Nội các Israel chưa đồng thuận về sửa đổi ngân sách
Văn phòng Thủ tướng Israel cho biết Nội các nước này dự kiến sẽ đưa dự thảo ngân sách sửa đổi thảo luận và bỏ phiếu trong ngày 27/11, với các nội dung điều chỉnh liên quan đến xung đột với phong trào Hồi giáo Hamas tại Dải Gaza.
Tuy nhiên, các đề xuất cắt giảm chi tiêu đang gây nhiều tranh cãi trong chính liên minh cầm quyền.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu (thứ 4, phải) chủ trì cuộc họp nội các ở Jerusalem ngày 9/7/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Dự thảo ngân sách sửa đổi cắt giảm phần lớn chi tiêu trong các thỏa thuận của liên minh cầm quyền, đáp ứng nhu cầu mà cuộc xung đột đặt ra đồng thời đảm bảo tiếp tục hỗ trợ kinh tế Israel tăng trưởng. Thông báo của Văn phòng Thủ tướng ngân sách sửa đổi đề xuất khoản chi tiêu chưa từng có tiền lệ 30 tỷ shekel (khoảng 8 tỷ USD) trong vòng 90 ngày để đáp ứng những nhu cầu phát sinh do cuộc xung đột. Thông báo cho biết ngân sách sửa đổi đã cắt giảm khoảng 70% phần quỹ chi tiêu tùy ý, tương đương mức cắt giảm là 1,6 triệu shekel (khoảng 420 triệu USD). Tuy nhiên, bản dự thảo đề xuất giữ lại khoản quỹ 900 triệu shekel (240 triệu USD) cam kết chi trả cho các đảng chính trị theo các thỏa thuận của liên minh cầm quyền để triển khai một số chương trình mà các đảng đã lên kế hoạch từ trước khi xảy ra cuộc xung đột với Hamas.
Dự thảo đề xuất đã vấp phải nhiều ý kiến trái chiều trong nội các Israel được thành lập trong thời gian xung đột với Phong trào Hồi giáo Hamas. Ngày 26/11, ông Benny Gantz – cựu Bộ trưởng Quốc phòng, nay là thành viên nội các, một lần nữa lên tiếng yêu cầu loại bỏ các khoản chi mang tính chính trị cho liên minh cầm quyền, nhấn mạnh rằng không nên có thêm các khoản chi vì những mục đích nằm ngoài chi phí cho cuộc xung đột hay phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế đất nước. Ông Gantz nhấn mạnh nếu bản dự thảo được đưa ra thảo luận mà không đáp ứng những yêu cầu trên, đảng Thống nhất Quốc gia sẽ bỏ phiếu phản đối.
Trước đó, hôm 15/11, Ngân hàng trung ương Israel đánh giá những đề xuất cắt giảm chi tiêu trong bản sửa đổi ngân sách quốc gia là không đáng kể. Ngân hàng này cũng kêu gọi chính phủ cần thể hiện trách nhiệm tài khóa nhiều hơn nữa trong việc quản lý tác động về mặt kinh tế do cuộc xung đột gây ra. Theo ngân hàng này, bên cạnh việc đáp ứng các nhu cầu ngân sách cho cuộc xung đột thì ngay cả trong các thời kỳ khẩn cấp, việc duy trì cơ chế tài khóa có trách nhiệm cũng là điều rất quan trọng.
Video đang HOT
Hôm 8/11, Bộ Tài chính Israel cho biết thâm hụt ngân sách trong một năm qua (tính đến tháng 10/2023) đã tăng lên 47,2 tỷ shekel (12,28 tỷ USD), tương đương 2,6% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Mức thâm hụt trên chịu tác động lớn của cuộc xung đột giữa Israel với Phong trào Hồi giáo Hamas tại Dải Gaza bùng phát hồi đầu tháng 10 vừa qua. Chỉ riêng trong tháng 10 năm nay, chi ngân sách hằng tháng của Israel lên tới 54,9 tỷ shekel, tăng 32,3% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi nguồn thu giảm 16,4% xuống 32 tỷ shekel.
Israel vay gần 8 tỷ USD từ khi bắt đầu cuộc chiến với Hamas
Bộ Tài chính Israel cho biết nước này đã vay nợ khoảng 7,8 tỷ USD kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột với nhóm Hồi giáo Hamas ở Dải Gaza.
Binh sĩ Israel tiến hành chiến dịch trên bộ chống phong trào Hamas tại phía Bắc Dải Gaza ngày 12/11/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Theo đài RT, 4,1 tỷ USD trong số đó là khoản nợ bằng USD được huy động từ các đợt phát hành trên thị trường quốc tế.
Ngày 13/11, Bộ Tài chính Israel đã huy động được thêm 957 triệu USD trên thị trường trong nước trong cuộc đấu thầu trái phiếu hàng tuần. Các quan chức tuyên bố rằng chính phủ Israel hiện có thể cung cấp tiền đầy đủ và tối ưu cho mọi nhu cầu của mình.
Chính phủ Israel đã tăng đáng kể chi phí để có tiền cho quân đội và bồi thường cho các doanh nghiệp gần biên giới Dải Gaza, cũng như gia đình các nạn nhân và con tin bị Hamas bắt giữ. Tất cả những khoản này đã gây thâm hụt ngân sách kỷ lục mà trong tháng trước đã tăng vọt lên 6 tỷ USD, tăng hơn 7 lần so với một năm trước.
Bộ Tài chính Israel cũng đã công bố kế hoạch vay thêm 75% trong tháng 11 so với tháng trước.
Trong khi đó, Thống đốc Ngân hàng Israel Amir Yaron đã kêu gọi chính phủ cân bằng với việc hỗ trợ nền kinh tế và duy trì vị thế tài chính lành mạnh.
Theo các nhà kinh tế, cam kết của Thủ tướng Benjamin Netanyahu về hỗ trợ những người bị ảnh hưởng do cuộc xung đột với Hamas sẽ làm tăng mạnh thâm hụt và tỷ lệ nợ trên GDP cho đến năm 2024.
Tháng trước, cơ quan xếp hạng tín dụng quốc tế S&P đã hạ xếp hạng của Israel từ mức ổn định xuống tiêu cực. Tiếp theo, Fitch cảnh báo rằng cuộc xung đột kéo dài có thể dẫn đến suy giảm đáng kể điểm tín dụng của Israel. Moody's cũng cho biết họ đang cân nhắc khả năng hạ mức tín nhiệm của nước này.
Trước đó, ngày 9/11, theo nhận định của tờ Thời báo Tehran (Iran), sau hơn 1 tháng kể từ khi xung đột với Hamas nổ ra, các công ty Israel đang chịu những hậu quả nặng nề do cuộc giao tranh ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh khi hàng trăm doanh nghiệp bên bờ vực phá sản.
Bộ Lao động Israel cho biết khoảng 765.000 người Israel, chiếm 18% lực lượng lao động - không làm việc sau khi được huy động làm lực lượng dự bị để sẵn sàng tham gia chiến đấu chống Hamas ở Dải Gaza. Chi phí ban đầu của cuộc chiến tranh Gaza đối với Israel lên tới hơn 50 tỷ USD, khoảng 10% GDP của Israel.
Tờ Financial Times (Anh) cũng đưa tin, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tác động tàn phá của xung đột đối với hoạt động kinh tế của Israel. Các chuyên gia kinh tế bày tỏ lo ngại sâu sắc rằng các gói tài chính mà ông Netanyahu hứa dành cho các công ty có nguy cơ phá sản cao sẽ không đủ nếu triển vọng kinh tế của Israel tiếp tục xấu đi.
Theo tạp chí Foreign Policy, nền kinh tế thời chiến của Israel không thể tồn tại mãi mãi và có thể sẽ sớm hướng tới một cuộc suy thoái, khi chính quyền huy động quân sự ồ ạt dẫn đến căng thẳng kinh tế nghiêm trọng.
Đứng đầu danh sách các lĩnh vực sẽ gánh chịu hậu quả của cuộc chiến kéo dài ở Dải Gaza là dầu khí, du lịch, chăm sóc sức khỏe, bán lẻ và công nghệ cùng nhiều lĩnh vực khác.
Israel đã đổ vào cuộc chiến với Hamas khoảng 200 tỷ USD dự trữ và 14 tỷ USD viện trợ quân sự từ Mỹ. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng cuộc chiến đang diễn ra ở Gaza sẽ khiến nền kinh tế Israel thiệt hại thêm hàng tỷ USD và mất nhiều thời gian hơn để phục hồi so với trước đây.
Một nhà kinh tế nói với Foreign Policy rằng chi phí của hai cuộc chiến trước đó (cuộc chiến của Israel ở Liban vào mùa hè năm 2006 và tấn công Dải Gaza năm 2014) đã tiêu tốn tới 0,5% GDP và chủ yếu ảnh hưởng đến ngành du lịch. Nhưng lần này, ước tính mức giảm GDP có thể lên tới 15% tính theo năm trong quý cuối cùng của năm nay.
Việc hủy một số chuyến bay đến Israel và Gaza cũng sẽ gây thiệt hại thêm cho nền kinh tế Israel, trước hết là ngành du lịch mà nước này phụ thuộc rất nhiều.
Thâm hụt ngân sách của Israel tăng mạnh do xung đột Ngày 8/11, Bộ Tài chính Israel cho biết thâm hụt ngân sách trong một năm qua (tính đến tháng 10/2023) đã tăng lên 47,2 tỷ shekel (12,28 tỷ USD), tương đương 2,6% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Đồng tiền mệnh giá 200 shekel của Israel. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Mức thâm hụt trên chịu tác động lớn của cuộc xung đột giữa...