Ô nhiễm không khí làm tăng huyết áp ở trẻ em
Một phân tích tổng hợp từ 14 nghiên cứu trên khắp thế giới cho thấy việc tiếp xúc với lượng chất gây ô nhiễm không khí cao trong thời thơ ấu làm tăng nguy cơ mắc chứng cao huyết áp ở trẻ em và thanh thiếu niên, hậu quả kéo dài đến khi trưởng thành.
Các nghiên cứu trước đây về mối liên hệ giữa ô nhiễm không khí với tình trạng huyết áp ở trẻ em và thanh thiếu niên thường đưa ra những kết luận không nhất quán. Phân tích mới thu thập thông tin từ 14 nghiên cứu tập trung vào tác động của ô nhiễm không khí đối với huyết áp ở trẻ em và thanh thiếu niên, bao gồm dữ liệu sức khỏe của hơn 350.000 em độ tuổi từ 5 đến 13 ở Trung Quốc, Mỹ và các nước châu Âu.
ối tượng nghiên cứu được chia thành các nhóm dựa trên thời gian tiếp xúc với không khí ô nhiễm – gồm tiếp xúc lâu dài (trên 30 ngày) và tiếp xúc ngắn hạn (dưới 30 ngày). Các chuyên gia cũng rà soát thành phần của các chất gây ô nhiễm không khí, cụ thể là khí nitơ điôxít (NO2) và các hạt bụi mịn có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 micrômét (PM2.5) hoặc PM10. Một micrômét (viết tắt là m) bằng một phần triệu mét.
Video đang HOT
Ảnh: Everypixel
Kết quả chỉ ra rằng: Tiếp xúc với bụi mịn PM10 trong thời gian ngắn có liên quan đáng kể đến việc tăng huyết áp tâm thu ở trẻ em và thanh thiếu niên; tiếp xúc lâu dài với PM2.5, PM10 và NO2 cũng dẫn tới tăng huyết áp tâm thu; còn tiếp xúc lâu dài với PM2.5 và PM10 có liên quan đến mức huyết áp tâm trương cao hơn. Theo các chuyên gia y tế, tăng huyết áp thời niên thiếu là một yếu tố nguy cơ gây cao huyết áp và bệnh tim mạch về sau.
Giáo sư Yao Lu, trưởng nhóm nghiên cứu tại ại học Hoàng đế Luân ôn (Anh), cho biết để giảm tác động của ô nhiễm môi trường đến huyết áp ở trẻ em và thanh thiếu niên, ngoài hạn chế để trẻ phơi nhiễm với các chất gây ô nhiễm, người lớn cần đo huyết áp thường xuyên cho các em, qua đó có thể giúp xác định những trẻ bị tăng huyết áp và có biện pháp kiểm soát phù hợp, không chỉ bảo vệ sức khỏe ở hiện tại mà cả trong tương lai.
Chỉ số không khí Hà Nội 'đỏ rực' ngày cuối tuần
Sáng cuối tuần (17/1), các hệ thống quan trắc đều ghi nhận chỉ số chất lượng không khí ở Hà Nội đạt ngưỡng đỏ và cam. Mức ô nhiễm này có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người dân.
Liên tiếp trong các ngày cuối tuần 16-17/1/2021, chất lượng không khí Hà Nội có chiều hướng xấu đi khi các chỉ số đo đạc AQI tại hầu hết các điểm quan trắc của Thủ đô đều báo đỏ và cam.
Không khí ô nhiễm ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ của người dân. Ảnh: Lê Phú
Mức ô nhiễm này khiến những người bình thường bắt đầu bị ảnh hưởng tới sức khỏe, nhóm người nhạy cảm có thể gặp những vấn đề nghiêm trọng hơn.
Trong nhiều tháng qua, chỉ số AQI về chất lượng không khí tại thủ đô Hà Nội luôn trở thành tâm điểm theo dõi của người dân trước mối lo về vấn nạn ô nhiễm không khí, bụi mịn (PM2.5) gia tăng khiến các bệnh về hô hấp tăng cao.
Với tình trạng chất lượng không khí đang ở ngưỡng "có hại" như hiện nay, người dân cần giảm và hạn chế tối đa các hoạt động ngoài trời, tránh tập thể dục kéo dài ngoài trời và nên nghỉ ngơi nhiều trong nhà.
Đặc biệt người già, trẻ em và người mắc bệnh hô hấp, tim mạch nên ở trong nhà và giảm hoạt động mạnh. Mang khẩu trang chống bụi PM2.5 đạt chuẩn khi đi ra ngoài.
Bụi mịn "sát thủ" ẩn mình trong nhà Trong cùng một nồng độ khí bị ô nhiễm, lượng chất trực tiếp đi vào cơ thể trẻ sẽ cao gấp đôi so với người trưởng thành. Nhiều khu vực liên tục có mức độ không khí xấu. Ảnh minh họa. Đáng lưu ý, bụi mịn được sản sinh từ những hoạt động thường ngày đơn giản nhất và ở khắp "ngóc ngách"...