Nụ cười đầy sức mạnh của em gái ông Kim Jong-un
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in ngồi cạnh em gái của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại một buổi hòa nhạc ở thủ đô Seoul hôm 11-2 trước khi phái đoàn cấp cao Triều Tiên trở về nước.
Tại buổi hòa nhạc, cô Kim Yo-jong ngồi giữa ông Moon và Chủ tịch Quốc hội Triều Tiên Kim Yong-nam, tươi cười vỗ tay tán thưởng buổi trình diễn. Trước khi về nước, cô Kim cho biết trong chuyến đi này, cô nhận thấy giữa 2 miền Triều Tiên có nhiều điểm chung bất chấp nhiều thập kỷ chia cắt.
Những lời lẽ nồng ấm nói trên được đánh giá là nhằm khoét sâu hơn nữa sự chia rẽ giữa Mỹ và Hàn Quốc, vốn đang bất đồng về cách thức tốt nhất để loại bỏ vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và cô Kim Yo-jong tại buổi hòa nhạc. Ảnh: Reuters
Cô Kim được xem là “vũ khí mới” được nhà lãnh đạo Triều Tiên triển khai tại Thế Vận hội mùa Đông năm nay để chống lại các biện pháp trừng phạt và lời đe dọa tấn công phủ đầu của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm vào chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Tại Hàn Quốc, cô Kim Yo-jong có cái bắt tay lịch sử với Tổng thống nước chủ nhà, cổ vũ nồng nhiệt một đội tuyển chung của 2 miền Triều Tiên tham gia tranh tài và cho thấy khiếu hài hước tại các cuộc gặp với giới chức địa phương cuối tuần rồi. Cô cũng chuyển lời mời ông Moon tham dự hội nghị thượng đỉnh tại Bình Nhưỡng.
Trước mắt, sự tham gia của Triều Tiên vào Olympic mùa Đông cho phép Bình Nhưỡng làm suy yếu chiến dịch gây sức ép của ông Trump, với một số biện pháp trừng phạt tạm hoãn cho đến khi sự kiện thể thao này kết thúc.
Video đang HOT
Ngoài ra, bằng cách thúc đẩy một cuộc gặp với Tổng thống Moon, nhà lãnh đạo Kim đang tìm cách củng cố những gì đã đạt được trong lúc vẫn duy trì được kho vũ khí hạt nhân để răn đe Mỹ.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và cô Kim Yo-jong vỗ tay sau khi xem một màn trình diễn tại buổi hòa nhạc. Ảnh: Reuters
Câu hỏi đặt ra lúc này là liệu Mỹ và Hàn Quốc có thể tiếp tục thống nhất trong nỗ lực gây sức ép lên Triều Tiên hay không.
Các cố vấn của ông Trump đang đe dọa hành động quân sự để ngăn Triều Tiên có khả năng tấn công đại lục Mỹ bằng vũ khí hạt nhân, Tổng thống Moon tìm cách ngăn chặn nguy cơ nổ ra chiến tranh có thể tàn phá Hàn Quốc và khu vực.
Ông Andrei Lankov, chuyên gia tại Trường ĐH Kookmin (Hàn Quốc), cho rằng đề nghị tiến hành hội nghị thượng đỉnh liên Triều là một nước cờ ngoại giao khôn ngoan của Triều Tiên.
Việc ông Moon chấp nhận lời mời có thể chọc giận ông Trump. Trong khi đó, động thái từ chối sẽ khiến Hàn Quốc và Mỹ trở nên “hiếu chiến vô lý”. Cũng theo ông Lankov, đề xuất trên, và sự hiện diện tại Thế vận hội mùa Đông, gửi đi tín hiệu rằng Bình Nhưỡng sẵn sàng đối thoại.
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence cho biết Mỹ sẵn sàng tham gia đối thoại với Triều Tiên ngay cả khi duy trì sức ép lên nước này. Ông nói thêm rằng Tổng thống Moon đã bảo đảm rằng Bình Nhưỡng sẽ chỉ nhận được những lợi ích kinh tế, ngoại giao nếu có những bước đi hướng đến phi hạt nhân hóa.
Ông Christopher Green, chuyên gia tại Nhóm Khủng hoảng Quốc tế (Bỉ), cho rằng mục tiêu của nhà lãnh đạo Hàn Quốc là sử dụng đàm phán liên Triều để thúc đẩy Mỹ và Triều Tiên nói chuyện với nhau.
Theo P.Võ
Người lao động
Triều Tiên nhờ Liên Hợp Quốc "kìm chân" Mỹ
Triều Tiên đã gửi thư kêu gọi Liên Hợp Quốc vào cuộc để ngăn cản Mỹ có các động thái gây căng thẳng cho quan hệ liên Triều.
Quân đội Triều Tiên diễu binh ở thủ đô Bình Nhưỡng (Ảnh: Reuters)
Theo hãng thông tấn quốc gia Triều Tiên (KCNA), Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho ngày 31/1 đã gửi thư tới Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres để nhờ Liên Hợp Quốc vào cuộc can thiệp các hành động của Mỹ.
"Cộng đồng quốc tế mong chờ được nhìn thấy bán đảo Triều Tiên hạ nhiệt căng thẳng. Tuy nhiên Mỹ vẫn đang cố tình khiến tình hình trở nên xấu đi bằng cách đưa các khí tài chiến lược, bao gồm nhóm tác chiến tàu sân bay hạt nhân, tới gần bán đảo Triều Tiên", KCNA dẫn một đoạn trong thư gửi Tổng thư ký Liên Hợp Quốc của Ngoại trưởng Ri Yong-ho.
Người đứng đầu ngành ngoại giao Triều Tiên cho rằng, Liên Hợp Quốc "không nên giữ im lặng" trước các động thái của Mỹ có thể khiến tình hình trên và xung quanh bán đảo Triều Tiên trầm trọng thêm và đẩy thế giới vào "thảm kịch chiến tranh hạt nhân".
Triều Tiên và Hàn Quốc gần đây cho thấy nhiều tín hiệu khởi sắc trong quan hệ song phương khi hai nước nhất trí nối lại đường dây nóng liên lạc sau hơn hai năm đóng băng, đồng thời tổ chức các cuộc hội đàm cấp cao. Bình Nhưỡng cũng đồng ý cử 22 vận động viên cùng 24 huấn luyện viên và các quan chức tới tham dự Thế vận hội mùa Đông do Hàn Quốc đăng cai từ ngày 9-25/2.
Tuy vậy, mối quan hệ giữa Triều Tiên và Mỹ, đồng minh thân cận của Hàn Quốc, vẫn ở trong trạng thái căng thẳng. Mỹ hồi cuối tháng 1 đã công bố các lệnh trừng phạt nhằm vào một loạt cá nhân và tổ chức của Triều Tiên bị nghi có dính líu tới chương trình phát triển vũ khí của Bình Nhưỡng.
Trong một diễn biến có liên quan, AFP dẫn nguồn tin chính phủ ngày 1/2 cho biết Jordan đã cắt quan hệ ngoại giao với Triều Tiên để "phù hợp với chính sách của các đồng minh". Sau Kuwait, Qatar và Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Jordan là quốc gia mới nhất trong danh sách các nước đồng minh quan trọng của Mỹ tại Trung Đông cắt quan hệ với Triều Tiên.
Nguồn tin chính phủ Jordan thừa nhận mối quan hệ giữa Triều Tiên và Jordan "chưa bao giờ mạnh mẽ". Theo thông tin trên trang web của chính phủ Jordan, quyết định này được phê chuẩn bởi một sắc lệnh hoàng gia.
Hồi tháng 11/2017, Mỹ đã kêu gọi các nước cắt quan hệ thương mại và ngoại giao với Triều Tiên sau khi Bình Nhưỡng tiến hành hàng loạt vụ thử vũ khí, bao gồm các tên lửa đạn đạo liên lục địa đặt lãnh thổ Mỹ vào tầm tấn công.
Thành Đạt
Theo Dantri
"Món quà vô giá" của Triều Tiên trong cuộc gặp lịch sử với Hàn Quốc Khác với lập trường căng thẳng thường thấy, phái đoàn Triều Tiên xuất hiện tại cuộc hội đàm với Hàn Quốc hôm nay 9/1 với hình ảnh thân thiện và mang đến những tuyên bố "có cánh" về quan hệ song phương. Ông Ri Son Gwon dẫn đầu phái đoàn Triều Tiên tới làng Panmunjom để hội đàm cùng Hàn Quốc (Ảnh: Reuters)...