Nữ công nhân đi học… tự tin
Hơn 20 nữ công nhân vừa thưởng thức những ly nước ép, vừa chăm chú lắng nghe chuyên gia dạy về tâm lý trẻ nhỏ trao đổi các kiến thức liên quan cũng như việc giáo dục con cái, ứng với từng tình huống cụ thể trong cuộc sống.
Từ trái qua: Nguyễn Thị Ngọc Hường, Đinh Thị Ngoãn (trưởng nhóm), Phùng Thị Thanh Phượng là ba nữ công nhân tích cực của lớp học – Ảnh: MINH PHƯỢNG
Mong muốn chị em công nhân trở thành người phụ nữ tự tin: tự tin trong công việc lẫn có tiếng nói trong gia đình, nhóm We are one (gồm những công nhân thuộc Công ty may Nobland, Q.12, TP.HCM) thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn để cung cấp kiến thức cho nữ công nhân trong công ty.
Vừa qua, nhóm đã mời chuyên gia để chia sẻ kiến thức nuôi dạy con và kỹ năng giao tiếp.
Khó khăn lớn nhất của công nhân là không có nhiều thời gian cho con cái nên không hiếm trường hợp con cái chưa ngoan. Không có kiến thức, chúng tôi cũng không hiểu được con qua các giai đoạn trưởng thành nên dễ bất đồng, mâu thuẫn. Lớp học giúp chúng tôi biết mình cần làm gì.
Chị Phùng Thị Thanh Phượng
Khác với các lớp học thông thường, “lớp học” sáng chủ nhật trong một quán cà phê ở quận 12 (TP.HCM) í ới tiếng trẻ nhỏ. Lâu lâu các bé lại ùa vào nô đùa, người quản trò phải mời các em ra ngoài để các mẹ tập trung học.
Chị Đinh Thị Ngoãn (31 tuổi, tổ trưởng tổ may mẫu) – trưởng nhóm We are one (Chúng tôi là một) – nói để tổ chức được những buổi đông đủ chị em như thế này rất khó khăn. Là công nhân, mọi người luôn “đầu tắt mặt tối” ở công xưởng, tối lại tăng ca. Cuối tuần nào được nghỉ đều dành thời gian cho gia đình, con cái.
“Mình cũng như mọi người, phải mang con theo. Có bạn cuối tuần con đi học thêm thì nhờ chồng đón con rồi chở các bé đến đây (quán cà phê – PV), vừa học vừa trông con. Chỉ có cách ấy mới có thể học xuyên suốt một ngày được” – chị Ngoãn cho biết.
Tham gia những buổi tập huấn kiến thức, các nữ công nhân nhận xét rất hữu ích. “Cơ hội chúng tôi được tiếp xúc với kiến thức chuẩn, chất lượng như thế này rất hiếm. Lớp học giúp chúng tôi biết mình cần làm gì” – chị Phùng Thị Thanh Phượng (34 tuổi, công nhân bộ phận rập) bày tỏ.
Như người một nhà
Buổi chiều, công nhân được học về kỹ năng giao tiếp. Chị em chia sẻ trước đây suy nghĩ rằng cả ngày quẩn quanh trong công xưởng thì “giao tiếp cần gì học”. Tuy nhiên, qua một buổi thực tế, họ mới vỡ ra nhiều điều.
Video đang HOT
Trước đó, các chị đến từ nhiều bộ phận trong công ty, mỗi người có trình độ học vấn khác nhau. Từ khi tham gia nhóm, đúng như tên gọi, các chị thân và coi nhau như người nhà. Được học kỹ năng giao tiếp, việc trao đổi, phối hợp công việc giữa các bộ phận cũng suôn sẻ hơn.
Chị Thanh Phượng kể trong công ty vẫn có nhiều tình huống không hiểu nhau giữa mọi người, đôi khi lỗi từ bộ phận này mà bộ phận khác phải làm thêm giờ để kịp hoàn thành đơn hàng, do làm theo dây chuyền. Qua lớp học, họ đã biết “lựa lời để nói”, biết suy nghĩ, thông cảm cho người khác.
Là trưởng nhóm, chị Đinh Thị Ngoãn bảo “hành trình” để chị em cùng tham gia, sinh hoạt không ít gian nan. Với 1-2 buổi đầu thì chồng cho đi, về sau nhiều chị không đi được nữa. Có chị còn bị chồng “làm khó” vì “bữa nay bày đặt tập tành đi uống cà phê”, có chị thì chồng ghen tuông.
Chị Ngoãn cùng một số chị khác phải đến tận nhà giải thích cho những người chồng này hiểu. Họ còn dùng uy tín của mình để “hộ tống” đưa đón tận nhà chị em có “ông xã khó tính”.
“Chị em chở nhau đi bằng xe đạp, nay mình bận thì chị Ngoãn đến chở, chị Ngoãn bận thì Hường chở. Cực nhưng mọi người đều thương nhau, chân chất lắm” – chị Phượng kể.
Đặc biệt, thấu hiểu sự vất vả của chị em trong công việc khi đa số trình độ tiếng Anh kém, mà đơn hàng cũng như yêu cầu công việc đôi lúc phải biết nhiều từ tiếng Anh chuyên ngành, chị Ngoãn, chị Phượng, chị Hường quyết tâm làm cuốn sổ tay giải thích nghĩa của tất cả các từ tiếng Anh hay gặp, in ra tặng mỗi người một cuốn.
“Hường tự gõ chữ, tra nghĩa rồi thiết kế bằng điện thoại, sau đó gửi cho mình. Chỉ có mình làm bên bộ phận rập thì mới ngồi máy tính. Buổi trưa mọi người nghỉ ngơi, tắt đèn tối thui, riêng mình ráng loay hoay chỉnh sửa trên máy tính để in thành sổ tay. Chưa bao giờ làm qua nên cái gì cũng không biết, nhiều lần muốn bỏ cuộc nhưng vì các chị em khác, mình lại cố gắng” – chị Phượng chia sẻ.
Tập yoga để cải thiện cuộc sống
Trong khi nhóm We are one của chị Ngoãn tổ chức các lớp tập huấn kiến thức thì trong công ty, nhóm của chị Nguyễn Thị Điền (39 tuổi) tổ chức cho các thành viên tập yoga. Nữ công nhân may phải ngồi nhiều nên ai cũng bị đau lưng, đau cổ vai gáy. Thông qua buổi tập, công nhân cải thiện được căn bệnh của mình, quan tâm nhiều hơn tới sức khỏe, làm việc tốt hơn.
We are one với chủ đề “Người phụ nữ tự tin” là một trong khoảng 25 nhóm, mỗi nhóm gồm 30 chị em thuộc dự án “Tôi mạnh mẽ”. Dự án hình thành nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nữ công nhân dệt may trong các khu công nghiệp.
Các nhóm công nhân sẽ tự lên ý tưởng để tổ chức hoạt động phù hợp với nhu cầu của mình. Dự án được một tập đoàn bán lẻ nước ngoài tài trợ, cùng sự hợp tác triển khai của Tổ chức CARE quốc tế tại Việt Nam.
Trung tâm Nghiên cứu và hỗ trợ sức khỏe cộng đồng (CCHS) là đối tác thực hiện dự án tại TP.HCM và Long An.
Học viện Ngoại giao là "bệ phóng" giúp tôi đạt đến thành công
Nguyễn Lan Phương hiện đang là sinh viên năm ba của Học viện Ngoại Giao. Chuyên ngành hiện tại mà Lan Phương đang theo học là Ngôn ngữ Anh. Lan Phương được chú ý không những bởi ngoại hình xinh đẹp mà còn có nhiều thành tích trong học tập cũng như các hoạt động ngoại khóa.
Khi được hỏi về cơ duyên khiến Lan Phương chọn Học viện Ngoại giao làm nơi gắn liền với 4 năm thanh xuân, Lan Phương cho biết cô luôn tin rằng: "Trong cuộc sống, mỗi nơi mình đặt chân tới đều là cái duyên", và có lẽ việc cô nàng thi và đỗ vào DAV cũng là cái duyên của với ngôi trường tuyệt vời này.
Mặc dù đam mê Học viện Ngoại giao nhưng ban đầu đây không phải nguyện vọng 1 của Lan Phương. Có lẽ bởi vì khá nhút nhát, sợ không đỗ được trường, thế nhưng sau khi biết điểm thi, cô nàng đã tự tin đặt Ngoại giao làm nguyện vọng 1.
Đến nay mỗi khi nhớ lại khoảng thời gian đó, Lan Phương thầm cảm ơn bản thân đã luôn nỗ lực, chăm chỉ, và cảm ơn gia đình đã luôn bên cạnh ủng hộ và giúp đỡ mình để cô có thêm thời gian tập trung ôn thi.
Có lẽ, điều khiến Lan Phương được mọi người chú ý nhất đó chính là một cô gái có một nguồn năng lượng tích cực, luôn năng nổ trong các hoạt động ngoại khóa. Lan Phương thầm cảm ơn Học viện Ngoại giao đã tôi luyện được một Lan Phương cứng cáp hơn, tự tin và liều lĩnh hơn.
Bên cạnh việc học tập, các CLB mà Lan Phương tham gia đã dạy cho cô nàng được nhiều kỹ năng cần thiết, khi là thành viên của CLB Lễ Tân (Lễ tân cho các sự kiện Quốc tế, sự kiện lớn nhỏ của Bộ Ngoại Giao), và thành viên MIC - CLB MC Học viện Ngoại giao, Lan Phương đã "bỏ túi" được những tác phong Ngoại giao, sự chỉnh chu, nghiêm túc trong công việc , các kĩ năng dẫn chương trình cũng như kỹ năng tổ chức sự kiện.
Lan Phương may mắn có cơ hội thử sức ở cuộc thi MIC's Voice 2019 - Cuộc thi tìm kiếm giọng nói tài năng, và may mắn lọt vào TOP 12 MIC's Voice 2019. Năm nay, Lan Phương được đảm đương vị trí Trưởng BTC MIC's Voice 2020. Đây là một cơ hội lớn để Lan Phương có thể khẳng định mình, tiền đề cho những công việc mà cô nàng theo đuổi sau này.
Học tập tại một lớp mà các bạn đều đến từ trường chuyên lớp chọn, Lan Phương đã không khỏi choáng ngợp khi buổi đầu tiên bước vào lớp, tất cả đều rất giỏi và tài tăng, ấn tượng nhất là mỗi người đều có màu sắc, cá tính riêng chứ không hề "mọt sách". Chính vì điều đó vô hình tạo cho cô nàng áp lực phấn đấu nếu không muốn bị thụt lùi lại phía sau, Lan Phương đã chăm chỉ trau dồi và học hỏi từ các bạn cùng lớp. Đó cũng là lý do mà Lan Phương đăng ký tham gia các CLB để bản thân có thể tự tin hơn.
Lan Phương cũng như bao cô gái 20 tuổi khác, đang trên con đường trải nghiệm, học hỏi, tìm kiếm đam mê, ước mơ của bản thân, chính vì vậy việc thử sức những công việc khác nhau, các lĩnh vực khác nhau để có kinh nghiệm "thực chiến" là vô cùng cần thiết.
Cá nhân Lan Phương đã từng làm nhiều công việc, có thể kể đến như: Freelance model, dạy thêm, CTV Cty BĐS, CTV Truyền thông cho Cty Game khá có tiếng khu vực miền Bắc khi còn là sinh viên năm nhất; ngoài ra sau đó mình đã tìm kiếm cho mình những cơ hội mới, lớn hơn khi thử sức làm MC cho 1 vài sự kiện, CTV cho trương trình Vietnam Model Kids, và gần đây là xây dựng 1 Shop order online nho nhỏ lĩnh vực thời trang mang tên CAM DA TRỜI do mình làm chủ.
"Mọi người thường nói "Hãy nắm bắt cơ hội để thành công", theo mình thì ngoài những cơ hội, muốn đạt được thành công thì nhất định cần nhiều yếu tố khác như: kiến thức, đạo đức, may mắn, tự tin...và đặc biệt, "nỗ lực hết mình" mới chính là yếu tố tiên quyết!
Để nói về thành công thì thực sự đó là một phạm trù khá rộng, thành công có thể là trở nên giàu có, cũng có thể là khi được đời đời vinh danh; nhưng với một số người, có một bữa ăn ngon, có những người bạn hết lòng cũng đã là thành công với họ. Tuy nhiên, thành công chắc hẳn là cái đích mà mỗi người chúng ta đều hướng tới, mình cũng vậy, con đường để đến đích thật sự sẽ vất vả và và nhiều chông gai, nhưng mình sẽ luôn cố gắng hết sức để đạt được thứ mình muốn và để chạm tay tới thành công của mình"- Lan Phương chia sẻ.
Với niềm đam mê du lịch mãnh liệt, Lan Phương mong muốn sẽ cố gắng đến thật nhiều vùng đất mới trong thời gian tới, vừa là một cách để thư giãn, vừa giúp cho mình có thêm nhiều kiến thức và trải nghiệm thực tế hơn.
Trường Mầm non Hải Tân - bài học kinh nghiệm nuôi dạy lấy trẻ làm trung tâm Theo nhà giáo Chu Thị Dung - Hiệu trưởng Trường Mầm non Hải Tân, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định: Hoạt động học và vui chơi của trẻ đã giúp hình thành phẩm chất mạnh dạn, tự tin, kĩ năng khéo léo và nhanh nhẹn . Trường MN Hải Tân, điểm sáng xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm Công phu...