Nõn đuôi nhồi sụn chiên
Nõn đuôi lợn (heo) còn được gọi là khấu linh, khấu đuôi,…: Cần lượng nõn đuôi dài tổng cộng khoảng 30-35cm (khoảng 300gr).
- Sụn mềm băm nhỏ hoặc xay nhỏ 150-200gr (Lượng sụn này cũng chỉ tương đối vì phụ thuộc vào nõn đuôi to hay nhỏ (nếu nõn đuôi có loại nhỏ thì chỉ cần khoảng 100-150gr).
- Lạc hoặc đỗ xanh đãi cà vỏ
- Rau húng quế: đây là loại rau để tạo mùi vị chủ đạo của món dồi này.
- Rau răm, hành lá, mùi tàu (ngò gai)
- Hành củ, tỏi băm
- Nước mắm, gia vị (hoặc hạt nêm), hạt tiêu xay
Cách làm:
Rửa sạch nõn đuôi bằng dấm hay muối, khi rửa phải bóp thật kỹ, vừa bóp vừa tuốt cho sạch nhớt cả bên ngoài và bên trong.
Các loại rau (húng quế, rau răm, hành lá, mùi tàu) thái nhỏ. Tỏi hành băm nhỏ. Lạc ngâm nước ấm, bóc sạch vỏ rồi băm hoặc xay nhỏ.
Video đang HOT
Đun sôi nước, nêm chút muối, cho nõn đuôi vào luộc qua. Trộn đều thịt sụn, lạc băm nhỏ, hành củ băm, các loại rau đã thái nhỏ, hạt tiêu, gia vị (mắm, muối).
Luộc qua để nõn đuôi bớt nhớt, bớt hôi và không bị phình không đều khi nhồi. Nếu nõn đuôi tươi, rửa sạch kỹ và nhồi đã có kinh nghiệm thì có thể không cần luộc qua. Đặc biệt nếu bước chế biến sau cùng không rán (chiên) mà nướng thì không cần luộc qua món ăn sẽ thơm hơn.
Buộc một đầu đoạn nõn đuôi, nhồi tất cả thịt đã trộn đều vào thành dồi, lưu ý vừa nhồi vừa vuốt cho đều nhân để món ăn trông tròn đều. Nhồi xong buộc chặt đầu còn lại.
Đun nước với chút muối cho món dồi nõn đuôi đã nhồi vào hấp chín hoặc luộc, khi sôi giảm nhỏ lửa để dồi chín, lưu ý khi luộc hay hấp thỉnh thoảng dùng tăm nhọn xăm lỗ để món dồi không bị phình và bục vỡ. Khi xăm không thấy nước đỏ chảy ra là dồi đã chín.
Nếu chúng ta nướng thì có thể không cần luộc chín mà cho lên nướng ngay món ăn sẽ thơm hơn. Còn chiên thì món ăn đơn giản hơn nhiều: Bắc chảo lên bếp, cho mỡ hay dầu ăn đun nóng già, cho dồi nõn đuôi vào rán (chiên) vàng, có thể chiên giòn bên ngoài tùy ý thích.
Món nõn đuôi nhồi sụn thành phẩm có mùi thơm đặc trưng của lá húng quế. Khi ăn thái mỏng, chấm với nước chấm pha mắm, tỏi, tương ớt, nước, giấm (hoặc chanh), hạt tiêu cho có vị chua cay, ngọt.
Kỳ lạ loại cây mọc đầy ao bùn tưởng chỉ dành cho lợn ăn bỗng trở thành món "gây thương nhớ"
Dải khoai ngứa mọc tua tủa sau những cơn mưa mùa hạ cứ ngỡ không ăn được nhưng hiện lại đang trở thành món ăn gây sốt được đông đảo chị em tìm mua để chế biến.
Mới đây, trên diễn đàn về ẩm thực, một thành viên đã đưa hình ảnh một bó dải khoai ngứa kèm chia sẻ: "Món ăn ký ức chứa cả 1 bầu trời tuổi thơ, ai đã từng thử!'
Hình ảnh mớ dải khoai khiến nhiều người bồi hồi nhớ lại tuổi thơ
Ngay khi dòng trạng thái được chia sẻ, đông đảo chị em là thành viên của diễn đàn đã thích thú tương tác, nhận ra đây chính là những đọn khoai ngứa từng được ăn nhiều vào những năm tháng tuổi thơ.
"Dải khoai nước đây mà. Cứ sang hè, sau những trận mưa rào là loại rau này mọc lan nhanh lắm. Ngày bé thường được mẹ nấu cùng ốc hay hến để ăn", thành viên D.L nhớ lại.
"Ngày bé mỗi lần về quê, thỉnh thoảng bà lại ra đồng kiếm được mớ dải khoai. Về là ông, bà ngồi tỉ mỉ tuốt từng ngọn rau một nhìn ngọn nào ngọn ý cứ trắng muốt, mê lắm. Rồi bà nấu với cua đồng, ôi chao vị ngọt thấm đến tận bây giờ", thành viên M.P xúc động.
Nhưng cũng có nhiều người thừa nhận đã từng được thử món dải khoai nấu nhưng dù ngon vẫn không dám ăn lại vì bị ngứa. "Bản thân em thì rất thích ăn món này nhưng ăn xong toàn bị ngứa đến nỗi đau họng không nuốt nổi cái gì nữa,...trong khi đó cả nhà e không ai bị làm sao", một thành viên tiếc nuối.
Dải khoai hay có nơi còn gọi là ngó khoai, bồng khoai chính là phần mọc ra từ rễ của cây khoai ngứa. Thường tàu và lá khoai thường nấu cho lợn ăn. Riêng phần dải khoai ít ngứa nhất, bà con vùng quê bắc bộ thường nấu với ốc, hến, trai hay tôm, xương lợn... cùng cà chua và đặc biệt là không thể thiếu mẻ chua.
Dải khoai mọc rất nhiều vào mùa hè, sau những trận mưa rào
Dải khoai nấu xương lợn
Nguyên liệu: 1 bó dải khoai, xương lợn: 5 lạng; 2 quả cà chua; nghệ, gia vị, bột nêm, mắm, mẻ, hành hoa, mùi tàu.
Cách làm:
Dải khoai xanh nõn sau khi được làm sạch
Dải khoai tước vỏ. Khi tước dải khoai không nên tước bằng dao mà tước bằng móng tay bởi theo quan niệm dân gian tước bằng dao món ăn sẽ ngứa rất khó ăn. Rửa sạch, cắt khúc tầm 5 cm, luộc cùng nước sôi. Khi luộc cho chút muối vào cho bớt ngứa.
Luộc cùng chút muối cho bớt ngứa
Xương lợn chặt miếng, rửa sạch, trần qua nước sôi rồi rửa lại.
Hành khô phi thơm với chút mỡ lợn, cho cà chua bổ cau, dải khoai, xương heo đã sơ chế vào đảo đều. Thái nghệ tươi, nêm nêm gia vị mắm muối vào đảo cùng cho ngấm.
Dải khoai khi nấu ăn bùi, hơi nhớt nhưng rất ngon
Khi dải khoai, xương heo đã ngấm gia vị, đổ nước vào ngập khoai, tiếp tục ninh cho đến khi xương và dải khoai mềm nhừ, cho mẻ đã lọc vào đun tiếp. Nêm nếm lại vừa miệng, tắt bếp, cho hành, mùi tàu vào.
Món ăn chứa cả một ký ức về tuổi thơ
Canh dải khoai nấu xương heo, mẻ có vị chua của mẻ, ngọt của xương lợn và bùi của dải khoai. Món canh này đặc biệt ngon khi để nguội, ăn cùng cơm nóng thì vô cùng sánh, ngon.
Theo kinh nghiệm từ xưa, khi bắt đầu cho dải khoai vào nồi đến khi bắc khỏi bếp, không được dùng đũa, nếu dùng đũa ngó khoai sẽ ngứa rất khó ăn.
Hướng dẫn cách làm bánh đa nem ngon, giòn không thể chối từ Có thể nói món món bánh đa nem rán là một món ăn đã quá quen thuộc với người dân Việt Nam. Món ăn không thể thiếu trong mâm cơm gia đình đặc biệt là những ngày lễ tết. Chính vì vậy chị em cũng nên trang bị cho mình một vài công thức để làm món ăn này thật ngon để trổ...