Ôn thi môn Địa lý: Không chủ quan khi làm những câu hỏi dễ
Để đạt điểm cao môn Địa lý, cô Uyên khuyên các sĩ tử phải thực hành, luyện làm nhiều đề khác nhau. Bên cạnh đó, không chủ quan khi làm câu hỏi dễ và mất bình tĩnh khi gặp câu khó.
Học sinh lớp 12 tại Kon Tum quay trở lại trường ôn tập sau thời gian tạm nghỉ phòng chống dịch Covid-19.
Kiến thức ẩn trong Atlat
Cô Trần Thuỳ Uyên, Giáo viên Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành (Kon Tum) khuyên các sĩ tử, muốn đạt điểm cao môn Địa lý cần học và nắm chắc lý thuyết.
Theo cô Uyên, dựa vào đề tham khảo mà Bộ GD&ĐT công bố thì môn Địa lý có 38 câu hỏi thuộc kiến thức lớp 12, chiếm 95% và 2 câu nằm trong chương trình lớp 11, chiếm 5%. Các câu hỏi trong đề thi tham khảo rải đều ở các chuyên đề. Trong đó, chuyên đề nhiều câu hỏi nhất là ngành kinh tế và vùng kinh tế của Việt Nam với 15 câu hỏi.
Cũng theo cô Uyên, theo đề tham khảo sẽ có 19 câu hỏi thực hành và 21 câu hỏi lý thuyết. Nếu các em học sinh tập trung ôn tập, nắm vững kiến thức, kỹ năng nhận biết biểu đồ, Atlat thì dễ dàng đạt được điểm 7 trở lên.
Cô Uyên khuyên các sĩ tử, khi bước vào kỳ thi, thí sinh cần giữ tâm lý bình tĩnh, tự tin. Bên cạnh đó, trong quá trình làm bài phải đọc kĩ đề và làm những câu hỏi dễ trước, câu khó sau. Các em học sinh không nên quá chú tâm vào những câu hỏi khó mà để mất điểm ở những câu hỏi dễ. Trong thực tế cũng có những trường hợp mất điểm đáng tiếc ở câu hỏi dễ do chủ quan và mất tập trung.
Đối với những câu hỏi khó, mang tính vận dụng, học sinh cần đọc kĩ đề bài, yêu cầu và bản chất vấn đề. Từ đó, loại trừ dần những đáp án không chính xác để chọn ra phương án cuối cùng.
Cô Uyên cũng chia sẻ, đối với môn Địa lý ở Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 thì Atlat là một trong những “vũ khí” quan trọng và lợi hại nhất. Theo đó, có nhiều kiến thức ẩn trong Atlat. Do đó, nếu học sinh tìm hiểu, nghiên cứu kĩ và luyện tập nhiều thì khả năng đạt điểm cao rất lớn.
Video đang HOT
“Nhiều kiến thức, nội dung bài học trong SGK “ẩn” trong Atlat. Do đó, nếu học sinh nào tìm hiểu, luyện tập nhiều sẽ nhận ra được khối lượng kiến thức lớn trong Atlat. Việc học sinh tận dụng Atlat, đọc kết hợp nhiều trang lại với nhau thì dễ dàng trả lời những câu hỏi khó. Chính vì vậy, việc lấy điểm số cao dựa vào Atlat là điều không hề khó”, cô Uyên chia sẻ.
Tô đúng mã đề
Theo cô Uyên, 30 câu hỏi đầu của đề tham khảo tương đối dễ đối với học sinh. Phần kiến thức khó nằm ở 10 câu cuối cùng của đề thi. Chính vì vậy điều quan trọng để đạt điểm cao là học sinh phải thực hành, luyện làm nhiều đề thi khác nhau. Qua đó, phân tích những đáp án đúng sai và ghi nhớ kiến thức để áp dụng trong kỳ thi cam go và quan trọng sắp tới.
Cô Uyên chia sẻ, mỗi bài học là một vấn đề, kiến thức khác nhau. Trong đó, từng bài, từng phần cũng sẽ có nội dung khác nhau. Tuy nhiên học sinh cần liên kết các nội dung kiến thức lại để ghi nhớ một cách dễ dàng. Đặc biệt khi chọn đáp án phải chính xác tuyệt đối mới có điểm. Bởi đề thi trắc nghiệm chỉ có đáp án đúng và sai chứ không có trường hợp gần đúng.
“Sau khi hoàn thành bài thi các sĩ tử nên dành thời gian để kiểm tra, rà soát lại. Đặc biệt những đáp án đang phân vân cần đọc lại một cách kĩ lưỡng. Từ đó xem yêu cầu của đề để chọn được đáp án phù hợp nhất. Ngoài ra, thí sinh cần chú ý tô đúng mã đề, tránh những sai sót đáng tiếc.
Để kỳ thi đạt kết quả tốt nhất, tôi chúc các sĩ tử bình tĩnh, tự tin khi làm bài. Bên cạnh đó, sắp xếp thời gian ôn tập, nghỉ ngơi phù hợp để đảm bảo sức khoẻ tốt nhất khi bước vào kỳ thi”, cô Uyên chia sẻ.
Làm tốt phần địa lý kinh tế, ăn chắc 40% điểm bài thi tốt nghiệp phổ thông
Phần địa lý kinh tế có khoảng 16 câu lý thuyết, chiếm 40% nội dung đề thi tham khảo, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Địa lý.
Ảnh minh họa
Những kiến thức cần lưu ý
Theo thầy Trương Quyền Vũ, Trường THPT Chu Văn An, An Giang, đề thi tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Địa lý chủ yếu có nội dung thuộc chương trình lớp 12 và được phân ra các chủ đề: địa lý tự nhiên, địa lý dân cư, địa lý kinh tế. Địa lý kinh tế bao gồm địa lý các ngành kinh tế và địa lý các vùng kinh tế.
Địa lý các ngành kinh tế gồm nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ (giao thông vận tải, thương mại, du lịch). Trong mỗi ngành cần lưu ý vai trò từng ngành, điều kiện phát triển, tình hình phát triển, sự chuyển dịch cơ cấu ngành và các giải pháp cũng như hướng phát triển của ngành đó.
Địa lý các vùng kinh tế gồm có 7 vùng kinh tế, mỗi vùng cần nắm được vị trí địa lý, các vấn đề nổi bật của vùng đó. Ngoài ra, chương trình còn có nội dung về phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo.
Trong năm học 2020 - 2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành điều chỉnh nội dung dạy học, cho nên trong quá trình ôn tập, học sinh cần lưu ý những nội dung điều chỉnh theo hướng giảm tải.
"Trong đề tham khảo, phần địa lý kinh tế có khoảng 16 câu lý thuyết, chiếm 40% nội dung đề thi tham khảo và thể hiện đủ các ngành kinh tế cũng như 7 vùng kinh tế của nước ta.
Phần lớn các câu hỏi trong nội dung này có đủ 4 mức độ nhận thức: nhận biết, hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Tuy nhiên câu hỏi vận dụng và vận dụng cao tập trung nhiều ở nội dung kiến thức về 7 vùng kinh tế." - thầy Trương Quyền Vũ lưu ý.
Phương pháp học hiệu quả: sơ đồ hóa
Từ đề thi tham khảo, thầy Trương Quyền Vũ cho rằng, học sinh khi học ôn tập cần lưu ý: nội dung đề thi phần lớn tập trung ở chương trình lớp 12, riêng lớp 11 chiếm tỷ lệ 5% lại nghiêng về phần kỹ năng phân tích số liệu, biểu đồ.
Ở nội dung kiến thức lớp 12, đề thi bao quát cả chương trình, trong đó số câu hỏi thuộc phần địa lý các ngành kinh tế và địa lý các vùng kinh tế lại chiếm đa số.
Phần kỹ năng có đến 19 câu, trong đó kỹ năng khai thác Atlat Địa lý Việt Nam có đến 15 câu. Đề thi cũng giống như mọi năm vẫn có những câu hỏi phân hóa ở mức vận dụng cao.
Để ôn tập có hiệu quả, học sinh cần có phương pháp học phù hợp, tránh học đối phó; phải có nền tảng kiến thức vững chắc.
Đối với nội dung địa lý kinh tế thì phương pháp học theo sơ đồ hóa sẽ giúp học sinh hệ thống lại kiến thức một cách khái quát; sau đó là nội dung kiến thức cụ thể.
Học sinh phải vận dụng được mối liên hệ của điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, giữa ngành kinh tế và vùng kinh tế.
Ngoài ra, học sinh cần tăng cường luyện tập thường xuyên các câu hỏi, bài tập do giáo viên đưa ra hoặc tham khảo các tài liệu ôn tập.
Kỹ năng làm bài thi: đọc kỹ câu dẫn và tìm từ khóa
Đưa lời khuyên với thí sinh khi làm bài thi, thầyTrương Quyền Vũ cho rằng: Đề thi gồm 40 câu từ dễ đến khó, học sinh cần bình tĩnh, tự tin khi làm bài. Cùng với đó, đọc kỹ câu dẫn và phương án trả lời để chọn phương án đúng nhất.
Học sinh cần khai thác Atlat Địa lý Việt Nam để làm những câu hỏi liên quan đến kỹ năng này cũng như kỹ năng nhận dạng biểu đồ, phân tích biểu đồ, số liệu vì số câu khai thác các kỹ năng địa lý có đến 19 câu chiếm tỷ lệ 47,5%.
Việc hoàn thành trả lời các câu hỏi dễ ở mức độ nhận biết sẽ giúp học sinh tự tin làm tiếp ở các câu hỏi tiếp theo có yêu cầu khó hơn.
Những câu hỏi thuộc nội dung địa lý kinh tế có đầy đủ các mức độ nhận thức, học sinh phải đọc kỹ câu dẫn và tìm từ khóa, nhất là những đặc trưng hoặc vấn đề nổi bật của từng ngành và từng vùng kinh tế; trên cơ sở đó đưa ra phương án chọn đúng nhất.
Đối với câu hỏi ở dạng phủ định như "không đúng", "không phải", cần phân tích 4 phương án để lựa chọn hoặc dùng phương pháp loại trừ để chọn phương án đúng nhất.
Các câu vận dụng cao trong đề thi thường không nhiều, chiếm khoảng 10% nhưng lại là những câu hỏi mang tính phân hóa; học sinh cần đọc kỹ câu dẫn, có phân tích, so sánh các phương án để tìm ra phương án đúng nhất.
Nam sinh chuyển nhầm 90 triệu đồng đăng ký xét tuyển đại học Đăng kí xét tuyển bằng học bạ với 6 nguyện vọng, thay vì chuyển khoản 90.000 đồng lệ phí, một thí sinh ở Kon Tum đã chuyển nhầm thành 90 triệu đồng. Ông Trần Thanh Thưởng, Trưởng phòng tuyển sinh Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, cho hay sáng nay học sinh T.H.G.L, lớp chuyên Lý, Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành...