Nước ép rau quả có tốt như bạn tưởng?
Sử dụng nước ép trái cây là lựa chọn thay thế hiệu quả khi muốn tránh ăn trực tiếp các loại trái cây và rau tươi, đông lạnh hoặc đóng hộp. Liệu việc ép nước rau quả có làm mất đi chất dinh dưỡng trong các loại thực phẩm này?
Các chuyên gia khuyên nên sử dụng ngay nước ép rau quả khi vừa được làm xong. Ảnh: CNN.
Nước ép rau quả chứa một lượng vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác. Khi ép rau quả, một số chất xơ tốt cho sức khỏe sẽ bị mất bởi máy ép nước trái cây tách nước ép từ bột và vỏ giàu chất xơ.
Robin Foroutan – chuyên gia dinh dưỡng Viện Dinh dưỡng và ăn kiêng cho biết: “Việc mất chất xơ trong nước ép rau quả dẫn đến việc nước ép có thể khiến lượng đường trong máu của bạn tăng đáng kể so với việc bạn thực sự ăn trái cây và rau”.
Ngoài chất xơ, việc ép nước cũng làm mất một số polyphenol và chất chống oxy hóa có trong các loại trái cây, vỏ trái cây và rau củ.
Chuyên gia này chỉ ra rằng, tốt nhất nên uống nước ép rau quả ngay vì càng để lâu chất chống oxy hóa và enzyme càng giảm. Ông Foroutan cũng “mách” rằng, nếu không sử dụng nước ép được ngay, tốt nhất bạn nên bảo quản nó trong hộp thủy tinh kín, làm lạnh và sử dụng trong vòng 1 ngày.
Theo Viện Dinh dưỡng và ăn kiêng, để giảm việc mất chất xơ khi ép nước rau quả có thể kết hợp với một số loại bột vào nước ép như bánh muffin, cơm hoặc súp… Một phương án khác là sử dụng máy chế biến thực phẩm hoặc máy xay thay vì máy ép trái cây để làm nước ép rau quả. Việc này giúp làm giảm khả năng mất chất xơ và giúp người dùng nươc ép cảm thấy no lâu hơn.
Một nghiên cứu chỉ ra, việc xay trái cây mang tới nhiều lợi ích khác so với nước ép. Khi xay trái cây sẽ có hoạt tính chống oxy hóa mạnh hơn và chứa lượng hợp chất phenolic lớn hơn. Tuy nhiên, hàm lượng vitamin C trong nước ép táo, lê và quýt cao trong nước ép từ máy ép sẽ cao hơn so với nước ép từ máy xay.
CNN lưu ý, dù nước ép có thể giúp người sử dụng tiêu thụ các chất dinh dưỡng quan trọng, nhưng không thể thay thế toàn bộ rau quả trong chế độ ăn uống của bạn. Thêm vào đó, việc thay đổi cách thức nạp các loại rau củ vào cơ thể cũng không giúp bạn giảm cân hoặc loại bỏ độc tố. Trên thực tế, việc giới hạn chế độ ăn uống để uống nước ép rau quả có thể khiến bạn thiếu các chất dinh dưỡng quan trọng như protein và chất béo lành mạnh.
Một lưu ý khác là trong nước ép có lượng đường tự nhiên là một nguồn calo tập trung, có trong cả nước ép rau như cà rốt hoặc củ cải đường. Do đó, nếu đang kiểm soát lượng đường trong máu hãy đảm bảo điều chỉnh lượng nước ép tiêu thụ giới hạn ở mức 1 nửa cốc.
KIM ANH
Theo Lao động
10 thực phẩm chớ để trong tủ đá
Cấp đông là một cách để bảo quản thực phẩm và sử dụng sau đó. Nhưng không phải tất cả các loại thực phẩm đều phù hợp để cấp đông vì sẽ bị giảm chất lượng hoặc gây ra những nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn cho người ăn.
Dưới đây là 10 loại thực phẩm bạn nên tránh cho vào tủ đá.
Video đang HOT
Chất lỏng trong dụng cụ đựng kín nắp bằng thủy tinh có thể nổ.
Ai cũng biết chất lỏng sẽ nở ra khi được đặt trong tủ đá. Vì thế, nên tránh đặt các dụng cụ đựng bằng thủy tinh chứa đầy chất lỏng trong tủ đá. Logic tương tự áp dụng cho các loại lon và thậm chí dụng cụ đựng bằng nhựa.
Chất lỏng có thể phá vỡ hoặc thậm chí phát nổ trong quá trình đóng băng. Điều này cũng xảy ra với dujgn cụ đựng bằng nhựa không đủ chỗ để chất lỏng giãn nở.
Trứng nguyên quả có thể vỡ.
Mặc dù một số người nói rằng có thể đông lạnh trứng, nhưng đừng làm thế vì trứng có thể vỡ trong tủ đá.
Mọi thứ sẽ co lại khi gặp. Điều xảy ra với chất lỏng là khi chúng co lại và bị lạnh - và khi đạt đến điểm đóng băng - chúng sẽ giãn nở đột ngột. Ngay khi chạm đến điểm đóng băng, chúng có thể phát nổ.
Đó là lý do tại sao bạn thấy khi cho nước vào khay đá, khối đá sẽ to hơn một khi chúng đông cứng. Điều này xảy ra với bất cứ thứ gì được tạo ra bên trong một sản phẩm như quả trứng.
Xà lách sẽ bị héo.
Khi bạn mua xà lách trong siêu thị hoặc ngoài chợ, nó thường tươi và giòn. Tủ đá sẽ làm hỏng rau lá xanh và làm cho nó mất độ giòn, để lại cho bạn những cây xà lách sũng nước.
Xà lách sẽ chuyển từ giòn thành héo, mềm và bị úng, không thể ăn được sau khi bỏ vào tủ đá.
Hầu hết các loại trái cây và rau tươi đều không phù hợp để đông lạnh.
Có một số thứ bạn có thể đông lạnh lại, trái cây và nông sản không nằm trong số đó. Cần có nhiệt độ dưới mức thấp để đông lạnh trái cây và rau quả tươi đúng cách và hầu hết các tủ lạnh gia đình không được trang bị để xử lý quá trình này với kết quả cuối cùng tốt.
Nếu bạn muốn đông lạnh trái cây và rau, thì hãy mua chúng theo cách đó. Các nhà sản xuất có thiết bị phù hợp để đông lạnh trái cây và rau quả đúng cách.
Đông lạnh thịt, cá hoặc gia cầm sống mà trước đó đã được đông lạnh có thể dẫn đến sự phát triển của vi khuẩn.
Các loại thịt như cá ngừ loại sushi thường được đông lạnh từ trước trong 48 giờ trước khi đến tay người tiêu dùng. Nhiều người nghĩ rằng mình đang ăn cá ngừ tươi trong khi thực ra không phải vậy. Đông lạnh thịt mà trước đó đã được đông lạnh có thể dẫn đến chất lượng kém và làm tăng nguy cơ vi khuẩn.
Các nhà sản xuất thường làm đông lạnh thịt ở nhiệt độ -62o để giúp tiêu diệt mọi ký sinh trùng. Điều xảy ra trong quá trình đông lạnh nhanh này là, khi nhiệt độ giảm đi và gần tới điểm đóng băng, các phân tử trong thịt sẽ không vỡ. Khi bạn đông lạnh lại miếng thịt ở nhiệt độ đông lạnh bình thường ở nhà, thường là khoảng -17oC, thịt trở nên dai và hương vị không còn ngon. Bạn cũng sẽ mời gọi vi sinh vật phát triển vì chúng không phải lúc nào cũng chết ở nhiệt độ trong tủ đá.
Ngoài ra, Murphy chỉ ra rằng việc đông lại thịt khiến sản phẩm tiết ra chất dịch. Điều này xảy ra khi miếng thịt được cấp đông lại ở nhiệt độ khác và các tế bào nổ tung.
Bạn có thể đông lạnh lại một thứ vốn đã được đông lạnh và bạn không đông lạnh nó đúng cách ở nhà. Điều này khiến sản phẩm hư hỏng. Quy tắc chung là để việc đông lạnh cho các nhà sản xuất.
Thực phẩm chiên rán sẽ mất độ giòn trong tủ đông.
Nhiệt độ lạnh trong tủ đá sẽ khiến các món chiên rán bị ỉu và mất đi độ giòn.
Vì thế, việc đông lạnh thực phẩm đã chiên rán làm món ăn mất độ giòn. Ngoài ra, thực phẩm đông lạnh đã được chiên rán trước đó sẽ không thể hâm nóng tốt.
Sữa, kem chua và sữa chua có thể bị vón cục sau khi đông lạnh.
Sữa có thể được đông lạnh từ một đến ba tháng. Tuy nhiên sữa hoặc các sản phẩm từ sữa khác nhiều khả năng sẽ không còn giống như trước khi đóng lạnh.
Khi các sản phẩm sữa được rã đông sau đó, chúng sẽ tách thành nước và khối vón cục.
Không nên đông lạnh khoai tây sống.
Khoai tây sống không đông lạnh tốt. Nếu đông lạnh một món súp, món hầm, hoặc món ăn khác có chứa khoai tây, tốt nhất bạn nên để khoai tây sống và nấu chúng khi đã sẵn sàng ăn. Lựa chọn khác là thêm khoai tây vào món ăn sau khi rã đông.
Trong củ khoai tây sống, nước và tinh bột sẽ không đóng băng tốt, vì thế bạn sẽ có một mớ hỗn độn, lổn nhổn, có mùi vị chẳng ra gì.
Hạt cà phê hoặc bột cà phê không nên để trong tủ đá.
Mặc dù việc thêm đá vào cà phê không phải là vấn đề, nhưng để cà phê hạt hoặc cà phê bột vào tủ đá không phải là ý hay cho lắm.
Nếu đông lạnh cà phê, cuối cùng bạn sẽ có một thứ bột bốc mùi và ẩm ướt vì chúng hút các mùi và độ ẩm từ các sản phẩm khác trong tủ đá hoặc tủ lạnh.
Các loại rau gia vị tươi sẽ không còn tốt sau khi đông đá.
Các tế bào sẽ bị giãn nở khi đóng băng và điều đó khiến các ra gia vị bị phá vỡ. Khi cho rau gia vị vào trong tủ đá, chúng sẽ không còn dáng vẻ như trước.
Khi cấp đông cho rau gia vị ở nhiệt độ đóng băng thông thường, khoảng 0độF (-17,7oC) nếu bạn có tủ cấp đông tốt, rau sẽ co vào và đến giây phút cuối cùng khi nó thực sự đến điểm đóng băng, các tế bào sẽ nổ tung. Rau gia vị sẽ giữ đông đá, nhưng khi rã đông, bạn sẽ nhận được một mớ lấy nhầy. Các loại rau gia vị mềm hơn như rau mùi tây, húng quế và rau mùi sẽ chuyển sang dạng nhão nhoét. Một số loại rau thực sự cứng hơn, như hương thảo và húng tây, có thể tốt hơn một chút.
Cẩm Tú
Theo BI
Người phụ nữ hiến xác cho khoa học trở thành 'thi thể bất tử' Sau khi hiến cho khoa học, thi thể Susan Potter được đông lạnh và cắt 27.000 lần, tạo nên thi thể kỹ thuật số. Lần đầu gặp gỡ Susan Potter và nghe bà bày tỏ nguyện vọng hiến thi thể cho Dự án Con người Hiện hữu , tiến sĩ Victor Spitzer, giáo sư tế bào và phát triển sinh học tại Đại...