Phản ứng bất ngờ của Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội trước chất vấn “nóng”

Theo dõi VGT trên

Trước nhiều câu hỏi “ nóng” của các đại biểu liên quan đến giáo dục, Chủ tịch HĐND TP.Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc đã nhanh chóng đề nghị lãnh đạo Sở “trả lời bằng văn bản”.

Phản ứng bất ngờ của Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội trước chất vấn nóng - Hình 1

Chủ tịch HĐND TP.Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc

Chiều 6.7, HĐND TP.Hà Nội tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn với nhóm vấn đề quản lý các cơ sở giáo dục ngoài công lập, chủ yếu các nhóm trẻ và trường mầm non.

Trước khi vào phiên chất vấn, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý báo cáo tình hình quản lý các cơ sở giáo dục tư thục trên địa bàn TP.Hà Nội.

Phản ứng bất ngờ của Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội trước chất vấn nóng - Hình 2

Chiều 6.7, HĐND TP.Hà Nội tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn với nhóm vấn đề quản lý các cơ sở giáo dục ngoài công lập, chủ yếu các nhóm trẻ và trường mầm non. Ảnh: T.An

Trong đợt 1 có 5 đại biểu đặt câu hỏi tới lãnh đạo Sở GD&ĐT; Sở LĐTB&XH. Sau khi ông Chử Xuân Dũng – Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội trả lời chất vấn, ĐB Đỗ Thùy Dương (Cầu Giấy) đã bấm nút xin phản biện liên quan đến việc học sinh cấp 2 thì vào công lập. Theo ĐB Dương: Đây là vấn đề lớn, nhất thiết phải lấy được câu hỏi trong kỳ họp này.

“Chúng ta cần phải có một năm nữa để suy nghĩ thật sự xem có nhiết thiết phải đặt áp lực thi cử lớn lên vai các bạn học sinh cấp hai hay không khi chúng ta đưa ra lựa chọn rất khó khăn, các con phải thi để học công lập. Có rất nhiều phụ huynh, kể cả trong khán phòng này cũng căng thẳng không kém các con thi trong năm nay. Tôi mong nhận được những hành động để chúng ta tìm câu trả lời và giải pháp tốt hơn” – ĐB Dương nói.

Trước câu hỏi của ĐB Đỗ Thùy Dương, Chủ tịch HĐND TP.Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc đáp nhanh: “Câu hỏi này đề nghị Giám đốc Sở GD&ĐT trả lời bằng văn bản”.

Xuất hiện nhóm trẻ tư thục không khai báo với chính quyền

Trước đó, đặt câu hỏi tới Giám đốc Sở GD&ĐT, ĐB Vũ Mạnh Hải nêu: Gần đây thường xảy ra những vụ việc, một số nhóm trẻ tư thục được chuyển nhượng nhưng không có sự khai báo với chính quyền, vậy biện pháp xử lý vấn đề này như thế nào?

ĐB Hoàng Tú Oanh đặt vấn đề, theo báo cáo, đội ngũ giáo viên tại một số trường học trên địa bàn TP Hà Nội đạt chuẩn 100%. Tuy nhiên, thông qua quá trình giám sát của Ban văn hóa xã hội, trong một số trường đội ngũ giáo viên không định, chất lượng chưa cao, có nơi sử dụng giáo viên chưa qua đào tạo, tại hầu hết các cơ sở giáo dục mầm non tư thục, tỷ lệ tham gia bảo hiểm cho các giáo viên, nhân viên đạt thấp, đề nghị Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết nguyên nhân, trách nhiệm cũng như giải pháp để giải quyết những vấn đề trên?

Phản ứng bất ngờ của Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội trước chất vấn nóng - Hình 3

Video đang HOT

ĐB HĐND TP Hà Nội Đỗ Thùy Dương (Cầu Giấy)

Cũng dựa theo kết quả giám sát của Ban văn hóa xã hội, đại biểu Đỗ Thùy Dương chất vấn, hiện nay cán bộ quản lý các trung gian, cụ thể là phòng giáo dục quận, huyện, thị xã thiếu năng lực quản lý giáo dục, đặc biệt với việc thẩm tra và đ.ánh giá giáo dục có yếu tố nước ngoài. Từ việc yếu kém về năng lực dẫn tới việc sử dụng sai mục đích. Năm 2018, Hà Nội tập trung nâng cao hiệu quả hệ thống chính trị, thúc đẩy hóa giáo dục, vậy với tư cách là Sở chuyên ngành, Sở GD&ĐT đã tham mưu cho TP trong vấn đề này như thế nào?

Giáo viên nước ngoài hoạt động “chui”

Trong khi đó đại biểu Nguyễn Thị Lan Hương nêu thực trạng, gần đây địa bàn Thủ đô có nhiều trung tâm đào tạo ngoại ngữ, cơ sở giáo dục liên kết với nước ngoài, phát triển nhiều loại hình đào tạo. Trong đó có một số cơ sở sử dụng nhiều giáo viên nước ngoài không có trình độ sư phạm, không có hợp đồng lao động đúng quy định pháp luật, ảnh hưởng chất lượng giảng dạy. Đại biểu nêu câu hỏi: Vậy nguyên nhân, trách nhiệm, giải pháp cho tình trạng này?

Đại biểu Nguyễn Minh Tuân đặt câu hỏi tới lãnh đạo Sở GD&ĐT, về việc kiểm định chất lượng 71 trường ngoài công lập được công khai và xử lý như thế nào?

Phản ứng bất ngờ của Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội trước chất vấn nóng - Hình 4

Ông Chử Xuân Dũng – Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội trả lời chất vấn chiều 6.7

Trả lời chất vấn của các đại biểu, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Chử Xuân Dũng cho biết: Về vấn đề, một số nhóm trẻ mầm non tư thục bị chuyển nhượng sang tên mà không có khai báo. Theo phân cấp quản lý, UBND cấp quận huyện, thị xã sẽ tăng cường công tác kiểm tra, nắm bắt tình hình, ngăn chặn tình trạng nêu trên.

“Sở cũng đề nghị các đơn vị theo phân cấp quản lý cần công khai tên các nhóm trẻ, công tác quản lý, chủ các nhóm trẻ và danh tính nhóm trưởng trên website, phương tiện thông tin đại chúng để người dân tham gia giám sát. Đặc biệt, hiện đã có chế tài xử phạt nghiêm minh, chặt chẽ, quyết liệt với những trường hợp sai phạm” – ông Dũng nói.

Sở chịu trách nhiệm

Trả lời phần chất vấn của đại biểu Hoàng Tú Oanh, Giám đốc Sở GD&ĐT thừa nhận, hiện tại trên một số địa bàn, một số nhóm mầm non, nhóm trẻ, có xảy ra việc không đóng bảo hiểm xã hội – y tế và sử dụng đội ngũ giáo viên trẻ chưa ổn định. Song, số lượng rất hạn hữu.

Phản ứng bất ngờ của Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội trước chất vấn nóng - Hình 4

Chử Xuân Dũng – Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội

Ông Dũng cho rằng: Hiện 100% các trường, nhóm lớp mầm non tư thục được cấp phép khi có đầy đủ cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên theo quy định. Về cơ bản, các trường mầm non có đội ngũ giáo viên ổn định, được đóng bảo hiểm y tế. “Tuy nhiên, tại một số khu đông dân cư, các trường công lập chưa đáp ứng hết nhu cầu học tập của t.rẻ e.m. Các chủ đầu tư, các khu xây dựng cao tầng chưa xây dựng các trường như cam kết ban đầu. Do đó các nhóm lớp tư thục phát triển để đáp ứng nhu cầu của phụ huynh với phần nhiều là con em công nhân, điều này ảnh hưởng đến việc duy trì đội ngũ giáo viên” – ông Dũng bày tỏ.

Về nội dung giảng dạy liên kết ngoại ngữ mà đại biểu Đỗ Thùy Dương nêu, lãnh đạo Sở GD&ĐT cho biết, đơn vị đã có văn bản số 6083 về hướng dẫn qui trình thẩm định chương trình làm quen ngoại ngữ và dạy bổ trợ ngoại ngữ trong các trường phổ thông tại Hà Nội, qua đó Sở chịu trách nhiệm về thẩm định chương trình, căn cứ về tài liệu Bộ GD&ĐT ban hành sách giáo khoa.

“Bổ trợ ngoại ngữ là nâng cao năng lực nghe và nói cho học sinh với giáo viên là người nước ngoài. Sở GD&ĐT Hà Nội chịu trách nhiệm thẩm định, căn cứ vào đó, nhà trường lựa chọn bộ giáo trình và các đơn vị cung ứng dịch vụ, theo quy trình của văn bản 6083 mà Sở đã đưa ra” – ông Dũng nhấn mạnh.

Liên quan về việc công khai kiểm định chất lượng 71 trường ngoài công lập đang được triển khai, Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết: Hiện đã đ.ánh giá ngoài đ.ánh giá được 35 trường ở mức độ 1,2,3. Theo đó đã đạt được một số tiêu chí cứng. Sở GD&ĐT xin tiếp thu và triển khai tốt hơn công tác kiểm định và công khai nội dung này trên website của Sở.

Theo Dân Việt

Hà Nội điều chỉnh tăng học phí năm học 2018-2019 thế nào?

Chiều 5.7, tại kỳ họp thứ 6 HĐND TP khóa XV, HĐND TP.Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định mức thu học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập của thành phố Hà Nội.

Áp dụng mức thu học phí mới cho năm học 2018-2019

Trình bày tờ trình về việc quy định mức thu học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập của TP.Hà Nội năm hoc 2018-2019, ông Chử Xuân Dũng - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết, năm học 2017-2018, các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập (trừ các cơ sở giáo dục chất lượng cao) thực hiện thu học phí theo quy định tại Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐND.

Cụ thể, học sinh ở vùng thành thị thu 110.000 đồng/tháng; vùng nông thôn thu 55.000 đồng/tháng và khu vực miền núi thu 14.000 đồng/tháng.

Với mức thu trên, tổng số thu từ học phí công lập cấp học mầm non và phổ thông của TP khoảng 675,351 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 8,3% trong tổng số chi (từ nguồn kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu học phí); kinh phí ngân sách nhà nước cấp chi theo định mức khoảng 7.426,241 tỷ đồng. Như vậy nguồn thu học phí đã hỗ trợ một phần cùng với ngân sách nhà nước đáp ứng nhu cầu chi phục vụ dạy và học tại các cơ sở giáo dục công lập.

Hà Nội điều chỉnh tăng học phí năm học 2018-2019 thế nào? - Hình 1

Ông Chử Xuân Dũng - Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội trình bày tờ trình tại kỳ họp thứ 6 HĐND TP.Hà Nội. Ảnh. T.An

Theo Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội, mức thu học phí hiện nay ở mức thấp trong khung học phí theo quy định của Chính phủ. Ngoài ra, các đơn vị phải sử dụng 40% tổng số thu học phí để chi thực hiện cải cách t.iền lương. Như vậy, kinh phí còn lại (60% nguồn thu học phí) để chi phục vụ dạy và học là rất hạn hẹp.

So với một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đồng bằng sông Hồng, mức thu học phí bình quân của TP.Hà Nội ở mức thấp nên chưa huy động được nguồn lực từ sự đóng góp của người dân cho giáo dục.

Theo đó, căn cứ vào khung quy định của Chính phủ; bảo đảm nguyên tắc điều chỉnh tăng dần được quy định tại Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐND và phù hợp với khả năng đóng góp thực tế của người dân, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng hằng năm, UBND TP.Hà Nội đã đề xuất mức thu học phí năm học 2018 - 2019 cụ thể và được thông qua như sau: Học sinh theo học tại các cở sở giáo dục trên địa bàn thành thị (phường, thị trấn) mức thu học phí là 155.000 đồng/tháng/học sinh; học sinh theo học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn nông thôn (trừ các xã miền núi) là 75.000 đồng/tháng/học sinh; học sinh theo học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn các xã miền núi là 19.000 đồng/tháng/học sinh.

Số tăng thu học phí (chênh lệch giữa mức thu học phí đề xuất năm học 2018-2019 với mức thu học phí năm học 2017- 2018), một phần để thực hiện cải cách t.iền lương theo quy định, phần còn lại dành để chi sự nghiệp giáo dục hằng năm.

UBND TP.Hà Nội cũng đ.ánh giá, mức thu học phí đề xuất phù hợp với khả năng chi trả của người dân TP so với thu nhập bình quân một nhân khẩu/tháng. Với thu nhập hiện nay, việc tăng học phí năm học 2018-2019 làm tăng khả năng chi trả việc học khoảng 0,85% so với thu nhập bình quân một nhân khẩu một tháng ở khu vực thành thị.

Tổng số thu học phí theo mức thu năm học 2018-2019 là 939,864 tỷ đồng; tăng 264,513 tỷ đồng so với năm học trước, trong đó khu vực thành thị tăng 170,480 tỷ đồng, khu vực nông thôn tăng 93,267 tỷ đồng, khu vực miền núi tăng 0,766 tỷ đồng. T.iền thu học phí chiếm tỷ lệ 11,3% tổng số chi hoạt động thường xuyên của đơn vị. Vì vậy, dù học phí tăng nhưng nguồn kinh phí chi thường xuyên cho giáo dục mầm non và phổ thông công lập vẫn chủ yếu từ ngân sách nhà nước.

"Việc điều chỉnh tăng mức thu học phí không làm ảnh hưởng đến các đối tượng học sinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo, học sinh diện chính sách vì các đối tượng này đã được hưởng chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập theo quy định của trung ương (riêng đối tượng nghèo và cận nghèo thực hiện theo chuẩn nghèo, chuẩn cận nghèo của thành phố). Kinh phí thực hiện chế độ miễn, giảm học phí theo mức thu đề xuất khoảng 26,732 tỷ đồng" - Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội cho hay.

Trẻ mẫu giáo và học sinh tiểu học uống 1 hộp sữa/ngày

Tại kỳ họp, với với tỷ lệ 96,08% số đại biểu tán thành (đạt 100% đại biểu có mặt), HĐND TP.Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về quy định cơ chế hỗ trợ từ ngân sách địa phương thực hiện Đề án chương trình sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc t.rẻ e.m mẫu giáo và học sinh tiểu học giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn TP Hà Nội.

Theo tờ trình của UBND TP do Giám đốc Sở GDĐT Chử Xuân Dũng trình bày, TP.Hà Nội đã và đang triển khai, tổ chức họp với các Sở, ngành có liên quan, Phòng GDĐT các quận, huyện, thị xã về triến khai xây dựng Đề án Sữa học đường...

Hà Nội điều chỉnh tăng học phí năm học 2018-2019 thế nào? - Hình 2

Quang cảnh kỳ họp thứ 6 HĐND TP khóa XV, HĐND TP.Hà Nội. Ảnh: Thành An

Theo Nghị quyết của HĐND TP, đối tượng áp dụng Nghị quyết này là t.rẻ e.m mẫu giáo, học sinh tiểu học đang theo học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn TP.Hà Nội và phụ huynh của các đối tượng này tự nguyện tham gia đề án sữa học đường. Doanh nghiệp (DN) cung cấp sữa, các đơn vị, tổ chức cá nhân có liên quan đến việc tổ chức, thực hiện Đề án Chương trình Sữa học đường trên địa bàn TP.

Theo đó, thời gian thụ hưởng, giai đoạn 2018-2020 (từ năm học 2018-2019 đến năm học 2020-2021, riêng năm học 2020-2021 chỉ tính đến hết ngày 31.12.2020). Về định mức thụ hưởng, t.rẻ e.m mẫu giáo và học sinh tiểu học được uống sữa tươi 5 lần/tuần (mỗi ngày đến trường uống một lần), mỗi lần 1 hộp 180ml và trong 9 tháng đến trường của mỗi năm học.

Về mức hỗ trợ, nguồn kinh phí được lấy từ ngân sách hỗ trợ; phụ huynh học sinh đóng góp và nguồn hỗ trợ của doanh nghiệp cung cấp sữa. Dự kiến kinh phí thực hiện đề án chương trình sữa học đường giai đoạn 2018-2020 là hơn 4.188 tỉ đồng, trong đó ngân sách TP, quận hỗ trợ hơn 1.293 tỉ đồng; DN cung cấp sữa hỗ trợ hơn 891 tỉ đồng; Phụ huynh học sinh đóp góp hơn 2.000 tỉ đồng.

Theo Dân Việt

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Drama gần đây liệu có là "chiêu trò" để Xoài Non pr?
06:42:46 16/06/2024
Trò hề "tẩy trắng" của nữ diễn viên gen Z sau khi l.ộ c.lip bóc bộ mặt thật
06:25:18 16/06/2024
Câu Chuyện Hoa Hồng: Chọn nhầm phim rồi Lưu Diệc Phi ơi!
06:32:42 16/06/2024
Con gái MC Quyền Linh dự tốt nghiệp cấp 3: Khoe visual trong trẻo, có 1 hành động đặc biệt dành cho bố mẹ
06:41:58 16/06/2024
Đãi vợ cũ của chồng bữa cơm, trước khi rời đi chị ấy để lại cho 900 triệu: Món quà chân tình hay bóc mẽ sự tham lam
08:18:28 16/06/2024
Một mỹ nam Vbiz gãy tay ngay tập mở màn Anh Trai Say Hi!
06:29:24 16/06/2024
Chúng tôi bị mắng "giàu có mà để mẹ ngủ ngoài hiên giữa đêm khuya", mẹ chồng liền đưa ra cuốn sổ chứa 7 tỷ khiến cả họ kinh ngạc
08:25:36 16/06/2024
Ca sĩ Hương Thủy t.uổi 50 hạnh phúc viên mãn trong biệt thự hơn 70 tỷ đồng ở Mỹ
07:31:33 16/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Đào Hồng Sơn hạ học trò Johnny Trí Nguyễn, lập kỷ lục MMA Việt Nam

Sao thể thao

10:24:00 16/06/2024
Võ sĩ Đào Hồng Sơn lập kỷ lục giành chiến thắng nhanh nhất trong lịch sử 3 mùa của LION Championship khi thắng Phạm Ngọc Cảnh.

Hang Sơn Đoòng nằm trong top 7 điểm tham quan dưới lòng đất đẹp nhất thế giới

Du lịch

10:16:33 16/06/2024
Tờ South China Morning Post (SCMP) của Hong Kong (Trung Quốc) đã vinh danh hang Sơn Đoòng của Việt Nam là một trong 7 điểm tham quan dưới lòng đất đẹp nhất thế giới.

Mộ cổ 2.400 năm t.uổi bị đào bới, chuyên gia vừa khai quật đã mừng húm vì những thứ tên trộm bỏ qua

Lạ vui

10:12:34 16/06/2024
Vào năm 2016, một kẻ trộm mộ đã đào một lỗ trong khu lăng mộ cổ rộng lớn ở huyện Tương Phần, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Hắn từ một góc của một ngôi mộ lấy trộm hiện vật rồi trốn mất.

TP Hồ Chí Minh: Người dân bắt được kỳ đà vân quý hiếm bò vào nhà

Tin nổi bật

10:10:54 16/06/2024
Qua tìm hiểu, anh Thường biết được đây là động vật quý hiếm nên giao cho Chi cục Kiểm lâm TP Hồ Chí Minh cứu hộ chăm sóc và thả về tự nhiên.

Phát ngôn thách thức CĐM, hot TikToker "bay màu" kênh triệu follow

Netizen

10:09:17 16/06/2024
Sau loạtdramaphông bạt, phát ngôn thách thức, L.P bị cộng đồng mạng tẩy chay, nhiều chị em thân thiết quay lưng. Đến nay, cô chính thức mất thêm tài khoản TikTok 1,3 triệu người theo dõi sau đại hội drama.

Mỹ nhân là nỗi sợ của các nam thần

Hậu trường phim

10:08:48 16/06/2024
Hướng Hàm Chi chưa có nhiều danh tiếng. Tên t.uổi của cô chỉ được nhắc đến nhiều nhờ các scandal tình ái. Điều này khiến Hướng Hàm Chi trở thành nỗi sợ của các nam thần từng hợp tác với cô.

Midu: "Từ lần đầu tiên gặp anh Đạt, tôi đã nghĩ đây là định mệnh của mình"

Sao việt

10:03:21 16/06/2024
Với cô dâu tháng 6 , chồng như một người bạn đời, âm thầm bên cạnh yêu thương và đồng hành cùng cô trong suốt thời gian qua và cả cuộc sống hôn nhân sau này.

NTK Thủy Nguyễn đưa áo bà ba cách điệu tới Tuần lễ Thời trang Quốc tế

Thời trang

10:00:59 16/06/2024
NTK Thủy Nguyễn đã trình làng bộ sưu tập mới mang tên Lả lơi áng mây trôi tại Tuần lễ Thời trang Quốc tế Xuân/Hè 2024.

"Bắt chước" y chang Diệu Nhi, Anh Tú chơi cùng 1 chiêu trên truyền hình nhưng nhận cái kết không ngờ!

Tv show

09:59:42 16/06/2024
Ngay từ phần lộ diện, Anh Tú Atus đã gây chú ý với tuyên bố quyết chiến hết mình và không nhường cho bất cứ ai. Anh Tú có kết quả đáng chú ý khi lần đầu làm nhóm trưởng tại chương trình Anh Trai Say Hi.

'Một Con Vịt' MV ca nhạc tỷ view đầu tiên của Việt Nam

Nhạc việt

09:44:49 16/06/2024
Tính đến 8h sáng ngày 13/6/2024, video này đã có khoảng 996 triệu lượt xem, tăng hơn 70 triệu lượt xem so với số liệu được ghi nhận vào tháng 3/2024.

Ca sĩ Hàn hát 'Chiếc khăn gió ấm' trên sân khấu TP.HCM

Nhạc quốc tế

09:43:30 16/06/2024
Người hâm mộ khen Hyuk có chất giọng ấm, Eunchan hát tiếng Việt rõ lời khi cùng các thành viên Tempest cover Chiếc khăn gió ấm .