Omega 3 là gì? Tác dụng và cách sử dụng đúng cách
Omega 3 là một khái niệm khá thông dụng với cuộc sống thường ngày. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người chưa biết về công dụng cũng như các sử dụng như thế nào là tốt nhất.
Vậy omega 3 là gì? Có mấy ai hiểu rõ hết các cấu trúc và các tác dụng của nó?
Omega 3 là gì?
Omega 3 là một chất axit béo thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong cơ thể con người và có thể cung cấp một số lợi ích về sức khỏe. Bản thân cơ thể người không tự sản xuất ra omega, nên thường lấy chất này từ chế độ ăn uống của mình.
Ảnh minh họa (https://dulich.petrotimes.vn)
Có ba loại omega 3 quan trọng nhất đó chính là:
- ALA (axit alpha-linolenic)
- DHA (Decosa Hexaenoic Acid) là axit béo không no có 22 carbon và 6 nối đôi dạng cis.
- EPA (Eicosa Pentaenoic Acid), là một loại axit béo không no được cấu tạo bởi 20 carbon và 5 kết đôi dạng cis.
- ALA chủ yếu được tìm thấy trong thực vật, trong khi đó DHA và EPA có nhiều trong động vật và tảo.
Tác dụng của Omega 3:
Video đang HOT
Có nhiều nghiên cứu lớn của đa quốc gia đều cho kết luận chung rằng dầu cá omega-3 mang lại những lợi ích tốt cho sức khỏe, ngăn ngừa nhiều bệnh lý ở con người như:
- Omega 3 có thể ngăn các tác nhân gây bệnh tim mạch như đột quỵ, nhồi máu cơ tim và ngăn ngừa các mảng xơ vữa trong động mạch. Có thể trị bệnh viêm khớp dạng thấp và hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm.
- Omega 3 có nhiều tác dụng mang lại hiệu quả đối với các bệnh nhân mắc chứng cao huyết áp.
- Bởi Omega 3 giữ các tiểu huyết cầu không kết khối vào nhau, điều này giúp ngăn ngừa sự hình thành bệnh đông máu.
- Nếu bạn cung cấp đủ lượng Omega-3 mà cơ thể bạn cần sẽ làm giảm lượng mỡ trong gan và giảm chứng viêm với những người mắc mỡ gan không do bia rượu.
- DHA là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp phát triển thị lực và thần kinh não bộ ở trẻ nhỏ và là thành phần chủ yếu của não bộ, võng mạc mắt.
- Omega 3 còn cải thiện các bệnh rối loạn thần kinh, Alzheimer và giúp chống lại các loại bệnh tự miễn, bên cạnh đó omega còn giúp hỗ trợ điều trị bệnh lupus, thấp khớp, viêm loét đại tràng, bệnh Crohn và bệnh vảy nến.
- Nghiên cứu gần đây cho thấy những người bổ sung đủ liều lượng Omega 3 có thể giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột lên đến 55%.
- Bên cạnh đó, Omega 3 còn giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn, rất tốt cho da, kiểm soát lượng dầu của da và kiểm soát độ ẩm của da.
Cách sử dụng omega 3
Khi bổ sung Omega 3 chúng ta cần tìm hiểu xem nó chứa bao nhiêu EPA và DHA để giúp cơ thể bạn nhận đủ. Liều dùng Omega 3 được khuyến cáo nên dùng như sau:
- Đối với người lớn khỏe mạnh bình thường: Khẩu phần ăn hàng ngày đã nhận cung cấp một lượng DHA vừa đủ, vì vậy chỉ cần uống 1 viên/ngày.
- Trẻ từ 6 – 8 tuổi: Nên bổ sung từ 900 mg Omega 3 mỗi ngày.
- Trẻ từ 9 – 13 tuổi: Bé gái nên dùng 1.000 mg/ngày và bé trai nên dùng 1.200 mg/ngày.
- Trẻ từ 14 – 18 tuổi: Bé gái cần 1.100 mg/ngày và bé trai cần đảm bảo 1.600 mg/ngày.
- Với người trong độ tuổi trưởng thành (trên 16 tuổi): Phụ nữ cần 1.100 mg/ngày, nam giới cần 1.600 mg/ngày; Phụ nữ mang thai 1.400 mg/ngày và phụ nữ cho con bú cần 1.300 mg/ngày.
- Đối với độ tuổi trung niên và người già: Người trung niên, người già có sức khỏe bình thường nên dùng 1.100 mg/ngày; Người bệnh tim mạch cần ít nhất 1.000 mg/ngày; Người bị tiểu đường, huyết áp cao nên bổ sung 2.000 mg/ngày.
Lý do bạn nên chọn trứng vịt thay cho trứng gà
Trứng là một nguyên liệu phổ biến, được sử dụng để chế biến nhiều món ăn. Dưới đây là những ưu điểm vượt trội của trứng vịt so với trứng gà mà bạn nên biết.
To hơn: Khác biệt cơ bản giữa trứng vịt và trứng gà chính là kích cỡ. Kích cỡ trung bình của trứng vịt gấp gần 1.5 lần kích cỡ trung bình của trứng gà.
Mịn hơn: Trứng vịt chứa một loại protein có tên là ovalbumin, giúp trứng vịt có tính mịn và xốp hơn khi được sử dụng làm nguyên liệu trong các loại bánh.
Giàu protein hơn: Lòng trắng trứng vịt chứa tới 5 loại protein chính: Ovalbumin (40%), ovomucoid (10%), ovotransferrin (2%), ovomucin (3%) và lysozyme (1.2%). So với trứng gà, trứng vịt có hàm lượng protein cao hơn, nhờ đó giàu dinh dưỡng hơn.
Giàu folate hơn: 100g trứng vịt chứa 80 g folate, trong khi 100g trứng gà chỉ chứa 47 g folate. Hàm lượng folate, hay vitamin B9 có trong trứng vịt giúp giảm nguy cơ biến chứng thai kỳ, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư.
Giàu vitamin B12 hơn: Nghiên cứu cho thấy lòng đỏ trứng giàu vitamin B12 hơn phần lòng trắng. Vì trứng vịt có tỉ lệ lòng đỏ trứng cao hơn trứng gà, có thể nói trứng vịt giàu vitamin B12 hơn trứng gà.
Giàu omega-3 hơn: Lòng đỏ trứng rất giàu các axit béo omega-3 tốt cho tim mạch. Như đã nói ở trên, lòng đỏ trứng vịt to hơn lòng đỏ trứng gà, do đó trứng vịt giàu omega-3 hơn trứng gà.
Phù hợp làm nguyên liệu nướng bánh: Trứng vịt có tính tạo xốp tốt hơn trứng gà, do đó rất phù hợp làm nguyên liệu trong các loại bánh nướng như bánh ngọt hay bánh quy. Bên cạnh đó, độ dinh dưỡng của trứng vịt không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao của lò nướng.
Dễ vận chuyển và bảo quản hơn: Vỏ trứng vịt dày hơn vỏ trứng gà, có khả năng chịu lực tốt hơn. Hàm lượng protein trong trứng vịt cũng ổn định hơn so với trứng gà khi được bảo quản ở nhiệt độ phòng.
Có tính kháng khuẩn cao hơn: Lòng trắng trứng giúp bảo vệ thai phụ khỏi các vi khuẩn có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển phôi thai. Nghiên cứu cho thấy lòng trắng trứng vịt có tính kháng khuẩn Salmonella cao hơn lòng trắng trứng gà./.
5 loại thực phẩm giúp bạn cải thiện tâm trạng "ngay tức thì" Có thể một thanh socola sẽ nhanh chóng giúp cơ thể bạn được "hồi sức", tuy nhiên tác dụng này cũng sẽ nhanh chóng làm bạn cảm thấy không dễ chịu gì. Bên cạnh đó, có những loại thực phẩm sẽ giúp cải thiện tâm trạng bạn thực sự "cảm thấy tốt" hơn. 1. Thực phẩm chứa axit béo Omega-3 Axit béo Omega-3...