Nữ điệp viên một chân từng khiến Hitler phát điên
Vượt lên mất mát của bản thân, Virginia Hall, người phụ nữ gốc Mỹ, đã trở thành nữ điệp viên nổi danh của Quân đồng minh trong Thế chiến thứ II và khiến Đức Quốc xã của trùm phát xít Hitler “phát điên”.
Từ một cô gái mơ ước trở thành nhà ngoại giao, Virginia Hall đã trở thành một điệp viên huyền thoại cho Quân đồng minh trong Thế chiến hai. (Ảnh: CIA)
Người phụ nữ ưa phiêu lưu
Virginia Hall sinh năm 1906 tại bang Maryland của Mỹ. Thời niên thiếu, bà từng du học tại nhiều quốc gia châu Âu như Pháp, Italy, Đức, Pháp và Áo. Sau khi tốt nghiệp, bà được nhận vào làm nhân viên lãnh sự của Đại sứ quán Mỹ ở Ba Lan vào năm 1931.
Với vốn ngoại ngữ phong phú cùng niềm đam mê phiêu lưu, thời điểm đó, bà hy vọng có thể làm việc trong cơ quan đối ngoại. Tuy nhiên, một tai nạn đã xảy ra vào khoảng năm 1932 khiến mơ ước của bà trở nên xa vời khi buộc phải cưa chân trái do bị bắn lúc đi săn ở Thổ Nhĩ Kỳ. Bà nghỉ việc tại Đại sứ quán Mỹ vào năm 1939. và tiếp tục con đường học hành tại Đại học Mỹ ở Washington.
Video đang HOT
Khi Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, bà Hall đã đến Pháp và làm việc trong Lực lượng cấp cứu của Pháp cho đến mùa hè năm 1940. Hall tiếp tục cuộc hành trình qua Tây Ban Nha, sau đó tới Anh và tình nguyện gia nhập Cơ quan tình báo Anh (SOE).
Tại SOE, bà được đào tạo các kỹ năng liên lạc, an ninh, đối kháng và thậm chí kỹ năng sử dụng vũ khí. Sự nghiệp điệp viên của bà cũng bắt đầu từ đây trước khi “bén duyên” với Cơ quan tình báo chiến lược Mỹ (OSS) trong Thế chiến thứ hai và cuối cùng là Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA).
Một điệp viên huyền thoại
Bà Virginia Hall được trao tặng huân chương danh dự nhờ đóng góp cho Quân đồng minh trong Thế chiến thứ hai. (Ảnh: Military History)
Làm việc cho SOE, bà được giao nhiệm vụ tổ chức các mạng lưới điệp viên hỗ trợ các tù nhân chiến tranh vượt ngục, đồng thời tuyển mộ những phụ nữ và nam giới Pháp tham gia vào mạng lưới đối phó với Gestapo – mạng lưới tình báo của trùm phát xít Hitler lúc bấy giờ.
“Quý bà một chân” này nhanh chóng bị liệt vào danh sách truy nã hàng đầu của Gestapo. Gestapo thậm chí coi bà là điệp viên “nguy hiểm nhất” trong số các điệp viên của Quân đồng minh và tung ra một chiến dịch quy mô lớn để truy bắt bà với tuyên bố: “Sẵn sàng đổi mọi thứ để tóm được “con sói cái” Virginia”.
Do một sự hiểu nhầm đáng tiếc của SOE, đến tháng 3/1944, bà Hall quyết định gia nhập OSS và đề nghị được phái trở lại Pháp. Trở lại Pháp với tên mới “Diane”, bà một lần nữa qua mặt Gestapo để thực hiện nhiệm vụ chỉ điểm những nơi an toàn cho hoạt động tiếp viện của Quân đồng minh. Bà cũng hỗ trợ huấn luyện 3 tiểu đoàn của Lực lượng đối kháng để tiến hành chiến tranh du kích chống lại quân Đức và duy trì đường dây liên lạc với Quân đồng minh.
Nhờ những đóng góp này, bà trở thành phụ nữ dân sự duy nhất được quân đội Mỹ trao tặng Huân chương đóng góp danh dự.
Sau Thế chiến thứ hai, bà kết hôn với một đặc vụ CIA và bắt đầu làm việc tại đây từ tháng 12/1951 cho tới khi 60 tuổi.
Minh Phương
Theo Dantri
Tiết lộ món ăn cuối cùng của trùm phát xít Hitler trước khi chết
Sử gia Áo đã tiết lộ bức thư của Constanze Manziarly - đầu bếp riêng của Adolf Hitler, mô tả thói quen ẩm thực của trùm phát-xít và bữa tối cuối cùng của Hitler trước khi chết.
Trùm phát xít Hitler.
Theo Focus, người phụ nữ này ngẫu nhiên được nhận làm đầu bếp của Quốc trưởng sau khi Hitler biết về nguồn gốc "không phải người Aryan" của chuyên gia dinh dưỡng tiền nhiệm. Manziarly viết rằng bà không muốn làm việc cho Đức Quốc xã, nhưng không thể từ chối vì sợ bị đưa ra tòa.
Theo hồi tưởng của bà đầu bếp, về cơ bản Hitler tuân thủ chế độ ăn kiêng và không dùng món thịt, tuy nhiên ông ta ưa món bánh nướng do Manziarly làm.
Cũng có thông tin rằng vào ngày 30 tháng 4 năm 1945, người phụ nữ chuyên nấu ăn đã được triệu tập đến hầm boong-ker trú ẩn của Hitler và nhận lệnh chuẩn bị bữa tối cho Hitler gồm trứng và khoai tây nghiền. Trong đó, bà Manziarly là một trong những người đầu tiên biết tin Hitler tự sát, Focus nhấn mạnh.
Theo Danviet
Vì sao Hitler không tàn sát ngay 400.000 quân đồng minh ở Dunkirk? Kết cục chiến tranh nhiều khi chỉ quyết định trong vài giờ đồng hồ, nhưng trùm phát xít Hitler mắc sai lầm và chần chừ tới 2 ngày để hơn 300.000 quân Anh có cơ hội vượt biển chạy về nước. 338.000 quân Đức và Pháp rút khỏi Dunkirk chỉ sau vài ngày (ảnh từ phim Cuộc di tản Dunkirk) Theo Daily Beast,...