Nữ bệnh nhân chết bất thường tại một bệnh viện ở Bình Dương
Gia đình một nữ bệnh nhân tại Bình Dương bức xúc, khi một người đang khỏe mạnh sau khi vào phòng mổ thì tử vong.
Đến tối 8-10, công an TP Thủ Dầu Một (Bình Dương) vẫn đang tiến hành khám nghiệm tử thi để làm rõ nguyên nhân cái chết bất thường của nữ bệnh nhân NTB (39 tuổi, HKTT tại huyện Phú Giáo, Bình Dương) tại Bệnh viện Hoàn mỹ Vạn Phúc 1.
Lực lượng chức năng có mặt tại Bệnh viện Hoàn mỹ Vạn Phúc 1 để điều tra vụ việc. Ảnh: LÊ ÁNH
Theo anh Lê Thanh Hùng (chồng chị B.), do thường xuyên bị đau lưng và bị tê mỏi ở chân nên gia đình đưa chị B. vào Bệnh viện Hoàn Mỹ Vạn Phúc 1 (phường Tương Bình Hiệp, TP Thủ Dầu Một) để thăm khám.
Sau khi thăm khám bác sĩ đề nghị mổ cho chị B. Các bác sĩ tư vấn cho gia đình bệnh nhân, là bệnh này không nghiêm trọng chỉ làm một số phẫu thuật đơn giản.
Đến 6 giờ ngày 8-10, chị B. được lấy mẫu máu và nước tiểu để làm xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm đều bình thường nên gia đình đã quyết định cho chị B. vào mổ.
Khoảng 8 giờ cùng ngày, chị B. lên bàn mổ. Đến khoảng gần 13 giờ cùng ngày, anh Hùng nhận được thông báo từ phía bệnh viện là chị B. đã tử vong.
“Phía bệnh viện chỉ nói là vợ tôi bị tụt huyết áp dẫn đến tử vong chứ không trả lời rõ ràng nguyên nhân vì sao. Trước khi vào phòng mổ, vợ tôi vẫn khỏe mạnh bình thường, chỉ bị đau lưng, tê chân sơ sơ, ăn uống vẫn bình thường”, anh Hùng nói.
PLO có liên hệ với đại điện Bệnh viện Hoàn mỹ Vạn Phúc 1, nhưng vẫn chưa nhận được câu trả lời.
Nguy cơ bùng phát dịch tay chân miệng: Đây là những điều cha mẹ cần biết để phòng trị bệnh cho trẻ
Hiện tại, bệnh tay chân miệng chưa có vaccine phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Dịch bệnh này lại đang diễn biến phức tạp, vì vậy các bậc phụ phụ huynh cần đặc biệt chú ý phòng trị bệnh cho các con.
Video đang HOT
Theo Cục y tế dự phòng, qua hệ thống báo cáo giám sát bệnh truyền nhiễm, từ đầu năm 2020 đến nay, cả nước ghi nhận 10.745 trường hợp mắc tay chân miệng tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 6.662 trường hợp nhập viện, không có tử vong.
Còn theo thống kê của Trung tâm Bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Nhi Trung ương, chỉ tính riêng từ đầu năm tới nay, Bệnh viện này đã tiếp nhận hơn 300 ca mắc bệnh tay chân miệng. Nếu tính trong 2 tháng 6-7, số lượng bệnh nhi được chẩn đoán mắc bệnh này tăng 5-6 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, trong các tuần gần đây, một số tỉnh, thành phố ghi nhận số ca mắc gia tăng là thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Bắc Ninh. Hiện chưa có vaccine phòng bệnh, dự báo số mắc tay chân miệng có nguy cơ gia tăng trong thời gian đến, do tính chất lây truyền, đặc biệt trong mùa tựu trường, học sinh chuẩn bị tập trung vào năm học mới.
1. Triệu chứng của bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, thường gặp nhất ở nhóm trẻ em dưới 5 tuổi.
Giai đoạn khởi phát, trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng sớm như: sốt, mệt mỏi, đau họng nhẹ, kém ăn,... Những triệu chứng này có thể kéo dài một vài ngày. Sau đó bệnh sang chuyển sang giai đoạn toàn phát.
Ở giai đoạn toàn phát, các nốt đỏ bắt đầu xuất hiện trong miệng, nhất là quanh lưỡi, lợi và mặt trong má. Sau đó, các nốt ban này sẽ trở thành bóng nước. Khi vỡ tạo thành các vết loét khiến trẻ rất đau khi ăn, uống, thường trẻ sẽ quấy khóc khi bị bệnh. a
Ngoài ra, các vết loét cũng có thể xuất hiện nhiều ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông hoặc cơ quan sinh dục ở trẻ.
Các nốt đỏ xuất hiện ở lòng bàn tay và bàn chân của trẻ (Ảnh Internet)
2. Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng
Nguyên nhân chính gây bệnh tay chân miệng là virus đường ruột với 2 loại thường gặp là Enterovirus 71 (thường gọi là EV71) và Coxsackie A16. Bệnh hay gặp ở trẻ em, đặc biệt là nhóm trẻ em dưới 3 tuổi. Biểu hiện bệnh nằm chủ yếu ở vùng tay, chân và miệng nên được gọi là bệnh tay chân miệng.
3. Bệnh tay chân miệng lây như thế nào?
Bệnh tay chân miệng lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp và đường tiêu hóa. Nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh là nguồn lây nhiễm chính của bệnh tay chân miệng.
Bệnh lây lan nhanh trong trường hợp trẻ hắt hơi, chảy mũi, ngậm mút đồ chơi chung với nhau. Bên cạnh đó, khi bị phát tán ra ngoài, virus vẫn có thể tồn tại khá lâu trong môi trường nhiệt độ phòng, bám lên đồ vật, đồ chơi, sàn nhà, quần áo. Nếu một trẻ khỏe mạnh tiếp xúc với môi trường này, vô tình cầm, nắm vào vật dụng bị nhiễm virus, sau đó cho tay lên miệng, trẻ cũng có khả năng bị nhiễm bệnh.
4. Biện pháp phòng tránh bệnh tay chân miệng
Để phòng bệnh tay chân miệng, điều quan trọng nhất là cha mẹ cần giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường sạch sẽ cho bé.
Rửa tay sạch bằng xà phòng dưới vòi nước chảy vào các thời điểm quan trọng như: trước khi nấu ăn, trước khi cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi làm vệ sinh cho trẻ,...
Chú ý vệ sinh nhà cửa, khu vui chơi của trẻ sạch sẽ, thoáng mát.
Thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng trẻ tiếp xúc hằng ngày như: đồ chơi, dụng cụ học tập, mặt bàn, ghế,... bằng xà phòng.
Ngoài ta, trong mùa bệnh cũng cần tránh các hoạt động tiếp xúc gần như ôm, hôn trẻ, hạn chế cho trẻ dùng đồ chơi chung. Đây cũng là một cách hữu hiệu để phòng bệnh tay chân miệng.
Rửa tay sạch bằng xà phòng dưới vòi nước chảy (Ảnh Internet)
5. Cách điều trị bệnh tay chân miệng cho trẻ
Tay chân miệng là bệnh do virus gây ra, hiện nay chưa thuốc điều trị đặc hiệu. Chỉ có thuốc điều trị triệu chứng và biến chứng. Có thể giảm nhẹ triệu chứng của trẻ bằng cách:
- Sử dụng thuốc hạ nhiệt: trong trường hợp trẻ bị sốt cao dùng paracetamol đúng liều lượng để hạ sốt hoặc thuốc khác theo đơn bác sĩ kê. Cần cho trẻ uống nhiều nước hơn khi trẻ bị sốt.
- Bổ sung vitamin: tăng cường cho trẻ uống nước hoa quả và ăn rau xanh, trái cây.
- Cho trẻ ăn những loại thức ăn mềm mịn, lỏng như: cháo, súp, sữa chua, phô mai,... để giúp bé không bị đau miệng. Sau khi ăn cần xúc miệng cho trẻ bằng nước muối.
- Giữ gìn vệ sinh: Mỗi ngày cha mẹ hoặc người chăm sóc cần tắm rửa sạch sẽ cho bé bằng nước sạch hoặc nước trà xanh. Tuy nhiên, phải tắm nhẹ nhàng hạn chế làm vỡ các bóng nước để tránh nhiễm khuẩn.
Đa số trẻ sẽ phục hồi và tự khỏi bệnh trong khoảng 7-10 ngày. Tuy nhiên, phụ huynh vẫn nên đưa trẻ đi khám để xác định đúng bệnh và có các lời khuyên chăm sóc phù hợp, đồng thời theo dõi và phát hiện triệu chứng bệnh nặng lên, kịp thời điều trị, tránh hậu quả đáng tiếc.
Khẩn cấp phòng chống dịch bệnh tay chân miệng ở trẻ em Trước tình hình số trẻ em mắc bệnh tay chân miệng gia tăng, bộ Y tế đề nghị người dân thực hiện các biện pháp chủ động phòng chống, góp phần ngăn chặn dịch bệnh lan rộng trong cộng đồng. Người lao động đưa tin, Cục Y tế dự phòng, bộ Y tế vừa có gửi công văn khẩn số 583/DP-DT đến Giám...