Đắk Lắk ghi nhận bệnh nhi 2 tuổi tử vong vì tay chân miệng
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk cho biết, tại huyện Ea Súp vừa ghi nhận thêm một trường hợp bệnh nhi hai tuổi tử vong vì tay chân miệng.
Đây là trường hợp thứ tư tử vong vì bệnh này kể từ đầu năm 2023 đến ngày 13/11 trên địa bàn.
Bệnh nhi tử vong là L.V.T.E (nam, sinh năm 2021, trú tại xã Ia Lốp, huyện Ea Súp). Theo người nhà bệnh nhi, ngày 11/11, trẻ có biểu hiện sốt cao liên tục, ngủ giật mình nhiều, nổi mụn nước ở lòng bàn chân, loét miệng. Người nhà đưa trẻ đi khám và uống thuốc 1 ngày. Đến ngày 12/11, trẻ đi đứng loạng choạng, sốt cao liên tục, ăn uống kém, tay chân lạnh, ngủ li bì, người nhà đưa trẻ đi khám và nhập viện tại Trung tâm Y tế huyện Ea Súp. Cùng ngày, trẻ được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên.
Tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, trẻ nhập Khoa Hồi sức Cấp cứu Nhi – Sơ sinh trong tình trạng lơ mơ, môi tái, lạnh tứ chi, nổi nhiều hồng ban nhỏ ở lòng bàn chân, họng có nhiều vết loét. Các bác sỹ chuẩn đoán trẻ suy hô hấp độ IV; bệnh tay chân miệng độ IV; nhiễm trùng huyết; xuất huyết tiêu hóa; phù phổi cấp. Đến 4 giờ 40 phút ngày 13/11, trẻ hôn mê sâu, môi tím tái và tử vong với chẩn đoán viêm cơ tim cấp; phù phổi cấp; bệnh tay chân miệng độ IV; nhiễm trùng huyết; xuất huyết tiêu hóa.
Theo Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk Hoàng Hải Phúc, ngay khi nhận được thông tin, Trung tâm đã điều tra yếu tố dịch tễ của ca bệnh và thông báo cho Trung tâm Y tế huyện Ea Súp; đồng thời, hướng dẫn các biện pháp điều tra, xử lý môi trường.
Video đang HOT
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk kiến nghị, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây nguyên tiếp tục chỉ đạo về chuyên môn kỹ thuật và hỗ trợ tỉnh trong công tác xét nghiệm, chẩn đoán xác định trường hợp bệnh. Sở Y tế chỉ đạo cho các đơn vị y tế trong toàn ngành triển khai giám sát, theo dõi, phát hiện và cảnh giác với bệnh tay chân miệng; tăng cường truyền thông cho người dân cách nhận biết về bệnh và các biện pháp chủ động phòng, chống bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Tính đến ngày 13/11, tỉnh Đắk Lắk ghi nhận 1.995 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng. Trong đó, thành phố Buôn Ma Thuột, các huyện Krông Pắk, Cư M’gar, Buôn Hồ… có số ca mắc cao.
Nam sinh 16 tuổi phải cắt dạ dày vì thói quen nguy hiểm nhiều bạn trẻ đang mắc
Em M. thường có thói quen ăn uống không điều độ, bỏ bữa thường xuyên, hay thức khuya để học bài.
Thỉnh thoảng em kêu có triệu chứng đau vùng bụng nhưng chỉ thoáng qua nên gia đình cũng không chú ý.
Vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM) cho biết đã cấp cứu thành công một bệnh nhân trẻ tuổi bị xuất huyết tiêu hóa mức độ nặng do các thói quen sống nguy hiểm.
Bệnh nhân là em N.B.M. (16 tuổi, ngụ tỉnh Bình Dương) nhập viện trong tình trạng ói ra máu tươi lượng nhiều, tụt huyết áp, được chẩn đoán sốc mất máu do xuất huyết tiêu hóa mức độ nặng, loét dạ dày.
Bệnh nhân phải phẫu thuật cắt dạ dày để cầm máu
Khai thác bệnh sử, trước đó M. ói ra máu tại nhà, được mẹ đưa vào một bệnh viện nội soi, chẩn đoán loét hang vị gây biến chứng chảy máu, điều trị không đỡ nên gia đình xin chuyển viện.
Thời điểm vào Bệnh viện TP Thủ Đức, bệnh nhân được thăm khám và thực hiện cận lâm sàng, nội soi dạ dày can thiệp cầm máu. Nhưng do ổ loét sâu và ăn vào mạch máu, gây chảy máu ồ ạt, bác sĩ Mai Hóa, Trưởng khoa Ngoại tổng quát cùng cộng sự quyết định phẫu thuật cắt dạ dày cho bệnh nhân.
Quá trình phẫu thuật, bác sĩ quan sát thấy ổ loét 1,5cm nằm ở mặt sau hang vị dạ dày, xâm lấn động mạch vị tá tràng và mặt trước tụy. Đánh giá tình trạng bệnh nhân nguy kịch, ekip điều trị đã cắt bán phần dưới dạ dày để kiểm soát ổ chảy máu.
Sau mổ, bệnh nhân được chăm sóc đặc biệt, hội chẩn đa chuyên khoa nâng đỡ tổng trạng. Trải qua quá trình điều trị toàn diện, đến nay M. đã có thể ăn uống đường miệng, tự chăm sóc bản thân, vết mổ lành tốt. Dự kiến khoảng 9 ngày sau mổ, bệnh nhân sẽ được ra viện.
Chị V., mẹ của bệnh nhân cho biết, ở nhà em M. thường có thói quen ăn uống không điều độ, bỏ bữa thường xuyên, hay thức khuya để học bài. Thỉnh thoảng em kêu có triệu chứng đau vùng bụng nhưng chỉ thoáng qua nên gia đình cũng không chú ý.
Khoảng 1 tháng trở lại đây, các cơn đau trở nên nặng hơn, bệnh nhân ói ra máu, nên được đưa vào bệnh viện gần nhà nội soi chẩn đoán là loét hang vị gây biến chứng chảy máu. Qua điều trị, tình hình bệnh không cải thiện nên người nhà xin chuyển lên Bệnh viện thành phố Thủ Đức.
Bác sĩ Mai Hóa cho biết, bệnh loét dạ dày - hành tá tràng nếu không được chẩn đoán, xử trí sớm sẽ dẫn đến những biến chứng đe dọa tính mạng người bệnh như chảy máu tiêu hóa, thủng gây viêm phúc mạc, nhiễm trùng, nhiễm độc.
"Hiện nay, loét hành tá tràng đang có xu hướng trẻ hóa độ tuổi mắc bệnh do stress, áp lực học tập và lao động, thói quen thức khuya, ăn uống thiếu khoa học (ăn không đúng giờ, ăn nhiều đồ chua, cay...) gây nên các ổ viêm loét dạ dày - tá tràng, biến chứng rất nguy hiểm", bác sĩ chia sẻ.
Bác sĩ khuyến cáo, khi có các dấu hiệu đau bụng thượng vị, ợ hơi, ợ chua kéo dài... người bệnh cần phải đến cơ sở y tế thăm khám để phát hiện sớm bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng, để điều trị tránh biến chứng nguy hiểm như thủng ổ loét, chảy máu dạ dày, ung thư...
Thức khuya học bài, hay bỏ bữa, một thiếu niên nhập viện vì nôn ra máu Một thiếu niên 16 tuổi tại Bình Dương thường xuyên học khuya, ăn uống không điều độ. Mới đây, em nôn ra máu lượng nhiều và phải phẫu thuật khẩn cấp vì loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa. Sáng 12/11, Bệnh viện TP Thủ Đức (TP.HCM) cho biết nơi đây vừa cấp cứu cho một bệnh nhân 16 tuổi, nhập viện trong...