Phản ứng có hại trên da nghiêm trọng khi sử dụng thuốc atezolizumab
Medsafe (Cơ quan An toàn Thuốc và Thiết bị Y tế New Zealand) vừa thông báo phản ứng có hại trên da nghiêm trọng khi sử dụng thuốc atezolizumab.
Theo thông tin từ Trung tâm DI &ADR Quốc gia cho biết, Medsafe (Cơ quan An toàn Thuốc và Thiết bị Y tế New Zealand) vừa thông báo phản ứng có hại trên da nghiêm trọng khi sử dụng thuốc atezolizumab.
Phản ứng có hại trên da khi sử dụng thuốc atezolizumab. Ảnh minh hoạ
Cụ thể, Nhãn thuốc atezolizumab ở New Zealand sẽ được bổ sung nội dung trong mục Cảnh báo/Thận trọng nhằm cung cấp thông tin và hướng dẫn quản lý bệnh nhân nghi ngờ phản ứng có hại trên da nghiêm trọng và cập nhật tần suất trong bảng phản ứng có hại của thuốc.
Medsafe cho biết, từ phân tích toàn diện dữ liệu hiện có trong chương trình phát triển lâm sàng nhãn thuốc atezolizumab đã xác định được nguy cơ phản ứng có hại trên da nghiêm trọng sau khi sử dụng atezolizumab. Tỷ lệ mắc các phản ứng có hại trên da nghiêm trọng, bất kể mức độ nghiêm trọng, từ nghiên cứu lâm sàng sử dụng phác đồ đơn độc và phác đồ phối hợp với thuốc khác lần lượt là 0,7% và 0,6%.
Một phân tích về thuốc atezolizumab đã xác định được 99 trường hợp, trong đó 36 trường hợp phản ứng có hại trên da nghiêm trọng đã được xác nhận bằng mô bệnh học hoặc chẩn đoán chuyên khoa trên những bệnh nhân đã sử dụng atezolizumab.
Khoảng 23.654 bệnh nhân tham gia thử nghiệm lâm sàng và 106.316 bệnh nhân tham gia giám sát hậu mãi đã được phơi nhiễm với atezolizumab kể từ ngày 17 tháng 5 năm 2020.
Tỷ lệ phản ứng có hại trên da nghiêm trọng, từ đơn trị liệu atezolizumab (N = 3178) hoặc phối hợp atezolizumab với thuốc khác (N = 4371) trong các nghiên cứu lâm sàng do công ty tài trợ lần lượt là 0,7% và 0,6%. Một trường hợp tử vong do hoại tử biểu bì nhiễm độc đã được báo cáo ở một bệnh nhân nữ 77 tuổi sử dụng atezolizumab.
Do vậy, Medsafe và Roche New Zealand khuyến cáo:
Video đang HOT
Đối với các phản ứng nghi ngờ là có hại trên da, nên chuyển bệnh nhân đến bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và xử trí.
Ngừng sử dụng atezolizumab khi có dấu hiệu bị các biến chứng tổng quát cấp tính như mụn mủ, hội chứng Stevens-Johnson hoặc hoại tử biểu bì nhiễm độc.
Ngừng sử dụng atezolizumab vĩnh viễn khi có xác định chẩn đoán.Thận trọng khi xem xét việc sử dụng atezolizumab ở bệnh nhân đã có tiền sử phản ứng có hại trên da nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng khi điều trị với các chất chống ung thư kích thích miễn dịch khác.
9 thói quen giúp giảm nguy cơ ung thư
Duy trì cân nặng ổn định, ăn ít thịt đỏ, dùng kem chống nắng, ăn nhiều rau xanh, cắt giảm đường, tập thể dục... giảm nguy cơ mắc bệnh, Theo Webmd.
Giảm cân
Gần 70% người trưởng thành Mỹ bị thừa cân hoặc béo phì và xu hướng ngày càng tăng. Người béo phì có nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường... và một số loại ung thư bao gồm: ung thư vú, đại trực tràng, thực quản, tiền liệt tuyến.
Tránh thịt đỏ
Thịt hun khói, xúc xích... có liên quan đến nguy cơ mắc ung thư ruột kết. Viện Nghiên cứu Ung thư Mỹ khuyến nghị, mỗi người không ăn quá 559 gram một tuần.
Dùng kem chống nắng
Bức xạ cực tím có thể gây ung thư da, loại bệnh phổ biến nhất ở Mỹ, những người có nhiều thời gian dưới ánh mặt trời có nguy cơ mắc cao hơn. Hầu hết các trường hợp đều có thể chữa được nếu họ phát hiện và điều trị sớm. Tuy nhiên, chúng có thể đe dọa đến tính mạng nếu lan sang các bộ phận khác trên cơ thể. Kem chống nắng có chỉ số chống nắng (SPF) từ 30 trở lên giúp bảo vệ làn da của bạn.
Ăn nhiều rau
Các loại rau xanh, củ, quả tươi chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa, vitamin, chất xơ góp phần làm giảm tỷ lệ mắc bệnh.
Cắt giảm đường
Thực phẩm hoặc đồ uống có nhiều đường chứa nhiều calo. Nếu bạn nạp thường xuyên, cơ thể hấp thụ nhiều calo hơn so với việc đốt cháy trong một ngày. Điều đó có thể khiến bạn tăng cân, làm tăng nguy cơ ung thư. Bạn không thể bỏ qua đường hoàn toàn, nhưng hãy chú ý đến liều lượng.
Tiêm vaccine phòng HPV
HPV (virus gây u nhú ở người) truyền từ người sang người qua quan hệ tình dục, là nguyên nhân gây bệnh ung thư cổ tử cung, gây ung thư âm đạo, dương vật, hậu môn, miệng và cổ họng. Các bé gái có thể tiêm vaccine trong độ tuổi từ 9 đến 26, bé trai tiêm phòng từ 9 đến 21. Việc sử dụng bao cao su cũng có thể làm giảm khả năng bị nhiễm virus.
Tập thể dục
Những người tập thể dục ít có khả năng bị ung thư ruột kết, vú hoặc tử cung. Khi vận động cơ thể bạn sử dụng nhiều năng lượng hơn, tiêu hóa thức ăn nhanh hơn và ngăn ngừa sự tích tụ của một số hormone có liên quan đến ung thư. Hoạt động tích cực cũng có thể giúp giảm bớt các vấn đề sức khỏe khác như bệnh tim hoặc tiểu đường.
Bỏ hút thuốc lá
Mặc dù tỷ lệ người Mỹ hút thuốc giảm từ hơn 40% xuống còn khoảng 15%, thuốc lá vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây ra các loại ung thư, cũng như bệnh tim, phổi ở nước này.
Tiêm vaccine phòng ngừa viêm gan B
Những người nhiễm virus viêm gan B có nguy cơ mắc ung thư gan cao gấp 100 lần. Người lớn khi bị viêm nhiễm HBV, nếu có sức đề kháng tốt thì có khả năng tự khỏi và tạo miễn dịch với bệnh. Tuy nhiên cũng có nhiều người nhiễm sẽ chuyển thành viêm gan B mãn tính, có thể tiến triển thành những bệnh nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan,.. Vì vậy, tiêm vaccine phòng viêm gan B được coi là phương pháp phòng tránh bệnh hiệu quả.
Phát hiện ung thư khi mang thai: Đừng quá lo lắng Nghiên cứu cho thấy khi mắc ung thư trong thai kỳ, thai nhi không ảnh hưởng tới bệnh ung thư của người mẹ. Chị Nguyễn Thị Phương Quyên vui vẻ cùng con trai sau khi sinh xong và tiếp tục chiến đấu với ung thư - Ảnh: Nhân vật cung cấp Phụ nữ mang thai vốn phải "mang nặng đẻ đau", tuy nhiên...