Tổng thống Putin nhận định Mỹ muốn hợp nhất NATO với liên minh AUKUS
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng, NATO có thể sẽ hợp nhất với AUKUS (Mỹ, Anh và Australia) do Mỹ đang cố tái định hình khu vực châu Á – Thái Bình Dương để phục vụ các nhu cầu của quốc gia này.
Hãng tin RT đưa tin, phát biểu tại Hội nghị An ninh Quốc tế Moscow lần thứ 11 hôm 15/8, Tổng thống Nga cho hay, “Mỹ đang tìm cách tái định dạng hệ thống tương tác giữa các quốc gia ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương”.
Theo nhà lãnh đạo Nga, cái gọi là chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ “thực tế nhằm tạo ra các hiệp hội quân sự – chính trị do Washington kiểm soát”.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AP
“Chúng tôi không loại trừ khả năng chuyện này sẽ dẫn tới sự hợp nhất hoàn toàn các lực lượng của NATO với khối AUKUS”, ông Putin nhắc tới liên minh 3 nước Mỹ – Anh – Australia được thành lập vào cuối năm 2021.
Ông Putin cáo buộc “chủ nghĩa thực dân phương Tây kiểu mới” do Mỹ dẫn đầu đang cản trở sự hình thành một thế giới đa cực bằng cách gây bất ổn, và gia tăng căng thẳng tại nhiều khu vực.
Video đang HOT
Cũng theo ông Putin, các thành viên NATO đang tiếp tục tăng cường và hiện đại hóa năng lực quốc phòng, muốn mở rộng đối đầu quân sự ra bên ngoài không gian và trong lĩnh vực thông tin, bằng các biện pháp quân sự và phi quân sự.
Ông Putin cho biết, Nga vẫn cam kết giảm thiểu sự đối đầu ở cấp độ toàn cầu và khu vực, tiếp tục phấn đấu vì sự phát triển của một trật tự thế giới đa cực dựa trên sự ưu tiên các chuẩn mực và nguyên tắc của luật pháp quốc tế, cũng như sự hợp tác và lòng tin mang tính xây dựng.
Ông Putin nói Mỹ 'đổ thêm dầu vào lửa', Ukraine giành thêm lãnh thổ ở Bakhmut
Ông Putin cho rằng chính sách đối ngoại của Mỹ đang "đổ thêm dầu vào lửa" trong cuộc xung đột. Quân đội Ukraine kiểm soát thêm một phần lãnh thổ ở Bakhmut.
Theo CNN, trong ngày 15/8, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có bài phát biểu ở Hội nghị an ninh Quốc tế Moscow lần thứ XI. Tại đây, chủ nhân Điện Kremlin đã chỉ trích chính sách đối ngoại của Mỹ.
"Dường như Mỹ đang muốn hưởng lợi từ các cuộc xung đột trên thế giới. Chính sách 'đổ thêm dầu vào lửa' này có thể nhận thấy rõ ở Ukraine. Bằng cách đổ thêm hàng tỷ USD vũ khí và thiết bị tới đây, cuộc xung đột sẽ tiếp tục kéo dài, khiến cho ngày càng nhiều quốc gia bị ảnh hưởng", ông Putin nói.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: TASS
Chủ nhân Điện Kremlin nhấn mạnh, các cuộc thảo luận "cởi mở, trung thực và không thiên vị" là điều quan trọng nhất trong bối cảnh thế giới hiện nay.
"Nếu cộng đồng thế giới cùng nhau nỗ lực, chúng ta có thể giảm bớt nguy cơ đối đầu trên cấp độ toàn cầu và khu vực. Không những vậy, việc nỗ lực đối thoại có thể củng cố lòng tin giữa các quốc gia, mở ra cơ hội cho sự phát triển", ông Putin nói thêm.
Cũng tại hội nghị này, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã nhắc lại tuyên bố về việc sử dụng bom chùm trong chiến dịch quân sự đặc biệt.
"Tôi nhấn mạnh lại rằng Nga sở hữu rất nhiều bom chùm. Nhưng chúng tôi vẫn không muốn sử dụng chúng vì lý do nhân đạo. Tuy vậy, chúng tôi đang cân nhắc thay đổi quyết định của mình", ông Shoigu nói.
Ukraine giành thêm lãnh thổ ở Bakhmut
Binh lính Ukraine tại Bakhmut. Ảnh: Reuters
Theo Kyiv Independent, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar ngày 14/8 cho biết, quân đội nước này đã kiểm soát thêm 3km2 lãnh thổ ở thành phố Bakhmut, vùng Donetsk trong tuần qua.
Bà Maliar tiết lộ, lực lượng Ukraine đã giành lại quyền kiểm soát tổng cộng 40km2 ở sườn phía nam Bakhmut. Bên cạnh đó, Ukraine cũng thành công đẩy lùi các nỗ lực tiến công của Nga tại các khu vực phía tây Klishchiivka, Andriivka và Kurdiumivka.
Đức có thể viện trợ quân sự cho Ukraine 5 tỷ Euro mỗi năm
Theo Pravda, trong ngày 14/8, Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner đã có cuộc họp với người đồng cấp Ukraine Serhiy Marchenko. Tại đây, ông Lindner đã thông báo về khả năng Berlin viện trợ quân sự cho Kiev 5 tỷ euro mỗi năm, kéo dài đến năm 2027.
Tuy vậy, ông Lindner nhấn mạnh rằng quyết định phân bổ hỗ trợ quân sự cho Ukraine cần phải được Quốc hội Đức thông qua. Bên cạnh hỗ trợ quân sự, Berlin vẫn sẽ tiếp tục viện trợ nhân đạo cho Kiev và hỗ trợ những người tị nạn.
Nga xóa nợ 23 tỷ USD cho châu Phi Nga đã xóa nợ 23 tỷ USD cho châu Phi và sẽ tiếp tục hỗ trợ khu vực này phát triển. Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp gỡ các lãnh đạo châu Phi hôm 28/7 (Ảnh: AP). "Tổng số nợ mà Nga đã xóa cho châu Phi là 23 tỷ USD và Nga sẽ tiếp tục hỗ trợ thêm 90 triệu USD nữa...