Nữ sinh rụng lông mày, hói đầu vì áp lực điểm số
Theo một khảo sát trên mạng mới đây, 68% học sinh Trung Quốc mắc chứng rụng tóc. Điều này làm nhiều người lo ngại về áp lực học tập mà giới trẻ nước này phải trải qua.
Vừa qua, một nữ sinh đến khám tại bệnh viện ở phía Nam Trung Quốc với phần đầu gần như không còn tóc, lông mày và lông mi đã rụng hết. “Em ấy đội mũ che kín đầu và rất rụt rè”, Shi Ge – bác sĩ da liễu tại bệnh viện thuộc ĐH Trung Sơn ở Quảng Châu – nói với Pear Video.
Nữ sinh giấu tên có kết quả học tập tốt ở tiểu học nhưng điểm số sụt giảm ở bậc trung học. Dưới áp lực của bố mẹ, em phải nỗ lực không ngừng nghỉ. Sức ép tinh thần khiến nữ sinh này mắc chứng rụng tóc nghiêm trọng.
Sau thời gian điều trị, tóc em đã dần mọc lại. Tuy nhiên, câu chuyện này thức tỉnh phụ huynh về số lượng ngày càng tăng những người trẻ phải điều trị chứng rụng tóc do căng thẳng.
Chứng rụng tóc do căng thẳng đang là mối lo lớn đối với người trẻ Trung Quốc. Ảnh: Alamy.
Jia Lijun – bác sĩ tại Bệnh viện Y học cổ truyền Thâm Quyến – chia sẻ với Xinhua rằng ngoài yếu tố về gen, áp lực trong học tập, công việc và cuộc sống sẽ gây ra sự mất cân bằng nội tiết, ảnh hưởng chu kỳ phát triển của tóc.
Theo kết quả khảo sát với 1.900 người của China Youth Daily vào tháng 1 vừa qua, 64,1% người trong độ tuổi 18-35 nói họ bị rụng tóc do thời gian làm việc kéo dài và không điều độ, mất ngủ, căng thẳng tinh thần.
Video đang HOT
Bác sĩ Shi nói gần đây, ngày càng nhiều người trẻ tìm đến điều trị chứng rụng tóc. Những người làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và nhân viên văn phòng là nhóm bệnh nhân lớn nhất.
Hơn 50% số học sinh tham gia khảo sát của China Youth Daily nói rằng đang bị chứng rụng tóc. Ảnh: Shutterstock.
“Họ thường xuyên không ngủ ngon vào ban đêm vì áp lực cao hoặc không có chế độ dinh dưỡng điều độ vì phải đi công tác liên tục”, bác sĩ Shi nhớ lại.
Một cuộc thăm dò ý kiến trên Weibo cho thấy 68% trong số 47.000 người trả lời từng bị chứng rụng tóc khi còn đi học. Khoảng 22% trường hợp nhận ra điều này sau khi đi làm. 5% mắc phải triệu chứng này ở tuổi trung niên.
Theo nghiên cứu được AliHealth (đơn vị về sức khỏe và y tế của Tập đoàn Alibaba) công bố năm 2017, khoảng 36% người Trung Quốc sinh trong thời kỳ những năm 1990 mắc chứng rụng tóc. Con số này ở những người sinh vào những năm 1980 là 38,5%.
Nhiều người dùng mạng chia sẻ câu chuyện của chính họ và bày tỏ sự lo sợ trước chứng rụng tóc ở học sinh, sinh viên.
“Tóc cháu gái tôi rụng nhiều trong lúc nó học trung học và không mọc lại được, thậm chí sau khi con bé tốt nghiệp đại học. Điều này làm cháu tôi rất mặc cảm”, một tài khoản Weibo chia sẻ.
Theo Zing
Áp lực học hành, nhiều sinh viên Mỹ trầm cảm
Theo kết quả nghiên cứu năm 2018 từ Hiệp hội Y tế Đại học Mỹ (ACHA), trên 41% sinh viên đại học cho biết họ cảm thấy rất chán nản, 63% nói rằng họ cảm thấy lo lắng quá mức trong vòng 12 tháng. Thậm chí, nhiều sinh viên đã nghĩ đến hoặc có kế hoạch tự sát.
Căng thẳng, áp lực học hành, nhiều kỳ vọng... là những nguyên nhân khiến ngày càng nhiều học sinh, sinh viên Mỹ mắc bệnh trầm cảm. Ảnh: Getty
Báo cáo của Đại học Emory, có hơn 1.000 trường hợp tự tử tại các trường đại học ở Mỹ mỗi năm. Một cuộc điều tra năm 2015 của Trung tâm Sức khỏe tâm thần đại học thuộc Đại học Penn State cho thấy, 20% sinh viên tìm kiếm nơi điều trị sức khoẻ tâm thần, chiếm một nửa số cuộc hẹn tại các trung tâm tư vấn tại trường. Các dấu hiệu cho thấy một sinh viên có thể bị trầm cảm học bao gồm: Buồn bã, vô vọng, cáu kỉnh hoặc thất vọng, mất hứng thú với mọi thứ, ngủ quá ít hoặc quá nhiều, thiếu năng lượng, thay đổi sự thèm ăn, lo lắng, cảm giác vô dụng, khó tập trung hoặc đưa ra quyết định, có ý định hoặc nỗ lực tự tử và các vấn đề thể chất không giải thích được.
Theo giáo sư Gregg Henriques, chuyên ngành Tâm lý học tại Đại học James Madison, kết quả điều tra sức khoẻ tâm thần từ giữa những năm 80 thế kỷ trước cho thấy, 10 - 15% thanh thiếu niên tại Mỹ có vấn đề đáng kể về sức khỏe tâm thần. Tỷ lệ này hiện nay đã tăng lên 33 - 40%.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên tại Mỹ, Jason Selby, sinh viên Đại học Oregon, nói: "áp lực thành công trong suốt thời gian học rất lớn. Thực tế, chúng tôi dành phần lớn thời gian để lo lắng về việc làm thế nào để bổ sung vào bản lý lịch của mình sao cho đẹp để về sau xin việc dễ dàng hơn. Do đó, phần lớn sinh viên sẽ ít quan tâm và hoàn thiện bản thân mình".
Còn theo Monica, học sinh trường trung học Barnard ở New York, ngay cả trước khi vào đại học, cô đã gặp áp lực lớn về học tập để có thể được nhận vào trường đại học danh tiếng. "Em là một đứa trẻ lúc nào cũng lo lắng như người già", Monica nói.
Đối với Margaret Kramer, cựu sinh viên Đại học South Carolina, áp lực học tập cộng với áp lực xã hội khiến cô bị rối loạn ăn uống trong suốt thời trung học. Sự hiện diện ngày càng tăng của các phương tiện truyền thông xã hội cũng góp phần tạo áp lực cho cô luôn phải cố gắng hoàn hảo.
Theo các chuyên gia, sự phát triển của các phương tiện truyền thông xã hội có thể thúc đẩy sự so sánh không đồng đều giữa các đồng nghiệp, bạn bè cùng lớp, cùng trường. Do đó, nó làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh tâm thần.
Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đến năm 2020, trầm cảm là căn bệnh thứ hai tấn công sức khỏe con người, chỉ sau tim mạch. Không chỉ tại Mỹ, ước tính tại Việt Nam có ít nhất 3 triệu thanh, thiếu niên có các vấn đề về sức khỏe tâm sinh lý. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 20% trong số đó nhận được hỗ trợ y tế và điều trị cần thiết. Điều đó khiến một bộ phận còn lại tìm kiếm và sử dụng rượu, thuốc lá và ma túy để tự chữa hay xoa dịu các dấu hiệu của rối loạn tâm thần. Từ đó, dẫn đến bệnh tình của họ ngày càng nặng, thậm chí gây nguy hiểm cho xã hội.
Thông thường khi mắc bệnh, nhiều người trẻ đều tự đối phó với bệnh trầm cảm. Họ luôn nghĩ mình sẽ khỏi bệnh mà không cần ai giúp đỡ. Hiện chưa có một nghiên cứu riêng biệt về kỳ thị, phân biệt đối xử với thanh, thiếu niên có vấn đề về rối loạn tâm thần. Tuy nhiên, nhóm này sẽ phải chịu sức ép rất lớn khiến các em sẽ có cuộc sống ngày càng khép kín và bế tắc hơn.
Do đó, theo các chuyên gia, sự phối hợp, tham gia của các bên như: Gia đình, xã hội, y tế và giáo dục trong các chương trình về sức khỏe tâm thần cho thanh, thiếu niên là vô cùng cần thiết. Đây là hành động thiết thực nhằm nâng cao nhậ#n thức cho thanh, thiếu niên cách chăm sóc sức khỏe bản thân cũng như dạy cho họ cách hỗ trợ bạn bè cùng trang lứa...
NGỌC LY (TỔNG HỢP)
Theo kinhtedothi
Thuốc thông minh - "thần dược" của giới trẻ và áp lực nặng nề về sự thành công trong xã hội Trung Quốc Áp lực học tập và kì vọng thành công đang tạo nên một lớp giới trẻ Trung Quốc phụ thuộc vào thuốc thông minh. Giông như nhiêu hoc sinh trung hoc Trung Quôc, Xiao He tưng mơ ươc đươc bươc chân vao canh công cua môt trương đai hoc danh tiêng, tôt nghiêp băng loai gioi va co môt công viêc vơi thu...