Ông Putin ủng hộ đào tiền số tại Nga
Trái ngược với lập trường của Ngân hàng Trung ương, Tổng thống Nga có phát biểu ủng hộ lĩnh vực đào coin.
Trong cuộc họp với các bộ trưởng, Tổng thống Nga Vladimir Putin ngỏ ý ủng hộ đề xuất về điều khoản thu thuế và quy định cho hoạt động đào tiền mã hóa. Theo Bloomberg, ông Putin đã từ chối bản đệ trình cấm hoàn toàn khai thác coin và giao dịch tiền mã hóa của Ngân hàng Trung ương Nga.
“Yêu cầu mà Ngân hàng Trung ương đưa ra là có lý do. Các hoạt động đào coin và tiền mã hóa có nhiều rủi ro đến công dân Nga”, ông Putin chia sẻ.
Dù đánh giá tốt đề xuất của Ngân hàng Trung ương, Tổng thống Nga theo đuổi chính sách cho phép khai thác tiền mã hóa. Ông Putin nhận định các vùng có giá điện rẻ như Irkutsk, Krasnoyarsk và Karelia vẫn được phép hoạt động đào coin.
Một xưởng đào coin tại Nga.
Video đang HOT
Dmitry Peskov, phát ngôn viên điện Kremlin từ chối cung cấp lập trường chính thức của ông Putin. Ông Peskov cho biết Tổng thống Nga yêu cầu các bên liên quan tiếp tục nghiên cứu yêu sách của mình.
Hôm 25/1, Ivan Chebeskov, trưởng bộ phận chính sách tại Bộ Tài chính Nga tiết lộ cơ quan này đã đệ trình bản đề xuất và đang chờ được thông qua. Ông Chebeskov cho rằng chính phủ nên đặt ra khung pháp lý cho tiền mã hóa thay vì cấm chúng. Lệnh cấm sẽ khiến lĩnh vực tiền mã hóa bị đình trệ.
“Chúng ta cần để chúng phát triển thêm một thời gian”, ông Chebeskov chia sẻ.
Tín hiệu tốt từ ông Putin khiến cho thị trường tiền mã hóa có chút khởi sắc. Nga đi ngược với hành động tiêu cực của Kazakhstan khi nước này tạm ngưng cấp điện cho các trại đào Bitcoin từ hôm 24/1. Nga là quốc gia có lượng máy đào tiền mã hóa lớn thứ 3 thế giới, sau Mỹ và Kazakhstan.
Dựa vào tình hình tại điện Kremlin, có thể chính sách cho phép đào coin sẽ được thông qua. Hôm 26/1, Tổng thống Putin yêu cầu chính phủ và Ngân hàng Trung ương Nga mau chóng đưa ra khung pháp lý chung cho tiền mã hóa.
“Chúng ta có lợi thế ở lĩnh vực đào tiền mã hóa so với nhiều quốc gia khác. Nhân lực giỏi về công nghệ thông tin và giá điện rẻ chính là điểm mạnh”, ông Putin chia sẻ trong buổi họp với các bộ trưởng.
Đào Bitcoin là hoạt động sử dụng số lượng lớn máy tính có công suất tính toán cao để xác thực các giao dịch trên mạng lưới Bitcoin. Khai thác coin thường tiêu tốn nhiều điện năng.
Vitaliy Borschenko, đồng sáng lập xưởng đào BitCluster cho biết các thợ đào đã được chính phủ mời đến hợp tác sau khi Ngân hàng Trung ương Nga tung ra đề xuất cấm hoàn toàn tiền mã hóa. “Các bộ và ban ngành đều không muốn đưa ra chính sách cực đoan”, ông Borchenko nói thêm.
El Salvador bị yêu cầu từ bỏ Bitcoin
Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo tiền mã hóa có nhiều rủi ro và yêu cầu El Salvador ngừng quá trình hợp pháp hóa Bitcoin.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thúc giục quốc gia vùng Trung Mỹ ngừng xem Bitcoin (BTC) là đồng tiền hợp pháp do IMF cho rằng BTC có rủi ro cao. Họ cũng cảnh báo đất nước sẽ gặp nhiều cản trở khi đi vay từ các định chế đa quốc gia nếu đưa Bitcoin vào lưu thông tiền tệ.
Kế hoạch vay 1,3 tỷ USD từ IMF của El Salvador trong năm 2021 đã bị tạm dừng do các quan ngại về Bitcoin. Giám đốc IMF, người quản lý quỹ đầu tư của 190 quốc gia thành viên cho rằng Bitcoin có thể gây nguy hại cho "tính ổn định và an toàn nền tài chính thế giới cũng như quyền lợi của người tiêu dùng".
Ngoài ra, IMF nhận định trong một báo cáo công bố hôm 25/1 rằng BTC đang tạo gánh nặng cho nợ công của El Salvador. Vị giám đốc đề nghị chính quyền nước này "bỏ điều khoản chấp nhận BTC là tiền tệ hợp pháp trong bộ luật về Bitcoin".
Tổng thống El Salvador trong buổi chia sẻ về "thành phố Bitcoin".
Các thành viên khác trong hội đồng thống đốc và ban giám đốc của IMF cũng bày tỏ thái độ ngần ngại với trái phiếu được bảo chứng bằng Bitcoin mà El Salvador dự định phát hành. Theo Financial Times, loại trái phiếu đặc biệt này sẽ được phân phối bởi sàn giao dịch tiền mã hóa Bitfinex.
Blockstream, công ty chuyên về blockchain, đơn vị tư vấn cho chính quyền tổng thống Nayib Bukele tin rằng việc phát hành qua Bitfinex sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư cá nhân. "Chúng tôi tin rằng loại trái phiếu này giúp Bitcoin được chấp nhận rộng rãi hơn và tạo ra một hướng đi mới cho các tài sản gắn với BTC", Samson Mow, giám đốc chiến lược tại Blockstream chia sẻ.
El Salvador là quốc gia đầu tiên và duy nhất tính đến nay hợp pháp hóa Bitcoin. Tổng thống nước này, ông Nayib Bukele là một ngôi sao trong giới đầu tư tiền mã hóa khi liên tục thông báo mua BTC mỗi khi thị trường điều chỉnh. Ông Nayib từng chia sẻ một nửa khoản tiền thu được từ hoạt động bán trái phiếu bảo chứng bằng BTC sẽ được dùng để đầu tư tiền số.
Quốc gia vùng Trung Mỹ bắt đầu mua Bitcoin từ cuối tháng 9/2021. Theo Bloomberg, El Salvador mua vào BTC xung quanh vùng giá 50.000 USD. Quỹ đầu tư công của quốc gia này đang nắm giữ ít nhất 1.801 Bitcoin.
Hiện tại, BTC có giá khoảng 37.700 USD, giảm 45% từ mức đỉnh 69.000 USD vào đầu tháng 11/2021. El Salvador ước tính đang lỗ gần 20 triệu USD từ khoản đầu tư vào Bitcoin.
Việc El Salvador "thua lỗ" khi đầu tư Bitcoin có thể xem như một thất bại trong ngắn hạn. Tuy nhiên về dài hạn khi BTC hồi phục, El Salvador sẽ có lợi. Ngoài ra chính sách cởi mở với tiền mã hóa cũng thu hút các startup blockchain. El Salvador công nhận quyền thường trú nhân ngay lập tức đối với các nhà đầu tư đã mua hơn 100.000 USD trái phiếu chính phủ được phát hành bằng blockchain.
Giá Bitcoin bật tăng nhưng nhà đầu tư vẫn thấp thỏm lo âu vì nỗi sợ trực chờ trước mắt Một số nhà phân tích dự đoán giá Bitcoin sẽ có sự thay đổi sau cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Sau khoảng thời gian sụt giảm mạnh, có lúc rơi khỏi ngưỡng 33.000 USD/BTC, giá Bitcoin ngày 26/1 (theo giờ Việt Nam) đã bật tăng trở lại, có thời điểm vượt ngưỡng 37.000 USD/BTC. Theo ghi nhận của...