Nước muối ấm dùng khi nào và rủi ro khi sử dụng không đúng cách
Muối đã được sử dụng trong hàng nghìn năm và nó quan trọng đối với sự tồn tại của mỗi chúng ta.
Ngoài việc sử dụng làm gia vị, muối còn được dùng trong việc chăm sóc sức khỏe. Một trong những phương pháp sử dụng muối đơn giản và hiệu quả nhất đó chính là nước muối ấm.
1. Lợi ích sức khỏe của muối
Muối là một thành phần quan trọng trong nhiều nền y học cổ truyền của các quốc gia trong nhiều thế kỷ. Trên thực tế, các văn bản Ayurvedic cổ đại (Ấn Độ) đã đề cập đến muối và coi nó là cần thiết cho chức năng và sự phát triển của cơ thể.
Theo Ayurveda, muối không nên tinh chế và tiêu thụ ở mức độ vừa phải để có được nhiều lợi ích nhất cho sức khỏe. Muối được cho là có tác dụng chống lợi tiểu và giúp làm dịu cổ họng, làm thông xoang, hỗ trợ cân bằng điện giải và hỗ trợ giải độc.
Trong Y học cổ truyền phương Đông, muối được dùng để làm mát cơ thể và điều hòa lượng nước, độ ẩm. Nó cũng được cho là có tác dụng tăng cường sức khỏe thận, loại bỏ độc tố và thúc đẩy quá trình tiêu hóa trong cơ thể.
Nước muối ấm có lợi cho sức khỏe nhưng nếu lạm dụng sẽ gây hại…
Video đang HOT
2. Tác dụng của muối theo y học cổ truyền
TS. Lương Y Phùng Tuấn Giang, Chủ tịch Viện nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam cho biết, trong y học cổ truyền, muối còn được gọi là diêm. Nước muối là diêm thủy.
Muối vị mặn, tính hàn, không độc; quy các kinh thận, tâm, bàng quang, vị, tiểu trường, đại trường; có tác dụng thanh tâm, lương huyết, tả hoả, tư thận, kiện nha cổ xỉ (chắc răng), thông tiện, giải độc, nhuận táo, dẫn các thuốc vào kinh lạc.
Y học cổ truyền dùng nước muối ấm làm thuốc trị đau sưng họng, đau răng, viêm lợi, đầy tức ngực, táo bón, đầy trướng… và dùng muối trong bào chế đông dược.
3. Cách sử dụng nước muối ấm
Theo TS. Lương Y Phùng Tuấn Giang, pha muối với nước ấm theo tỷ lệ 0,9% (tương đương với nước muối sinh lý) hoặc áng chừng sao cho có vị mặn như nước canh là có thể dùng được. Súc miệng nước muối ấm vào buổi sáng sớm trước khi đánh răng sẽ giúp làm sạch họng, khoang miệng, phòng chống được các bệnh răng miệng và viêm họng.
Ngoài ra, muối còn được dùng theo nhiều cách khác để chăm sóc sức khỏe như: Muối tắm, muối ngâm chân, muối tẩy da chết, muối chườm nóng… Kết hợp muối với các loại thảo dược để giúp tăng cường hiệu quả trị liệu.
4. Rủi ro và tác dụng phụ của nước muối ấm
TS. Lương Y Phùng Tuấn Giang cho biết, mặc dù muối có một số lợi ích cho sức khỏe nhưng chúng ta cũng không nên lạm dụng nước muối ấm. Nếu chế độ ăn uống quá nhiều natri (muối), thì thận sẽ đào thải nhiều nước hơn, điều này có thể gây ra các biến chứng trong việc cân bằng các chất điện giải thiết yếu khác.
Các triệu chứng của việc có quá nhiều natri trong chế độ ăn uống có thể bao gồm đầy hơi, thờ ơ, mất nước, suy nhược, khó chịu và co giật cơ.
Tăng natri máu xảy ra khi có sự mất cân bằng natri và nước trong cơ thể. Tình trạng này phổ biến hơn ở những người:
Trẻ sơ sinh bú ít sữa mẹ hoặc uống sữa công thức không được pha đúng cách; Người cao tuổi; Người mắc bệnh đái tháo đường hoặc các vấn đề về thận; Bệnh nhân bỏng nặng; Những người dùng thuốc lợi tiểu; Những người ăn chế độ ăn chế biến nhiều…
Các triệu chứng có thể bao gồm khát nước dữ dội, nhức đầu, lú lẫn, khó chịu, bồn chồn và buồn ngủ. Nếu chúng ta nghĩ rằng mình có thể đang bị tăng natri máu, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.
Ngoài ra, đối với người đang cắt giảm hoàn toàn muối ăn khỏi chế độ ăn uống của mình, điều quan trọng là phải đảm bảo chúng ta nhận được iod từ các nguồn thực phẩm khác. Ngoài muối, có thể tìm thấy iod tự nhiên trong các thực phẩm như rong biển, các sản phẩm từ sữa, hải sản và trứng…
Nếu chúng ta không thường xuyên tiêu thụ bất kỳ loại thực phẩm nào trong số này, việc chọn muối biển iod có thể là một lựa chọn tốt để đảm bảo đáp ứng nhu cầu hàng ngày nhằm tránh tình trạng thiếu iod.
Chuyên gia ăn kiêng tiết lộ cách ăn chuối giúp giảm nguy cơ ung thư
Nếu bạn thường xuyên ăn chuối nhưng chỉ ăn những quả chuối chín mềm thì bạn đã bỏ lỡ nhiều lợi ích sức khoẻ mà chuối xanh có thể đem lại.
Đó là tiết lộ của tiến sĩ Micheal Mosley - một chuyên gia về chế độ ăn kiêng - trên tờ Mail Online.
TS Mosley cho biết, chuối xanh chứa nhiều tinh bột đề kháng - loại tinh bột hoạt động giống như chất xơ và không dễ bị phân huỷ trong ruột. Loại tinh bột này làm cho đường được hấp thu vào máu chậm hơn, khống chế sự gia tăng đột biến của lượng đường trong máu.
Thực phẩm chứa tinh bột đề kháng còn nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong đường ruột của bạn. Những vi khuẩn này rất quan trọng vì chúng chuyển hoá tinh bột đề kháng thành một loại acid béo gọi là butyrate.
Butyrate có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh ung thư ruột kết, đồng thời rất có lợi cho đường ruột của bạn.
Không phải ai cũng biết lợi ích sức khoẻ mà chuối xanh có thể đem lại.
Không chỉ vậy, theo tiến sĩ Mosley, tinh bột đề kháng trong chuối xanh và các thực phẩm khác còn có thể giúp ích cho gan của bạn. Điều này được khẳng định trong nghiên cứu tại Bệnh viện Nhân dân Thượng Hải (Trung Quốc), với sự tham gia của 200 bệnh nhân mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.
Các bệnh nhân được dùng tinh bột đề kháng làm từ ngô hai lần một ngày trong 4 tháng. Kết quả cho thấy, lượng chất béo trong gan của những người tham gia thử nghiệm ít hơn 40% so với những người không dùng tinh bột đề kháng.
Tiến sĩ Mosley cho biết thêm, những người tham gia ăn tinh bột đề kháng hàng ngày cũng giảm mức độ men gan và các yếu tố gây viêm liên quan đến bệnh gan.
Nếu bạn muốn tận dụng những lợi ích của tinh bột đề kháng thì không cần phải ăn bột ngô. Bạn có thể dễ dàng tăng lượng tiêu thụ tinh bột đề kháng bằng cách ăn yến mạch, các loại đậu và chuối xanh, TS Mosley cho biết.
Làm gì khi bị kiến ba khoang đốt Hiện nay là thời điểm sinh sản của kiến ba khoang nên tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, không ít người đã đến bệnh viện da liễu để điều trị do bị kiến ba khoang đốt. Thời gian gần đây, số lượng bệnh nhân bị viêm da do tiếp xúc với kiến ba khoang gia tăng mạnh. Những trường hợp nhẹ...