Ô nhiễm không khí có thể làm rối loạn DNA
Một nghiên cứu mới cho thấy việc con người thường xuyên hít khói diesel trong môi trường có thể làm ảnh hưởng đến gen trong cơ thể.
Ai cũng biết, ô nhiễm không khí làm con người khó thở, tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim, gia tăng các bệnh mạn tính. Nhưng một nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng, khói diesel có thể đem lại nhiều tác hại hơn đến sức khỏe con người, nó có thể gây rối loạn gen của con người.
Gen của con người được điều khiển bởi một loại công tắc hóa học được gọi là nhóm methyl (một nguyên tử carbon gắn liền với ba nguyên tử hydro). Các nhóm methyl gây ra phản ứng hóa học – được gọi là methyl hóa – ảnh hưởng đến một trong các thành phần của DNA. Các nhóm methyl được thêm vào thường sẽ làm tắt một số gen. Điều ngược lại có xu hướng xảy ra khi bạn có thêm một nhóm methyl hoặc khử một gen, hoặc khi sức khỏe bị ảnh hưởng xấu. Cơ thể tự sản xuất được các nhóm methyl. Điều này cho phép cơ thể tắt gen khi không cần thiết.
Điều đáng nói là các yếu tố bên ngoài cơ thể – chẳng hạn như các chất gây ô nhiễm không khí có thể loại bỏ hoặc thêm các nhóm methyl vào DNA một cách không tương thích với con người. Những thay đổi này theo một cách nào đó có thể chiếm quyền điều khiển gen, khiến cơ thể bị “nhiễu”.
Nghiên cứu về vai trò methyl hóa trong hoạt động gen được gọi là biểu sinh (EH-pee-jen-EH-tiks) mô tả những thay đổi xảy ra bên ngoài DNA của con người. Những thay đổi này không gây hại cho DNA. Thay vào đó, biểu sinh có thể làm một gen im lặng (bằng cách cưỡng chế tắt nó đi) hoặc bật một số gen không đúng lúc.
Video đang HOT
Nghiên cứu mới nhất cho thấy, việc hít khói diesel liên tục trong hai giờ có thể gây ra biểu sinh làm thay đổi DNA của con người. Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học British Columbia ở Vancouver, Canada, theo dõi 16 tình nguyện viên ở trong 16 gian phòng kín có kích thước bằng một nhà vệ sinh nhỏ trong 2 giờ. Một nửa được hít thở không khí trong lành, nửa còn lại hít thở không khí ô nhiễm. Mức độ ô nhiễm tương đương với sự ô nhiễm tại đường cao tốc ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Mức độ như vậy cũng có thể xảy ra ở đường sắt, khu mỏ và các khu công nghiệp ở những nơi khác trên thế giới.
Để thăm dò tác động của ô nhiễm không khí đối với con người, các nhà nghiên cứu đã lấy máu của các tình nguyện viên và tiến hành so sánh. Kết quả, không có gì thay đổi trong mẫu máu của những người được hít thở không khí sạch. Nhưng các nhóm methyl đã bị thay đổi ở khoảng 2.800 điểm khác nhau trên DNA ở những người hít khói diesel.
Những thay đổi đó ảnh hưởng đến khoảng 400 gen. Điều đó có thể dẫn đến hoạt động gen cao bất thường và ảnh hưởng tới sức khỏe một người. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra được làm thế nào mà khói diesel có thể ảnh huởng đến sức khỏe. Nhưng các thử nghiệm đều cho thấy rằng ô nhiễm không khí có thể làm thay đổi DNA. Dữ liệu từ các nghiên cứu cũng cho biết thêm, các bệnh như hen suyễn có thể xuất phát từ các đợt methyl hóa kéo dài.
Phương Ly
Theo ngaynay.vn
Cháy nhà kho Rạng Đông: Ngoài thủy ngân kịch độc, còn nhiều hóa chất khác
Chất độc phát tán sau vụ cháy kho công ty Rạng Đông có thủy ngân, bột huỳnh quang... đều không tốt cho sức khỏe khi tiếp xúc hay hít thở.
Chất độc phát tán sau vụ cháy kho công ty Rạng Đông có thủy ngân, bột huỳnh quang... đều không tốt cho sức khỏe khi tiếp xúc hay hít thở
Trao đổi với PV Báo Giao thông, PGS.TS Trần Hồng Côn (nguyên giảng viên Khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội) khẳng định: "Sau vụ cháy lớn ở kho hàng Công ty Bóng đèn, phích nước Rạng Đông, chất độc phát tán ra ngoài không khí có thủy ngân, bột huỳnh quang... Đó đều là các chất không tốt cho sức khỏe con người khi tiếp xúc hay hít thở".
Theo lý giải của ông Côn, các chất độc như đã nêu trên phát tán ở nhiệt độ cao ra ngoài không khí, ngưng đọng lại khi gặp nhiệt độ thấp hơn và lắng xuống mặt đất... Do vậy chất độc không chỉ có trong không khí, mà còn có ở các nguồn nước hở, nước đựng trong bể, thùng hay các vật dụng, cây trồng, đất đai đều có khả năng tiếp nhận các chất độc hại này.
Ông Côn cũng cho biết: Mức độ có tiêu chuẩn thủy ngân được tính dưới 1 phần tỷ, nghĩa là nồng độ cực thấp mới không ảnh hưởng đến sức khỏe, môi trường sống của con người.
"Thông tin trên Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế nêu: "Thủy ngân thuộc nhóm đầu các độc tố gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Thủy ngân là chất độc tích lũy sinh học rất dễ hấp thụ qua da, các cơ quan hô hấp và tiêu hóa. Thủy ngân tạo ra sự ô nhiễm đáng kể đối với môi trường vì nó tạo ra các hợp chất hữu cơ trong cơ thể sinh vật. Một trong những hợp chất độc nhất của nó là đimêtyl thủy ngân, độc đến mức chỉ vài micrôlít rơi vào da có thể gây tử vong".
"Hiện nay điều cần làm là nhanh chóng xác định nguồn hóa chất thất thoát ra môi trường qua vụ cháy.
Để làm điều này cần có con số thống kê cụ thể từ nhà máy Rạng Đông về loại hóa chất và số lượng. Bên cạnh đó, cần dựa vào quan trắc cụ thể từ các đơn vị quan trắc của Bộ Tài nguyên môi trường, để có đánh giá chi tiết mức độ đến đâu mới đưa ra được những khuyến cáo chính xác", TS. Trần Hồng Côn chia sẻ.
Còn theo TS. Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch mạng lưới không khí sạch Việt Nam, các sự cố cháy nổ lớn thường có tác động môi trường lớn đến khu vực xung quanh, như ô nhiễm bụi mịn, phát thải các khí độc. Vì thế cần huy động cơ quan chuyên môn tiến hành quan trắc chất lượng không khí liên tục xung quanh khu vực cháy, trong đó có quan trắc hàm lượng thủy ngân trong không khí. Trên cơ sở đó xác định mức độ ô nhiễm và có giải pháp xử lý phù hợp.
Như Báo Giao thông đã đưa tin, đám cháy nhà kho Công ty Bóng đèn phích nước Rạng Đông bùng phát lúc 18h chiều 28/8. Vụ cháy khiến khoảng 300 m2 nhà kho đổ sập, khung thép và mái tôn bị sức nóng của ngọn lửa uốn cong. Đến gần 23h vụ cháy cơ bản được khống chế.
Ngay sau vụ cháy này, UBND phường Hạ Đình đã phát đi thông tin về vệ sinh môi trường sau vụ cháy, trong đó có yêu cầu "người dân nên rửa mắt, rửa mũi, xúc miệng hàng ngày bằng nước muối sinh lý nhiều hơn trong thời gian 7 đến 10 ngày tới.
Đồng thời thực hiện chế độ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng, đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà. Đặc biệt, không sử dụng thực phẩm, rau, hoa quả, trái cây, gia cầm, cá, lợn... được nuôi trồng trong vòng bán kính 1km kể từ tâm đám cháy trong 21 ngày tới...
Theo baogiaothong
Tia cực tím khiến hệ vi sinh đường ruột người đa dạng hơn, làm tăng khả năng miễn dịch Theo Frontiers in Microbiology, các nhà khoa học Canada đã phát hiện ra rằng khi tia cực tím tác động lên da, thành phần của hệ vi khuẩn trong ruột người thay đổi. Nó trở nên đa dạng hơn, giúp cải thiện các đặc tính bảo vệ của cơ thể. Bức xạ cực tím của mặt trời kích thích sản sinh vitamin D...