Phải công nhận người Sài Gòn rất thích cua biển – Không tin thì hãy xem cả list này đi!
Xem list các món ăn từ cua biển ở Sài Gòn để thấy người dân nơi đây “hảo” loại hải sản này như thế nào nhé.
Trong các loại hải sản thì cua biển luôn được lòng thực khách nhất nhờ độ tươi ngọt, chắc thịt và thơm ngon. Nhờ sự lôi cuốn về hương vị mà dường như cua biển được tận dụng trong rất nhiều món ăn, từ ăn chính đến “lót dạ”. Hãy xem list các món ăn từ cua biển ở Sài Gòn sau đây để thấy người dân nơi đây “hảo” hương vị này như thế nào nhé.
Cua luộc/hấp
Đầu tiên phải kể đến phiên bản truyền thống nhất của cua biển là luộc/hấp. Tuy đơn giản trong cách chế biến nhưng nhờ thế mà hương vị tươi ngọt của cua mới được giữ nguyên. Khi ấy thịt cua săn lại, từng xớ thịt chắc và thơm được dịp bung tỏa trong vị giác. Hiện nay khi thưởng thức cua luộc/hấp thì bạn có thể lựa chọn loại cua gạch, cua thịt… để phù hợp với yêu cầu ăn uống.
Muốn thưởng thức cua chất lượng nhất thì bạn hãy chịu khó đến xếp hàng để chờ mâm cua của Bà Ba bán hàng ngày ở hẻm 567 Nguyễn Trãi (quận 5), còn không thì ở các quán cua như Cua Đối Chứng đường Lý Thái Tổ (quận 10), quán Cua Cà Mau… Tuy nhiên chất lượng cua được đảm bảo thì đương nhiên mức giá cho món ăn này không hề rẻ, dao động từ 500k – 1 triệu đồng mỗi kí, tùy loại.
Tham khảo thêm Cận cảnh người Sài Gòn chờ hàng giờ đồng hồ, tranh mua “mâm cua dì Ba” chỉ bán 10 phút là hết sạch
Phiên bản bánh canh sang chảnh nhất chắc chắn thuộc về bánh canh cua. Bạn có thể thấy độ phổ biến của món ăn này ở khắp các con đường, từ quán lề đường đến hàng có tiếng ở Sài Gòn. Nhờ nấu cùng nước dùng luộc cua và gạch cua nên món có độ sệt và béo rất hấp dẫn. Thêm vào đó, những xớ thịt càng tiếp thêm vị ngọt tươi và nâng tầm hương vị cho món ăn.
Bánh canh cua còn đa dạng khi kết hợp với các món ăn kèm như chả cá, thịt giò, tôm… Tùy theo thành phần và chất lượng của cua mà các hàng bánh canh cua ở Sài Gòn sẽ có mức giá khác nhau. Đắt nhất và đang nổi tiếng gần đây chính là quán của dì Loan ở đường Phạm Văn Chí (quận 6) với giá cao nhất là 300k/tô. Tiếp theo là bánh canh cua chợ Hòa Bình cũng không kém cạnh, dao động từ 70k – 200k.
Vừa túi tiền hơn, bạn có thể tham khảo các địa chỉ như: quán Hoàng Lan (quận 10), Bánh canh cua 14 (quận 5), Bánh canh cua Trần Khắc Chân (quận 1)… với mức giá chỉ 37k – 50k/tô.
Video đang HOT
Tham khảo thêm Điểm mặt những hàng bánh canh cua không bao giờ vắng khách tại Sài Gòn
Hủ tiếu cua nổi tiếng lâu đời ở quán Thanh Xuân (quận 1) cũng là một món ăn hấp dẫn từ loại hải sản này. Quán phục vụ hai loại hủ tiếu là khô và nước, tuy nhiên nhờ điểm nhấn độc đáo của nước sốt trong tô hủ tiếu khô sẽ khiến bạn ngất ngây. Sợi hủ tiếu mềm dai, thấm đều trong nước sốt sền sệt, chua ngọt và thơm. Ăn kèm với món là thịt càng cua, tôm và thịt băm.
Tuy nhiên, vị cua ở quán vẫn chưa thực sự tạo được ấn tượng vì số lượng tương đối ít. Nhưng nếu bạn muốn khám phá sự kết hợp từ cua cùng món hủ tiếu trộn lạ lẫm này thì cứ thử xem sao. Mức giá mỗi phần ăn tầm 50k – 60k.
Miến xào cua cũng là một biến tấu đặc sắc từ cua biển và làm nổi bật được hương vị của món. Sợi miến dai dai, được xào khô nhưng lại áo ngoài lớp dầu bóng vừa béo vừa thơm. Khi kết hợp với từng xớ thịt cua săn chắc thì lại được tiếp thêm vị ngọt tự nhiên. Có quán còn xào cùng gạch cua để tăng thêm độ ngậy và béo cho phần ăn.
Miến cua nổi tiếng nhất ở Sài Gòn là ở quán tại 94 Đinh Tiên Hoàng (quận 1). Tuy giá cao nhưng món ăn nơi đây luôn được đánh giá là chất lượng, thịt cua tươi ngon và đa dạng với nhiều lựa chọn khác như nem cua, cơm xào cua…
FB Kim Thi
Cứ tưởng tượng hình ảnh con cua đỏ au đang chễm chệ bên trên nồi lẩu thì ai mà không xuýt xoa nhỉ? Nước dùng món lẩu này có vị ngọt từ cua, cùng với đó là chút chua cay của ớt và cà chua. Tuy nhiên, điểm nhấn không phải ở nước lẩu mà “nhân vật chính” là cả con cua nguyên vẹn đang chờ bạn thưởng thức.
Có nơi thì tách hẳn cua ra để khách dễ ăn, có nơi thì để cả con vừa ăn vừa lột cho đúng bài. Thịt cua thấm tháp vị nước lẩu nên ngoài độ ngọt thì còn thêm chút chua cay kích thích. Hít hà trong làn nước dùng thơm lừng và lẫn chút vị béo từ gạch cua mới hấp dẫn làm sao.
Bạn có thể thưởng thức món ăn này ở các quán chuyên về cua như Cua Đối Chứng (quận 10), quán Ốc Chị Em (quận 3), quán Út Cua Cà Mau (quận 3)… với mức giá dao động từ 300k – 450k mỗi phần.
Cua rang muối có phần cầu kì hơn trong cách chế biến nhưng lại tạo ra một hương vị hoàn toàn mới cho món cua. Đây là sự giao hòa ăn ý bởi vị mặn, ngọt, giòn giòn từ ngoài vỏ đến thịt cua, bởi thế mà món này rất được dân nhậu yêu thích khi gọi “mồi nhấm”.
Ngon nhất là phần càng, sau khi nếm trọn lớp vỏ mằn mặn, cay the thì đến thịt cua ngọt tươi, săn chắc được dịp “trổ tài”. Cứ thế mà sự đan xen giữa hương vị đặc trưng của hải sản trong mùi ớt, gia vị thơm nồng vô cùng thỏa mãn vị giác. Bạn có thể thưởng thức món ăn này tại các quán ốc ở khắp Sài Gòn hoặc các quán nhậu, sang trọng hơn thì trong những nhà hàng Hong Kong với mức giá tầm 150k – 250k mỗi đĩa.
Đây có lẽ là món ăn có cua biển rẻ nhất hiện nay và là món ăn vặt luôn được lòng mọi người dân Sài Gòn. Súp cua thu hút vị giác nhờ cái sánh đặc, ngọt thanh và đa dạng với rất nhiều nguyên liệu đi kèm. Ngoài những xớ thịt cua mang đến độ ngọt thơm, tươi mới cho món thì vẫn còn có nào là gà xé, óc heo, nấm, bắp hạt, trứng bắc thảo… tiếp vị. Chỉ cần một chén súp thôi là bạn đã đủ lót dạ và thưởng thức được hương vị từ cua.
Nhưng do giá rẻ nên số lượng cua trong món sẽ tương đối ít và không được chất lượng. Đa phần người ta sẽ chọn thịt ở càng để nấu cùng. Tuy nhiên, nếu ví tiền eo hẹp và vẫn muốn thưởng thức hương vị từ cua thì món súp này lại là lựa chọn hợp lý. Bạn có thể tìm đến những hàng súp cua nổi tiếng về chất lượng như: súp cua Hằng (quận 4), súp cua Hạnh (quận 10), súp cua Trang (quận Bình Thạnh)… với mức giá từ 20k – 35k tùy lượng món bạn chọn.
Hấp dẫn bún cua, bún cá
Không cầu kỳ về nguyên liệu, mang hương vị dân dã của các sản vật thiên nhiên: cá đồng, cua đồng, bông điên điển... bún cua, bún cá từ lâu đã trở thành món ngon thân thuộc được yêu thích trong văn hóa ẩm thực của người dân miền sông nước ĐBSCL.
Cua đồng ở ĐBSCL có quanh năm nhưng nhiều nhất là khi nước lũ tràn đồng, rộ lên từ khoảng tháng 7 đến tháng 11. Cua đồng chế biến được nhiều món ăn ngon, như: cua nướng, cua luộc, cua rang muối, càng cua rang me, canh rau mồng tơi nấu riêu cua... Trong đó, món bún riêu cua không thể không nhắc đến. Bà Đỗ Thị Thúy (60 tuổi, TX. Tân Châu) cho biết, bún riêu cua tuy là món ăn quen thuộc, nhưng cách nấu món ăn này lại mỗi nơi mỗi khác, có nơi còn thêm huyết, giò hoặc sườn heo, mực, tàu hủ... tùy sở thích và khẩu vị của người thưởng thức. Theo bà Thúy, để nấu được bún riêu cua ngon không khó nhưng cũng không dễ. Đầu tiên phải chọn mua cả cua đực và cua cái vừa mới bắt về, rồi đem ngâm cua vào nước khoảng 1-2 giờ để loại bỏ hết đất cát, xả lại bằng nước sạch. Làm sạch con cua, lột bỏ yếm cua và mai cua lấy gạch cua để riêng, phần thân còn lại mang đi giã nhuyễn. Sau đó, đổ phần thân cua đã giã nhuyễn cho vào nước, dùng tay bóp nhẹ để thịt cua tan ra, rồi lọc qua rây lấy nước. Lặp lại thao tác này vài lần cho đến khi chỉ còn phần vỏ cứng. Tiếp đến, cho nước lọc cua vào nồi nước lèo nấu bằng xương heo đang sôi để nấu riêu cua. "Khi nấu chú ý lấy đũa khuấy nhẹ để riêu cua nổi lên và kết lại thành từng mảng. Khi riêu nổi lên hết thì vớt ra để cho riêu cua không bị bể nát, sẽ không đẹp mắt. Phần gạch cua đem xào với cà chua rồi cho vào nồi nước lèo để tăng thêm mùi vị và tạo nên màu sắc đặc trưng của bún riêu cua. Đây là khâu quan trọng trong cách nấu bún riêu cua" - bà Thúy nhấn mạnh.
Cũng như bún riêu cua, bún cá cũng là một trong những món ngon dân dã miền đồng quê, sông nước được rất nhiều người từ thành thị đến nông thôn ưa thích. Theo các cao niên, bún cá không biết có từ khi nào, nhưng ngay từ khi còn nhỏ thì các cao niên đã được người lớn nấu cho ăn và đã trở nên quen thuộc. Bún cá nói chung rất phong phú và đa dạng, như: bún cá lóc, bún cá rô, bún cá ngừ... Tuy cùng là dạng bún nước lèo, nhưng nguyên liệu, gia vị, cách nấu, khẩu vị vùng miền... thay đổi sẽ mang một nét rất đặc trưng riêng khác nhau. Chị Nguyễn Thị Kim Anh (TP. Châu Đốc) chia sẻ, để có được một nồi bún cá lóc ngon, cần chuẩn bị nguyên liệu cho thật tươi ngon như: cá lóc, nghệ, ngải bún, sả cây, mắm ruốc và các loại rau ăn kèm. Cá lóc mua về làm sạch, cho vào nồi nước lạnh luộc. Cá sau khi được luộc chín sẽ vớt ra, gỡ lấy phần nạc cá ướp thêm gia vị và nghệ rồi cho vào chảo xào sơ. Còn phần xương thì giã nát rồi cho vào túi vải nấu chung với nước luộc cá, xương heo, đầu cá lóc và các loại cá nhỏ để nước lèo thêm ngon ngọt. Sau đó, cho sả đập, nghệ tươi giã nhuyễn và ngải bún để làm át mùi tanh của cá, tạo mùi thơm cho nước lèo. Điểm đặc biệt là khi nêm nước lèo, gia vị không thể thiếu là mắm ruốc. Mắm ruốc phải dùng lá chuối hoặc lá sen gói lại và nướng lên cho dịu mùi, tạo nên hương vị đặc biệt cho món bún cá lóc. "Nấu bún cá lóc khá là công phu và đòi hỏi sự tỉ mỉ của người nấu. Món bún cá lóc ngon đòi hỏi phần nước lèo phải trong, có vị ngọt từ xương cá và quan trọng hơn nữa đó là không tanh mùi cá" - chị Kim Anh giải thích.
Thưởng thức tô bún riêu cua nóng ăn cùng ớt cay nồng, nước lèo nóng hổi màu cam nhạt có vị chua của cà chua chín, vị thơm của hành phi, vị béo của riêu cua đồng tươi... sự tổng hòa hương, vị, sắc tạo nên một món ngon tuyệt vời. Còn tô bún cá lóc nóng hổi, thơm lừng hương sả và ngải bún cùng vị ngọt tươi của thịt cá lóc ăn kèm rau muống bào, bông so đũa, bắp chuối non, giá, rau nhút và bông điên điển, chấm nước mắm me kết hợp cùng ớt tươi, chắc chắn sẽ lưu lại trong người ăn hương vị dân dã tuyệt vời không thể nào quên của vùng sông nước ĐBSCL.
Nhâm nhi ốc và 6 món ăn đường phố hấp dẫn tại Sài thành TP.HCM không chỉ nổi tiếng với nhiều nhà hàng sang trọng mà còn có loạt món ăn đường phố chinh phục thực khách. Đừng bỏ qua 6 món ăn hấp dẫn sau trong buổi hẹn hò của bạn. Ốc không phải là món ăn xa lạ với những tín đồ yêu thích hải sản. Món này tại TP.HCM được chế biến đa dạng...