bakhmut trong sự chống cự quyết liệt của Ukraine, nhưng địa hình bùn lầy đang cản trở hoạt động của lực lượng hai bên.
DIỄN BIẾN KHÓ LƯỜNG
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm qua cảnh báo tình hình quanh Bakhmut thuộc vùng Donetsk ở miền đông ngày càng khó khăn và phức tạp. Reuters dẫn lời nhà lãnh đạo cáo buộc lực lượng Nga liên tục phá hủy mọi thứ mà Ukraine có thể sử dụng để bảo vệ vị trí.
Trong nhiều tháng qua, giới phân tích quân sự dự báo quân đội Nga sẽ tìm cách giành lại thế trận khi cuộc chiến bước qua năm thứ hai. Với sự hợp sức của lực lượng đánh thuê Wagner, Nga đã ngày càng tiến gần đến Bakhmut, kiểm soát các ngôi làng ở phía bắc thành phố và đang đe dọa tuyến đường bộ duy nhất để tiếp tế cho lực lượng Ukraine tại đây, theo tờ The New York Times.
Pháo phản lực BM-21 của Ukraine khai hỏa tại Donetsk ngày 27.2
Lãnh đạo phe ly khai tại Donetsk, Denis Pushilin ngày 27.2 nói trên truyền hình Nga rằng toàn bộ tuyến đường dẫn đến Bakhmut đã nằm dưới sự kiểm soát hỏa lực của lực lượng thân Nga.
Ngày 28.2, tướng Oleksandr Syrskyi, chỉ huy các lực lượng bộ binh Ukraine, cho biết dù chịu tổn thất lớn nhưng quân Nga vẫn đưa những đơn vị tấn công được chuẩn bị kỹ càng nhất của Wagner đến nhằm phá hệ thống phòng thủ của Ukraine và bao vây Bakhmut. Ông Syrskyi miêu tả cuộc chiến tại đây đang "cực kỳ căng thẳng".
Quân đội Ukraine cùng ngày thông báo đã đẩy lùi hơn 60 cuộc tấn công của Nga trong 24 giờ tại Bakhmut và các khu vực kế bên. Trong khi đó, nhà phân tích quân sự Oleh Zhdanov của Ukraine cho biết phần phía nam của Bakhmut là nơi duy nhất có thể được miêu tả là do Ukraine kiểm soát, trong khi toàn bộ các quận còn lại, "tình hình rất khó đoán định".
Địa hình bùn lầy gây khó khăn cho xe quân sự Ukraine gần Bakhmut ngày 25.2. Ảnh Reuters
ĐỊA HÌNH KHÓ KHĂN
Giành được Bakhmut sẽ là chiến công lớn của Nga sau hơn nửa năm chiến đấu và sẽ mở đường để nước này tiếp tục nhắm đến các đô thị còn lại tại Donetsk. Tuy nhiên, điều kiện chiến đấu đang gây cản trở cho các hoạt động quân sự của cả hai phe. Thời tiết chuyển từ mùa đông sang mùa xuân khiến băng tan và mặt đất lầy lội làm cho các phương tiện không thể di chuyển.
Reuters dẫn lời vị chỉ huy tên Mykola của Ukraine ở tiền tuyến miêu tả: "Cả hai bên đều ở nguyên vị trí vì bạn có thể thấy mùa xuân là mùa của bùn. Không thể tiến lên được".
Nga nêu điều kiện để khôi phục New START
Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov ngày 28.2 nói rằng việc Moscow tạm ngừng tham gia hiệp ước hạn chế vũ khí hạt nhân New START là điều đúng đắn, và điều kiện để khôi phục là Washington "phải cân nhắc lại chính sách thù địch chống Nga", theo TASS.
Cùng ngày, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cũng đưa ra điều kiện rằng phương Tây cần thay đổi thái độ đối với Nga để hiệp ước được khôi phục. Mặt khác, ông Peskov tuyên bố NATO không còn là đối thủ của Nga mà đã trở thành "kẻ thù" khi cung cấp vũ khí cho Ukraine.
Hiện chiến lược của Ukraine được cho là cố gắng cầm cự và gây thiệt hại cho đối phương nhiều nhất có thể, trong khi chờ những vũ khí mới của phương Tây chuyển đến để thực hiện cuộc phản công vào mùa xuân.
Tổng thống Zelensky hôm qua kêu gọi phương Tây bỏ qua "điều kiêng kỵ" để cung cấp chiến đấu cơ cho Ukraine. Phương Tây đã đồng ý cung cấp xe tăng và đạn pháo tầm xa cho Ukraine nhưng vẫn do dự trong việc cung cấp máy bay chiến đấu vì lo ngại leo thang căng thẳng.
Dù vậy, Mỹ và đồng minh vẫn tuyên bố sẽ tiếp tục ủng hộ Ukraine chừng nào còn cần. Tuyên bố được đưa ra khi Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen thăm Kyiv và gặp Thủ tướng Denys Shmyhal ngày 27.2. Tại đó, bà Yellen cũng công bố chuyển 1,25 tỉ USD cho Ukraine trong gói viện trợ kinh tế và ngân sách trị giá 9,9 tỉ USD mà Mỹ cam kết gần đây.
Về phía Nga, các quan chức Mỹ gần đây cho rằng Trung Quốc có khả năng đang cân nhắc cung cấp vũ khí cho Moscow để sử dụng tại Ukraine. Tuy nhiên, lãnh đạo Tổng cục Tình báo Bộ Quốc phòng Ukraine, Kyrylo Budanov hôm qua khẳng định không đồng ý với ý kiến này. Ông nói rằng cho đến thời điểm hiện tại, chưa thấy dấu hiệu nào về việc cung cấp vũ khí nói trên được thảo luận.
Nga cảnh báo mối quan hệ với Moldova rất căng thẳng Theo hãng tin Reuters, Điện Kremlin ngày 20/2 cảnh báo quan hệ của Nga với Moldova "rất căng thẳng" và cáo buộc các nhà lãnh đạo Moldova theo đuổi chương trình nghị sự chống Moskva. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov. Ảnh: Reuters Quốc hội Moldova tuần trước đã thông qua một chính phủ thân phương Tây mới khi chính quyền trước...