Phân biệt bệnh phụ khoa và bệnh tình dục
Bệnh phụ khoa và bệnh tình dục có những dấu hiệu khá giống nhau nên rất khó phân biệt chính xác nếu chỉ quan sát bên ngoài.
Chào bác sĩ. Em năm nay 26 tuổi và hiện tại em có một rắc rối nhỏ như sau. Em đang có triệu chứng di tiểu nhiều lần trong ngày, khi tiểu thấy đau rát ở “vùng kín”, nước tiểu có màu vàng kèm theo chất màu trắng đục.
Em thấy quần chip liên tục ẩm ướt cả ngày, dưới đáy quần có dính chất màu đục lẫn xanh xanh. Em cảm thấy rất khó chịu nhưng không biết nên đi khám ở bệnh viện nào cho thích hợp. Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em cảm ơn! (Lananh@…)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Bạn Lananh thân mến,
Theo như những dấu hiệu bạn mô tả thì rất có thể bạn đang mắc bệnh phụ khoa hoặc bệnh tình dục nào đó.
Một số bệnh phụ khoa như nhiễm nấm âm đạo, nhiễm trùng âm đạo hoặc viêm tử cung/cổ tử cung cũng có biểu hiểu là đau vùng kín và tiết dịch ra nhiều (thậm chí suốt cả ngày). Một số dấu hiệu khác khác thường đi kèm nếu bạn bị bệnh phụ khoa thường là dịch âm đạo có mùi hôi, đau âm ỉ ở bụng, ra máu khi có quan hệ tình dục, kinh nguyệt không đều…
Tuy nhiên, cộng thêm các triệu chứng như đi tiểu nhiều, đau rát “vùng kín” khi đi tiểu, nước tiểu có màu trắng đục… thì cũng có thể bạn đang mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục (bệnh tình dục) nào đó trong các bệnh sau:
Một số bệnh phụ khoa cũng có biểu hiểu là đau vùng kín và tiết dịch ra nhiều. (Ảnh minh họa)
- Bệnh Chlamydia
Triệu chứng: Tiết dịch niệu đạo số lượng ít hoặc vừa, hiếm khi có nhiều. Dịch có thể trong, nhầy, trắng đục hoặc màu vàng. Bệnh này thường kèm theo triệu chứng khó đi tiểu, ngứa, dấm dứt trong niệu đạo, dễ dẫn đến viêm niệu đạo, viêm nhiễm vùng sinh dục.
Video đang HOT
- Bệnh nấm Candida đường sinh dục
Triệu chứng: Mặc dù không có nhiều biểu hiện cụ thể thường gặp là cảm giác bỏng rát và ngứa ở “vùng kín”, tiết nhiều chất nhày màu vàng trắng. Nếu không được chữa trị sớm sẽ dẫn đến viêm niệu đạ0.
- Bệnh lậu (Gonorrhea)
Triệu chứng: Mủ chảy từ trong niệu đạo, số lượng nhiều, màu vàng đặc hay vàng xanh, tiểu buốt có thể kèm theo tiểu dắt. Viêm toàn bộ niệu đạo: tiểu dắt, tiểu khó kèm theo sốt, mệt mỏi.
Nếu bệnh lậu để lâu thì sẽ dẫn đến viêm “vùng kín”, vô sinh, viêm khớp, nhiễm khuẩn huyết.
Hơn một nửa số bệnh nhân không có triệu chứng hoặc triệu chứng rất nhẹ. Thường là bệnh nhân cảm thấy đau và ngứa ở bộ phận sinh dục do có các mụn nước. Các mụn nước này nhanh chóng vỡ ra để lại vết loét, đau và các vết này liên kết với nhau thành vết lớn có bờ hình vòng cung.
Khi các mụn nước này vỡ, đóng vẩy và mất đi tuy nhiên vi rut vẫn sống bên trong các dây thần kinh và thường tái phát. nhiều lần trong suốt quãng đời còn lại của bệnh nhân. Hầu hết bệnh nhân có tổn thương ở sinh dục ngoài, nhưng có khi tổn thương ở trong niệu đạo gây nên tiểu khó, đau và có dịch trong, nhày…
Với những biểu hiện trên, bạn có thể đến các cơ sở sản khoa để khám và làm các xét nghiệm cần thiết. Tốt nhất bạn nên đến các bệnh viện Phụ sản để điều trị, tránh tình trạng bệnh kéo dài, bởi dễ dẫn đến viêm nhiễm nệu đạo, viêm vùng sinh dục… và nặng hơn có thể dẫn đến vô sinh.
Theo BS. Hoa Hồng (Tri thức trẻ)
Khi nào đi xét nghiệm bệnh lây truyền qua đường tình dục?
Nếu bạn có sinh hoạt tình dục, đặc biệt là với nhiều bạn tình, thì việc áp dụng các biện pháp bảo vệ và xét nghiệm bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) là vô cùng quan trọng. Vậy có những xét nghiệm nào và khi nào nên thực hiện xét nghiệm sàng lọc?
Dưới đây là một số hướng dẫn xét nghiệm STD mà bạn có thể tham khảo:
Chlamydia và bệnh lậu
Tiến hành xét nghiệm hàng năm nếu:
Bạn là nữ dưới 25 tuổi và có sinh hoạt tình dục
Bạn là nữ trên 25 tuổi và có nguy cơ nhiễm STD - ví dụ, nếu bạn quan hệ với bạn tình mới hoặc có nhiều bạn tình.
Bạn có quan hệ tình dục đồng tính nam
Việc xét nghiệm chlamydia và bệnh lậu là cần thiết vì nếu không xuất hiện các dấu hiệu hoặc triệu chứng thì bạn có thể không biết mình đang nhiễm bệnh.
HIV, giang mai và viêm gan
Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) khuyến cáo xét nghiệm HIV, ít nhất 1 lần, như một phần trong chương trình khám sức khỏe thường quy trong độ tuổi từ 13-64. CDC cũng khuyến nghị xét nghiệm HIV hàng năm nếu bạn có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh.
Nên xét nghiện HIV, giang mai và viêm gan nếu bạn:
Có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh lậu hoặc Chlamydia, khiến bạn có nguy cơ cao hơn bị nhiễm các STD khác.
Có nhiều hơn 1 bạn tình kể từ lần xét nghiệm gần đây nhất
Sử dụng các thuốc qua tĩnh mạch
Đồng tính nam
Herpes sinh dục
Xét nghiệm máu có thể giúp phát hiện nhiễm herpes, song kết quả không phải lúc nào cũng được xem là kết luận cuối cùng. Một số xét nghiệm máu có thể giúp phân biệt giữa hai dạng virút herpes chính. Týp 1 là vi-rút thường gây herpes môi, mặc dù cũng có thể gây mụn rộp sinh dục. Týp 2 thường gây bệnh ở bộ phận sinh dục. Các kết quả xét nghiệm phát hiện herpes sinh dục tùy thuộc vào độ nhạy của xét nghiệm và giai đoạn nhiễm. Kết quả dương tính giả hoặc âm tính giả có thể xảy ra.
HPV
Một số chủng HPV có thể gây ung thư cổ tử cung trong khi một số chủng khác gây mụn cóc sinh dục. Hầu hết những người có sinh hoạt tình dục đều bị nhiễm HPV tại một thời điểm nào đó trong đời song không xuất hiện triệu chứng. Vi-rút này thường biến mất trong vòng 2 năm.
Hiện chưa có xét nghiệm sàng lọc HPV cho nam giới, thông thường các bác sĩchỉ thăm khám bằng mắt hoặc làm sinh thiết mụn cóc sinh dục.
Với nữ là xét nghiệm Pap (phát hiện những tế bào bất thường ở cổ tử cung) và được khuyến nghị thực hiện 2 năm/lần ở phụ nữ độ tuổi từ 21-30. Phụ nữ từ 30 tuổi trở lên có thể tiến hành xét nghiệm này 3 năm/lần nếu lần xét nghiệm gần nhất không có bất thường.
Xét nghiệm HPV: Xét nghiệm này thường không được thực hiện ở phụ nữ dưới 30 tuổi vì nhiễm HPV thường tự hết ở độ tuổi này.
HPV cũng có thể liên quan đến ung thư âm hộ, âm đạo, dương vật và hậu môn. Việc tiêm vắc-xin có thể bảo vệ cả nam và nữ khỏi một số dạng HPV song thường phát huy hiệu quả tốt nhất nhất nếu được tiêm trước độ tuổi bắt đầu có sinh hoạt tình dục.
Kết quả xét nghiệm dương tính với STD
Nếu bạn có kết quảxét nghiệm dương tính với STD thì bước tiếp theo là cần tiến hành các xét nghiệm và điều trịtheo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra bạn cũng nên thông báo cho bạn tình vì họ cũng cần phải đánh giá và điều trị nếu bị nhiễm bệnh từ bạn.
Anh Khôi
Theo Dân trí
Phát hiện bệnh từ chuyện đi tiểu Ông xã em 30 tuổi, hiện tại ông xã em đang có triệu chứng đi tiểu nhiều lần trong ngày, khi tiểu thấy đau rát ở đầu dương vật, nước tiểu có màu vàng kèm theo chất màu trắng đục. Cả ngày có thể nhìn thấy ở quần lót có dính chất màu đục lẫn xanh xanh. Đầu dương vật bị sưng đỏ...