‘Núi’ tài sản của Trương Mỹ Lan có trả đủ cho SCB?
Để thu hồi hơn thiệt hại hơn 677.000 cho SCB như quan điểm của Viện kiểm sát, cơ quan tố tụng đã kê biên 1.237 bất động sản liên quan trực tiếp đến bị cáo Trương Mỹ Lan, đồng thời kê biên, phong tỏa, tạm giữ nhiều nguồn tiền khác.
Hôm qua (21.3), phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 85 bị cáo vẫn tiếp tục với phần bào chữa của các luật sư, sau khi Viện kiểm sát luận tội.
Bị cáo Trương Mỹ Lan. ẢNH THẢO NHÂN
Ở phần luận tội, Viện KSND TP.HCM đề nghị tòa tuyên phạt bị cáo Trương Mỹ Lan 20 năm tù về tội đưa hối lộ; 19 – 20 năm tù về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; tử hình về tội tham ô tài sản. Tổng hợp hình phạt là mức án tử hình.
Đồng thời, về trách nhiệm dân sự, Viện KSND TP.HCM đề nghị tòa tuyên buộc Trương Mỹ Lan có trách nhiệm bồi thường toàn bộ hậu quả thiệt hại do hành vi phạm tội của bị cáo và đồng phạm gây ra, là 677.286 tỉ đồng và số lãi phát sinh của hậu quả thiệt hại này.
Kê biên 1.237 bất động sản và nhiều tài sản khác
Với thiệt hại trên, cơ quan tiến hành tố tụng cũng kê biên, phong tỏa, tạm giữ nhiều tài sản của Trương Mỹ Lan, đồng phạm và nhiều cá nhân, tổ chức liên quan để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án của Trương Mỹ Lan.
Cụ thể, giai đoạn điều tra, cơ quan điều tra đã thu giữ hơn 590 tỉ đồng và gần 15 triệu USD. Trong giai đoạn truy tố đã thu giữ thêm của các bị cáo gần 55,5 tỉ đồng.
Bên cạnh đó, các cơ quan tố tụng đã phong tỏa 42 tài khoản của các bị cáo và các cá nhân đứng tên hộ bị cáo mở tại các ngân hàng, tổng cộng gần 1.900 tỉ đồng và hơn 8,4 triệu USD.
Ngoài ra, cơ quan chức năng kê biên 1.237 bất động sản liên quan trực tiếp đến bị cáo Trương Mỹ Lan; kê biên 61 bất động sản và ngăn chặn giao dịch 8 bất động sản của 7 bị cáo khác và cá nhân đứng tên hộ các bị cáo; kê biên 8 bất động sản của Công ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh ở Quảng Ninh liên quan tới thỏa thuận hợp tác với bị cáo Lan; 143 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tái định cư tại xã An Nhựt Tân, H.Tân Trụ (Long An).
Video đang HOT
Loạt bất động sản của bị cáo Trương Mỹ Lan tại trung tâm TP.HCM. ẢNH NHẬT THỊNH
Cơ quan công tố cũng ngăn chặn giao dịch của Công ty CP Sài Gòn Kim Cương đối với 8 tài khoản mở tại SCB, tổng số tiền hơn 789 tỉ đồng; kê biên hơn 857 triệu cổ phần SCB của Trương Mỹ Lan và các cá nhân đứng tên hộ bị cáo này; kê biên hơn 137 triệu cổ phần của 5 công ty…
Kê biên 22 tài sản là phương tiện gồm 1 du thuyền, 2 tàu, 19 ô tô của Trương Mỹ Lan, bị cáo Trương Huệ Vân do các pháp nhân đứng tên.
Để che giấu hành vi phạm tội, một thời gian dài, Trương Mỹ Lan và cựu cán bộ tại SCB đưa tiền cho một số lãnh đạo, cán bộ thuộc Ngân hàng Nhà nước. Quá trình điều tra, truy tố và xét xử, nhóm nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng đã nộp hơn 30 tỉ đồng, hơn 5,3 triệu USD; 10 sổ tiết kiệm hơn 10 tỉ đồng, 2 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Toàn bộ số tiền các bị cáo hưởng lợi, số tiền các bị cáo tự nguyện khắc phục hậu quả, Viện kiểm sát cũng đề nghị tòa trừ vào nghĩa vụ của Trương Mỹ Lan.
Con gái bị cáo Trương Mỹ Lan cho biết: “Đã có người trả giá tòa nhà Capital Place 360 triệu USD”. Trương Mỹ Lan từng khai có thể bán tòa nhà với giá 1 tỉ USD. ẢNH ĐÌNH HUY
Con gái rao bán tòa nhà Capital Place, khách sạn Daewoo
Ngoài ra, trong vụ án, bị cáo Nguyễn Cao Trí (Chủ tịch HĐQT Công ty Văn Lang và Công ty Capella) bị xét xử về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, khi tìm cách chiếm đoạt của bị cáo Lan 1.000 tỉ đồng.
Bị cáo Trí cũng đã khắc phục hơn 700 tỉ đồng và bị kê biên 6 bất động sản, đảm bảo đủ số tiền bồi thường cho bị cáo Lan. Khi thu đủ 1.000 tỉ đồng, bị cáo Lan cũng đề nghị chuyển tiền này để khắc phục hậu quả cho cháu ruột mình là bị cáo Trương Huệ Vân. Trương Huệ Vân bị cáo buộc giúp sức cho Trương Mỹ Lan gây thiệt hại cho SCB 1.100 tỉ đồng.
Khách sạn Daewoo của gia đình bị cáo Trương Mỹ Lan cũng đang được rao bán. ẢNH ĐÌNH HUY
Ngoài ra, để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án của Trương Mỹ Lan với SCB, tại tòa, qua thẩm vấn, các luật sư đã đưa vào một số tài sản của bị cáo Trương Mỹ Lan, cũng như gia đình để bổ sung khắc phục trong vụ án.
Theo đó, gồm 649 tài sản chưa được thẩm định giá đang là tài sản đảm bảo của Trương Mỹ Lan tại SCB, vì công ty thẩm định giá cho rằng không đủ điều kiện. Với tài sản này, Viện kiểm sát đề nghị giao cho SCB xử lý thu hồi nợ, nếu còn dư thì chuyển cơ quan thi hành án để thi hành các nghĩa vụ của Trương Mỹ Lan.
Ngoài ra, con gái bị cáo Trương Mỹ Lan gửi đơn đến tòa trình bày việc đang rao bán một số tài sản để lấy tiền khắc phục trong vụ án: tòa nhà Capital Place và khách sạn Daewoo ở Hà Nội; bán cổ phần của Trương Mỹ Lan tại Tập đoàn nhà máy sản xuất vắc xin với giá 315 tỉ đồng, cổ phần tại Công ty CP bảo hiểm FWD với giá 920 tỉ đồng; được nhận lại 672 tỉ đồng do chuyển nhượng không thành từ 1 dự án ở Lâm Đồng.
Liên quan đến sai phạm xảy ra tại hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), sau hơn 1 tuần xét xử sơ thẩm, Viện kiểm sát đã đề nghị án tử hình đối với bị cáo Trương Mỹ Lan, 3 án chung thân đối với cựu lãnh đạo SCB Đinh Văn Thành, Bùi Anh Dũng, Võ Tấn Hoàng Văn.
81 đồng phạm còn lại giúp sức Trương Mỹ Lan rút tiền SCB, bị Viện kiểm sát đề nghị từ 3 năm tù treo đến 24 năm tù.
Vì sao bà Trương Mỹ Lan tha thiết xin giữ lại 'Biệt thự Phương Nam'?
Đồng ý bán khách sạn Daewoo nổi tiếng bậc nhất tại Hà Nội, tòa nhà Capital Place hay các công ty, nhà máy, khu công nghiệp...
để khắc phục hậu quả, nhưng bà Trương Mỹ Lan lại tha thiết xin được giữ lại "Biệt thự Phương Nam".
Chấp nhận mất hết tài sản để khắc phục hậu quả
Sau gần nửa tháng xét hỏi, ngày 19/3 tới đây, đại diện VKS sẽ tiến hành luận tội đối với bị cáo Trương Mỹ Lan và các đồng phạm.
Bà Trương Mỹ Lan. Ảnh: Nguyễn Huế
Trong phần xét hỏi, các bị cáo nguyên là cán bộ thanh tra của Ngân hàng Nhà nước, thuộc cấp của bà Trương Mỹ Lan đều thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội.
Đến phần mình, bà Lan khẳng định bà không lấy tiền của Ngân hàng SCB, thậm chí bà còn phải dùng tài sản của gia tộc đưa vào SCB để tái cơ cấu ngân hàng này.
Theo cáo buộc, do sở hữu tới 91,5% cổ phần của SCB, bà Trương Mỹ Lan đã thao túng toàn bộ hoạt động của ngân hàng này nhằm phục vụ cho các mục đích khác nhau của mình. Hành vi sai phạm của bà đã gây thiệt hại cho SCB 498.000 tỷ đồng.
Tại tòa, bà Trương Mỹ Lan cho rằng, cáo trạng quy kết bà sở hữu 91,5% cổ phần của SCB là không đúng, bà chỉ sở hữu 4,9% cổ phần; hai con gái bà mỗi người 5%, số còn lại là cổ đông nước ngoài và bạn bè của bà.
Quá trình điều tra, CQĐT đã kê biên: 1237 bất động sản liên quan trực tiếp tới bà Trương Mỹ Lan; 8 bất động sản của Công ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh (tại tỉnh Quảng Ninh) liên quan tới thỏa thuận hợp tác của bà Trương Mỹ Lan với Tập đoàn Tuần Châu; các cổ phần tại SCB và những công ty liên quan tới bà Lan như: Công ty CP Vận tải Hàng không Miền Nam, Công ty CP đầu tư Satsco Miền Bắc, Công ty CP địa ốc Đông Á...
22 tài sản gồm 1 du thuyền, 2 tàu, 19 ô tô của bà Lan cũng bị kê biên.
Tại tòa, dù không nhận tội nhưng bà Trương Mỹ Lan lại đề nghị dùng tài sản là các bất động sản, công ty của mình gồm bất động sản, dự án, cổ phần tại những công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát để khắc phục hậu quả.
Một trong những tài sản "khủng" mà bà Lan đồng ý bán là tòa nhà Capital Place ở 29 Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội. Bà Trương Mỹ Lan cho biết, con gái bà là Chu Duyệt Phấn đang rao bán tòa nhà này với giá 1 tỷ USD, nếu giao dịch hoàn thành, bà sẽ dùng toàn bộ số tiền để khắc phục hậu quả.
Khách sạn Daewoo. Ảnh: Internet
Một tài sản khác rất nổi tiếng ở Hà Nội là khách sạn Daewoo. Theo lời khai của bà Lan, Công ty Cổ phần Bông Sen của gia đình bà đang sở hữu phần lớn cổ phần tại khách sạn Daewoo nên bà Lan đề nghị bán khách sạn này để khắc phục hậu quả.
Ngoài ra, bà Trương Mỹ Lan cũng xác nhận với HĐXX về việc hiện bà đang có cổ phần tại một công ty bảo hiểm nước ngoài. Công ty bảo hiểm này là của một tỷ phú Hong Kong mà bà không tiện nói tên, số tiền bà bỏ ra mua cổ phần trị giá khoảng 920 tỷ đồng.
Hiện, giá thị trường số cổ phần này lên tới 5.000 tỷ đồng, bà Lan đồng ý khi bán được sẽ dùng số tiền này để khắc phục hậu quả.
Trước trình bày này của bà Lan, HĐXX thông báo, con gái bị cáo thông tin, số cổ phần này bán chỉ được khoảng 40 triệu USD, tương đương 920 tỷ đồng như thời điểm mua vào.
Bà Trương Mỹ Lan cũng đồng ý chuyển nhượng nhà máy sản xuất vắc xin thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát để lấy tiền khắc phục hậu quả.
Lý do tha thiết xin giữ lại biệt thự cổ
Ngoài những tài sản trên, bà Trương Mỹ Lan đều chấp nhận chuyển nhượng hết các công ty, nhà máy, các khu công nghiệp, cổ phần ở nhiều công ty để lấy tiền khắc phục hậu quả.
Tuy nhiên, đối với căn biệt thự cổ vốn là di tích lịch sử tại 112 Võ Văn Tần (quận 3, TP.HCM), bà Lan lại tha thiết xin giữ lại để cho con gái trùng tu và bảo tồn.
"Tôi xin tòa đừng kê biên tòa nhà này, trả lại cho con tôi và gia đình để cháu nó sửa chữa, bảo tồn di tích lịch sử và văn hoá cho Việt Nam. Gia đình tôi đang sửa chữa 5 năm rồi, mong HĐXX giải tỏa kê biên để tiếp sửa, nếu không sẽ bị hư hỏng", bà Trương Mỹ Lan khẩn khoản đề nghị.
Theo lời khai của bà Lan, căn biệt thự này gia đình bà mua từ lâu với giá 700 tỷ đồng.
Biệt thự tại 112 Võ Văn Tần (Biệt thự Phương Nam). Ảnh: Nguyễn Huế
Biệt thự của bà Trương Mỹ Lan trước đây có tên là "Biệt thự Phương Nam", xây dựng hơn 100 năm trước trên khu đất 2.819 m2 theo kiến trúc Pháp cổ.
Biệt thự cổ trước đây do hai cụ Đặng Kim Chi (sinh năm 1938) và Nguyễn Kim Sa Dang (sinh năm 1934) là chủ sở hữu. Năm 2015, bà Trương Mỹ Lan thông qua Công ty Cổ phần MINERVA, mua lại biệt thự cổ này với giá 35 triệu USD, tương đương khoảng 700 tỷ đồng khi đó.
Năm 2019, bà Trương Mỹ Lan đã giao cho Công ty Stonewest Limited của Singapore, trùng tu biệt thự theo nguyên bản để bảo tồn như một di sản về văn hoá, chứng tích lịch sử. Tuy nhiên, ngay sau khi bà Trương Mỹ Lan bị bắt, nhà thầu thi công xây dựng tại đây đã rút đi.
Bị cáo ký kết luận thanh tra Ngân hàng SCB bị đề nghị mức án 3-4 năm tù Bị cáo Nguyễn Văn Du, cựu Quyền Chánh thanh tra Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước là bị cáo duy nhất trong đoàn thanh không nhận tiền hối lộ từ SCB. Tuy nhiên, Viện Kiểm sát (VKS) xác định bị cáo Du là người trực tiếp ký kết luận thanh tra tại Ngân hàng SCB, gây thiệt hại hơn...