Ông Putin nói chính Ukraine từ chối đàm phán, Slovakia nêu điều kiện đàm phán
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng, những gì đang xảy ra ở Ukraine “là thảm kịch” và phải tìm cách ngăn chặn.
“Một số đồng nghiệp đã nói trong bài phát biểu của mình rằng họ bị sốc trước cuộc xung đột Nga-Ukraine. Đúng vậy, hành động quân sự luôn là thảm kịch. Những con người cụ thể, những gia đình cụ thể và cả đất nước nói chung. Tất nhiên, chúng ta phải nghĩ cách ngăn chặn thảm kịch này”, hãng tin TASS dẫn lời ông Putin nói tại Hội nghị thượng đỉnh của nhóm 20 nền kinh tế lớn (G20) hôm 22/11.
Tuy nhiên, theo ông chủ Điện Kremlin, chính Ukraine chứ không phải Nga đã từ chối đàm phán và “đóng băng” những cuộc đối thoại như vậy, trong khi Moscow luôn sẵn sàng đàm phán.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: RIA Novosti
Slovakia nói về điều kiện đàm phán ở Ukraine
Video đang HOT
Bộ trưởng Ngoại giao Slovakia Juraj Blanar cho biết, các thỏa thuận ngừng bắn ở xung đột Ukraine phải được ký kết trước khi bắt đầu các cuộc đàm phán chính thức về giải pháp hòa bình ở nước này.
“Một giải pháp hòa bình không bao giờ là dễ dàng, nhưng chúng ta phải nói trước khi đạt được hòa bình thì cần phải có lệnh ngừng bắn. Thời gian đã cho chúng ta thấy cuộc xung đột ở Ukraine kéo dài hơn 600 ngày và không dẫn đến bất kỳ kết quả nào”, ông Blanar nói.
Ngoại trưởng Slovakia nhấn mạnh: “Không có giải pháp quân sự và chúng ta cần có áp lực để đàm phán hòa bình, cũng như hỗ trợ cho mọi nỗ lực hòa bình ở Ukraine”.
Mỹ kêu gọi đồng minh chuyển hệ thống phòng không cho Ukraine
Người đứng đầu Lầu Năm Góc Lloyd Austin đã kêu gọi nhóm hỗ trợ quân sự cho Ukraine cung cấp cho Kiev các hệ thống phòng không trước mùa đông sắp tới.
Theo truyền thông Ukraine, Mỹ và các đồng minh sẽ tổ chức cuộc họp thường kỳ của nhóm hỗ trợ quân sự cho Ukraine thông qua hình thức trực tuyến.
“Khi Ukraine phải đối mặt với mùa đông khắc nghiệt, tôi kêu gọi nhóm hỗ trợ cung cấp cho Ukraine khả năng phòng không để bảo vệ người dân”, ông Austin nói.
Armenia và Azerbaijan cáo buộc lẫn nhau vi phạm lệnh ngừng bắn
Ngày 28/9, Armenia và Azerbaijan đã cáo buộc lẫn nhau vi phạm lệnh ngừng bắn từng giúp chấm dứt đợt giao tranh đẫm máu kéo dài 2 ngày hồi giữa tháng 9 - đợt vi phạm thứ 2 chỉ trong vòng 5 ngày qua.
Binh sĩ và xe quân sự của Azerbaijan di chuyển qua thị trấn Lachin, gần khu vực biên giới với Armenia ngày 1/12/2020. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo Bộ Quốc phòng Azerbaijan, vào khoảng 18h00 giờ địa phương, các đơn vị của Armenia bắt đầu nổ súng vào những vị trí của Azerbaijan tại khu vực Kalbajar, làm một binh sĩ bị thương. Phía Azerbaijan thông báo đã đáp trả.
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Armenia đưa ra một thông báo trái ngược, cáo buộc các lực lượng Azerbaijan đã bắn súng cối và sử dụng vũ khí cỡ lớn về phía những vị trí của Armenia gần biên giới chung, buộc Armenia phải bắn trả.
Sau đợt giao tranh ác liệt cách đây 2 tuần khiến gần 200 binh sĩ của cả hai bên thiệt mạng trong đợt bùng phát bạo lực dữ dội nhất kể từ sau cuộc chiến 6 tuần cuối 2020, Armenia và Azerbaijan đã chấp thuận một thỏa thuận ngừng bắn do Nga làm trung gian. Sau đó Armenia cáo buộc bị Azerbaijan tấn công và chiếm giữ lãnh thổ, trong khi Azerbaijan tuyên bố chỉ hành động đáp trả "sự khiêu khích" từ phía Armenia.
Hôm 24/9, cả hai nước cùng cáo buộc lẫn nhau vi phạm lệnh ngừng bắn khi nổ súng qua biên giới. Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 20/9 bày tỏ quan ngại sâu sắc về xung đột giữa Armenia và Azerbaijan đồng thời kêu gọi hai bên tuân thủ lệnh ngừng bắn.
Căng thẳng giữa hai bên liên quan tranh chấp nhiều thập kỷ qua về quyền kiểm soát khu vực Nagorny-Karabakh. Nagorny-Karabakh nằm sâu trong lãnh thổ phía Tây Nam của Azerbaijan, song có đa số dân cư là người gốc Armenia nên muốn ly khai để sáp nhập vào Armenia. Vấn đề này đã gây ra tranh chấp chủ quyền giữa hai nước láng giềng, mà đỉnh điểm là cuộc chiến tranh kéo dài từ tháng 2/1988 đến tháng 5/1994.
NATO thừa nhận Ukraine tấn công chậm, Đức sẵn sàng đối thoại với Nga Phó Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mircea Geoana thừa nhận cuộc tấn công của Ukraine diễn ra chậm hơn dự kiến. "Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào khả năng lãnh đạo quân sự và chính trị của Ukraine. Tôi hiểu rằng mọi thứ không diễn ra nhanh chóng và thành công như mong đợi, nhưng...