Thầy giáo trẻ có nhiều sáng kiến
Ở Cô Tô, ai cũng biết thầy giáo Bùi Đức Tiến, giáo viên Trường THCS Đồng Tiến không chỉ vì anh là một thầy giáo luôn tâm huyết với nghề mà còn là người chuyên tâm nghiên cứu khoa học , có nhiều đề tài thiết thực làm lợi cho quê hương.
Một giờ dạy của thầy giáo Bùi Đức Tiến. Ảnh chụp trước ngày 26/4/2021.
Thầy giáo Bùi Đức Tiến sinh năm 1986 tại Cô Tô. Anh đã có một tuổi thơ trải qua nhiều khó khăn, vất vả nhưng với niềm mơ ước cháy bỏng được trở thành một giáo viên, Bùi Đức Tiến đã nỗ lực học tập và thi đỗ vào Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Tốt nghiệp đại học, đã không ít người chọn thành phố để lập nghiệp nhưng anh Tiến chọn trở về quê hương. Bởi với anh, học sinh Cô Tô cần lắm những người giáo viên tâm huyết và tận tụy, đảo Cô Tô cần lắm thế hệ thanh niên đóng góp năng lực, sức trẻ xây dựng quê nhà.
Tại Cô Tô, Bùi Đức Tiến được biên chế giáo viên của Trường THCS Đồng Tiến. Tuy nhiên, do huyện còn thiếu giáo viên nên anh đã tăng cường dạy học cho cả Trường THCS Thanh Lân. Bùi Đức Tiến là người đi đầu trong việc đổi mới dạy và học. Anh đã dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy môn địa lý, đề xuất nhiều giải pháp đổi mới phương pháp giảng dạy áp dụng vào thực tiễn, góp phần thay đổi chất lượng giáo dục của nhà trường. Những sáng kiến của thầy giáo trẻ được áp dụng rộng rãi và luôn được đồng nghiệp hưởng ứng, đánh giá cao.
Thầy giáo Tiến chăm sóc vườn cây cảnh của gia đình.
Bùi Đức Tiến đã vận dụng việc áp dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 để tuyên truyền trong các bài giảng giúp học sinh yêu thích hơn môn tin học, bắt kịp được xu thế mới của thời đại công nghệ 4.0. Những hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh hàng năm đều có sự tham gia của anh.
Năm 2019, Bùi Đức Tiến được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh . Đối với anh, những hội thi đó là cơ hội rất tốt để khẳng định năng lực sư phạm của mình nhưng đồng thời cũng tạo ra môi trường giao lưu học hỏi với các đồng nghiệp để tích lũy thêm kinh nghiệm quý báu.
Những nghiên cứu của thầy giáo Bùi Đức Tiến không chỉ áp dụng trong dạy học mà còn có ý nghĩa thiết thực với bà con huyện đảo Cô Tô. Đề tài nghiên cứu và chiết xuất chất Agar từ rong đỏ ở vùng biển Cô Tô tái chế sản phẩm phế thải làm phân bón của anh đã đạt giải nhì nghiên cứu khoa học cấp tỉnh. Tiếp đó, đề tài nghiên cứu của anh và 2 học sinh với tên gọi “Nghiên cứu phối trộn rong nâu với vỏ tôm làm phân hữu cơ phục vụ bà con nông dân Cô Tô trồng rau an toàn” đã đoạt giải ba cuộc thi Nghiên cứu khoa học cấp tỉnh.
Trong phòng làm việc của thầy giáo Bùi Đức Tiến treo rất nhiều bằng khen, giấy khen, danh hiệu. Gần đây nhất anh đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” trong năm học 2019-2020.
Video đang HOT
Thầy giáo Bùi Đức Tiến chuẩn bị bài giảng ở nhà.
“Nhiệt huyết, trách nhiệm, tận tâm, sáng tạo” là những cảm nhận chung của đồng nghiệp và học sinh về thầy giáo Bùi Đức Tiến, Tổ trưởng Tổ bộ môn Xã hội , Trường THCS Đồng Tiến, huyện Cô Tô. Hơn nữa, anh còn được biết đến rất thành công trong việc áp dụng các phương pháp dạy học theo hướng tích cực để học sinh dễ hiểu, thể hiện rõ nội dung, yêu cầu của từng bài, đồng thời phát triển được năng lực người học, chuyển dạy học chú trọng kiến thức sang dạy phương pháp tự học, tự nghiên cứu cho học sinh.
Là giáo viên dạy ở trường vùng hải đảo nên trong soạn bài, thầy giáo Tiến luôn lựa chọn để đưa ra những câu hỏi, phương pháp sát với đối tượng học sinh trong từng bài soạn, từng chủ đề, phù hợp với điều kiện địa phương nhằm định hướng phát triển các năng lực cho học sinh. Mỗi bài học của anh đều áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, khơi dậy sự sáng tạo của học sinh. Anh cũng tham gia lớp sinh hoạt chuyên môn ở “Trường học kết nối”.
Thầy giáo trẻ Bùi Đức Tiến rất thân thiện với học trò. Ảnh chụp trước ngày 26/4/2021.
Với năng lực và những đóng góp tích cực của mình, thầy giáo Bùi Đức Tiến được Ban giám hiệu và đồng nghiệp tin tưởng giao đảm nhiệm nhiều chức vụ: Tổ trưởng tổ bộ môn xã hội, Phó Bí thư Chi bộ, Chủ tịch Công đoàn nhà trường. Bằng tinh thần trách nhiệm, sự tận tụy và tâm huyết với nghề, thầy giáo Bùi Đức Tiến đã mang lại nhiều thành tích giáo dục đáng tự hào cho nhà trường, cho ngành giáo dục và huyện Cô Tô.
Nhận xét về thầy giáo trẻ, em Vũ Thị Vân Anh, học sinh lớp 9A, Trường THCS Đồng Tiến, chia sẻ: Thầy Tiến rất tận tâm với chúng em. Bài giảng của thầy dễ hiểu và cuốn hút, giúp chúng em yêu môn địa lý hơn. Thầy giáo Phạm Đức Nguyên, Hiệu trưởng Trường THCS Đồng Tiến thì tự hào cho biết: Thầy Bùi Đức Tiến rất năng nổ, nhiệt tình và có trách nhiệm với công việc, yêu nghề và hết lòng với học sinh. Thầy có nhiều thành tích rất đáng tự hào trong các cuộc thi sáng kiến về giảng dạy, là tấm gương sáng mẫu mực của ngành giáo dục nói chung và của Trường THCS Đồng Tiến nói riêng.
Những nỗi lo "đính kèm" với đặt hàng, đấu thầu giáo viên
Không ít chuyên gia giáo dục đang băn khoăn về chất lượng khi cho phép đặt hàng, đấu thầu đào tạo giáo viên.
Thận trọng nếu không hậu quả rất lớn
Những ngày qua, dư luận xôn xao trước nội dung đặt hàng, đấu thầu đào tạo giáo viên theo nhu cầu xã hội. Không ít chuyên gia giáo dục cũng tỏ rõ những băn khoăn liên quan đến chất lượng giáo viên được đào tạo trong giai đoạn tới.
Cụ thể, nội dung này được đề cập tại hội nghị Triển khai Nghị định 116/2020/NĐ-CP về đào tạo giáo viên theo nhu cầu địa phương do bộ GD&ĐT chủ trì kết nối với ba đầu cầu Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Theo dự thảo hướng dẫn của bộ GD&ĐT, UBND tỉnh/thành là cơ quan có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng giáo viên mới, lập dự toán và bố trí kinh phí, thực hiện giao nhiệm vụ đào tạo đối với các cơ sở đào tạo trực thuộc (nếu có), đặt hàng (hoặc đấu thầu) đào tạo giáo viên với các cơ sở đào tạo giáo viên khác để đáp ứng nhu cầu sử dụng giáo viên của địa phương. Địa phương xây dựng kế hoạch, tổ chức tuyển dụng và sử dụng giáo viên.
Vấn đề đấu thầu đào tạo giáo viên đang được dư luận đặc biệt quan tâm.
Các bộ/ngành có cơ sở đào tạo giáo viên chủ trì và phối hợp với bộ GD&ĐT trong việc chỉ đạo, hướng dẫn cơ sở đào tạo trực thuộc lập dự toán và bố trí kinh phí cho việc đào tạo giáo viên của cơ sở đào tạo trực thuộc và thực hiện các nội dung khác theo quy định tại Nghị định số 116.
Các cơ sở đào tạo giáo viên nhận nhiệm vụ đào tạo giáo viên trên cơ sở được giao nhiệm vụ, hoặc được đặt hàng (có thể thông qua hình thức đấu thầu), theo chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm được Bộ thông báo. Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức để các cơ sở đào tạo giáo viên xây dựng phần mềm dùng chung nhằm hỗ trợ các địa phương và các cơ sở đào tạo giáo viên điều phối cung - cầu.
Hội nghị Triển khai Nghị định 116/2020/NĐ-CP về đào tạo giáo viên theo nhu cầu địa phương do bộ GD&ĐT chủ trì kết nối với ba đầu cầu Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Phát biểu ngay tại hội nghị, GS.TS Nguyễn Văn Minh (Hiệu trưởng trường đại học Sư phạm Hà Nội) đã bày tỏ một số lo ngại: "Trước kia đào tạo giáo viên sử dụng cơ chế giao nhiệm vụ, còn bây giờ theo cơ chế đặt hàng, đấu thầu, việc này nếu làm phải từng bước, thận trọng nếu không hậu quả là rất lớn. Ví như có thể dẫn đến chuyện một trường đại học vốn để đào tạo giáo viên nhưng chỉ tập trung để đi đấu thầu, như vậy khó tập trung cho chuyên môn đào tạo ra một giáo viên giỏi...".
Ông Nguyễn Văn Hưng, Phó Giám đốc sở GD&ĐT tỉnh Thái Nguyên cũng băn khoăn: "Làm thế nào để đảm bảo cân bằng cung - cầu giáo viên? Thái Nguyên hiện thiếu hơn 5.000 giáo viên, trong khi biên chế Chính phủ giao thấp hơn nhiều, do đó, rất khó xác định số lượng đặt hàng do biên chế cứng. Bên cạnh đó, hiện địa phương chưa xử lý được nguồn giáo viên bên ngoài. Việc đặt hàng và đấu thầu của tỉnh có thể không đảm bảo".
Cần xây dựng bộ tiêu chuẩn và công khai thực hiện
Trao đổi về nội dung đặt hàng, đấu thầu đào tạo giáo viên, chuyên gia giáo dục Tô Thụy Diễm Quyên (cố vấn giáo dục cấp cao của tập đoàn Microsoft, giảng viên các chương trình đổi mới giáo dục của bộ GD&ĐT) chỉ ra: "Nếu như cho phép đặt hàng, đấu thầu, thì việc đầu tiên, bộ GD&ĐT phải xây dựng được một tiêu chuẩn cho các đơn vị tham gia đấu thầu. Tiêu chuẩn đó có thể về giá cả (nằm trên khung nào cho phép hoặc tùy theo năng lực của đơn vị trả phí); tiêu chuẩn đó phải dựa trên kết quả của đơn vị tham gia đấu thầu (đã đào tạo được bao nhiêu giáo viên và chất lượng của đội ngũ đã được đào tạo đó ra sao?)...
Cần đặc biệt lưu ý, đối với tiêu chí đấu thầu, mức phí chỉ được chiếm phần trăm nhỏ thôi, điều quan trọng là đối tác đấu thầu đó đã đào tạo bao nhiêu giáo viên, phải công khai, chứng minh được chỉ số hiệu quả đào tạo, giả sử với những đơn vị đấu thầu đã từng đào tạo thành công thì sẽ được nhân hệ số "tín nhiệm" lên.
Về chỉ số hiệu quả đào tạo giáo viên, cần phải căn cứ vào bộ tiêu chuẩn đánh giá giáo viên, gồm nhiều mức độ đạt được khác nhau. Theo đó, giáo viên được phép tự đánh giá mình, học sinh đánh giá giáo viên, đồng nghiệp đánh giá lẫn nhau, cấp trên đánh giá giáo viên..., phải dựa trên những đánh giá đa chiều đó mới ra được kết quả đánh giá chính xác. Nếu kết quả có độ chênh thì cần đội ngũ chuyên môn bước vào thẩm định, còn nếu độ chênh không đáng kể thì có thể chấp nhận".
"Bên cạnh đó, khi đưa ra một kế hoạch nào đó, phải có một văn bản hướng dẫn chi tiết đi song hành, chứ không phải đợi ra kế hoạch rồi một thời gian sau mới ra văn bản hướng dẫn, như vậy thì không thể thực hiện được. Ngoài ra, văn bản đó cũng sẽ trở thành hành lang pháp lý để các bộ phận, cá nhân đi đúng hướng. Bộ GD&ĐT cũng cần xây dựng được một bộ tiêu chuẩn đánh giá, để đưa vào làm thang đo, xem kết quả thực hiện đã đạt được mức độ nào" - vị chuyên gia giáo dục này phân tích thêm.
Theo chuyên gia giáo dục Tô Thụy Diễm Quyên, cần chuẩn bị kỹ lưỡng nếu muốn triển khai đặt hàng, đấu thầu đào tạo giáo viên mà không để xảy ra hệ lụy tiêu cực.
Một trong những kỳ vọng đối với đặt hàng, đấu thầu đào tạo giáo viên, chính là "làm sao để chúng ta có một hệ thống vận hành trơn tru, cân đối giữa cung - cầu; trong đó, cung là nơi các cơ sở đào tạo giáo viên, cầu chính là các địa phương". Tuy nhiên, theo chuyên gia giáo dục Tô Thụy Diễm Quyên, hai chuyện này hoàn toàn độc lập với nhau: "Tôi cho rằng, việc cho phép đặt hàng, đấu thầu đào tạo giáo viên không thể giải quyết được chuyện thừa thiếu giáo viên.
Có một thực tế như thế này, một giáo viên được đào tạo một cách đàng hoàng tử tế mà tại một số nơi, không có tiền nộp vào là không được tuyển dụng. Có những người phải lo chạy vạy 100-200 triệu đồng để có việc làm, không biết đến bao giờ mới "hồi vốn". Một số địa phương, mặc dù trường học thiếu giáo viên nhưng lại không có biên chế để tuyển dụng, phải thuê giáo viên hợp đồng hoặc thậm chí không có hợp đồng. Điều này xuất phát từ tư duy máy móc, áp giáo dục vào định biên của công chức...
Chính vì vậy, quan trọng là các bộ/ngành phải có sự "chung lưng", đưa ra giải pháp đảm bảo cân đối cung - cầu nhằm giải quyết các hệ luỵ thừa thiếu giáo viên cục bộ và các vấn đề xã hội khác".
Nếu các đơn vị chuyên môn giúp bộ GD&ĐT đào tạo giáo viên thì hợp lý hơn
Trao đổi với PV Người Đưa Tin Pháp luật, GS.TS Phạm Tất Dong (nguyên Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương) bày tỏ: "Tôi thấy rất ngạc nhiên và hoàn thành không đồng ý đưa chuyện đấu thầu vào đào tạo giáo viên. Tôi cho rằng điều này là vô nguyên tắc giáo dục, chúng ta vất vả xây dựng hệ thống trường sư phạm, bởi một lẽ, đào tạo sư phạm là một môi trường đặc biệt, cần đứng riêng ra, không phải ai muốn "nhúng tay" vào cũng được. Đào tạo giáo viên thì phải có cơ quan chuyên môn, chứ không thể do địa phương đặt hàng, rồi hình thành các cơ quan gọi thầu... theo một kiểu rất "chợ búa". Chưa kể, hiện nay, còn quá nhiều giáo viên đang thất nghiệp, tại sao không đào tạo lại, huấn luyện lại họ mà lại phải đưa hình thức mới vào đào tạo?
Chúng ta đã có "máy cái" là trường sư phạm chứ không phải "máy con", vốn đã có chuyên môn và kinh nghiệm đào tạo, tại sao lại nghĩ đến đấu thầu? Nếu như vậy thì phải giải tán hệ thống các trường sư phạm, để tồn tại làm gì?
Đáng lẽ, nếu chỉ kêu gọi những viện nghiên cứu, những cơ quan khoa học, có điều kiện, hiểu biết khoa học, sư phạm, đứng ra hỗ trợ bộ GD&ĐT trong việc đào tạo giáo viên thì nghe còn có vẻ thực tế hơn".
Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao môn địa: Công nghiệp và dịch vụ Vào lúc 20 giờ 30 hôm nay 3.5, Báo Thanh Niên phát sóng chương trình Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao năm 2021 môn địa tại địa chỉ thanhnien.vn , Facebook.com/thanhnien và YouTube Thanh Niên. Thầy Ngọc Anh hướng dẫn học sinh ôn thi môn địa lý - B.THANH. Các chuyên đề ôn tập môn địa lý phát sóng...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Truy xét, làm rõ 7 thiếu niên tụ tập trên cầu vượt ném đá xuống xe ô tô chạy trên cao tốc
Pháp luật
12:52:32 11/07/2025
Elon Musk công bố 'AI thông minh nhất thế giới'
Thế giới số
12:50:48 11/07/2025
Mũ crochet, vẻ đẹp mộc mạc lên ngôi
Thời trang
12:48:40 11/07/2025
Học trò "phốt" Mỹ Tâm liệt kê 8 điều tố 1 Em Xinh bắt chước mình, netizen đọc mà ngán ngẩm
Nhạc việt
12:47:31 11/07/2025
BLACKPINK tung MV dị nhất từ trước đến nay: Cả thế giới hoá zombie điên loạn vì 4 nàng!
Nhạc quốc tế
12:42:33 11/07/2025
Chi tiết gây thất vọng trên iPhone gập
Đồ 2-tek
12:36:27 11/07/2025
Chàng kỹ sư nghèo phải lòng cô gái châu Phi cao 1m82 và cái kết viên mãn
Netizen
12:34:16 11/07/2025
Tổng thống Hàn Quốc kêu gọi nỗ lực khôi phục quan hệ liên Triều
Thế giới
12:26:18 11/07/2025
Tử vi ngày mới 11/7/2025: 3 con giáp vận đỏ như son, tiền về như nước, tình duyên thăng hoa
Trắc nghiệm
11:58:06 11/07/2025
Uống collagen khi giảm cân có cần thiết?
Làm đẹp
11:52:18 11/07/2025