Bloomberg: Thế giới đối mặt với ’sóng thần nợ’
Theo Bloomberg, doanh số bán trái phiếu chính phủ có thể tăng thêm trong năm tới khi thâm hụt ngân sách tăng vọt trên khắp thế giới.
Theo phân tích của Bloomberg, thế giới đang phải đối mặt với “cơn sóng thần nợ” – với việc lợi suất trái phiếu tăng đáng kể ở các nước phát triển, cùng với đó doanh số bán trái phiếu chính phủ có thể tăng thêm trong năm tới khi thâm hụt ngân sách tăng vọt trên khắp thế giới.
Bloomberg: Thế giới đối mặt với ’sóng thần nợ’. (Ảnh minh họa)
Ví dụ tại Mỹ, việc phát hành trái phiếu kho bạc dự kiến sẽ đạt mức kỷ lục 1,34 nghìn tỷ USD vào năm tới. Trong khi đó, thâm hụt của Mỹ vào năm 2026 được dự đoán sẽ tăng lên tới 2 nghìn tỷ USD.
Báo cáo chỉ ra rằng có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá trị trái phiếu, nhưng “có một yếu tố không đổi trong một thế giới luôn thay đổi là việc phát hành nợ ngày càng tăng”.
Video đang HOT
Ngân hàng trung ương Mỹ (FED) được cho là đã cắt giảm 95 tỷ USD trong bảng cân đối kế toán mỗi tháng kể từ tháng 6/2022, giảm xuống còn 7,8 nghìn tỷ USD, gần gấp đôi so với mốc 4 nghìn tỷ USD trước đại dịch.
Điều tương tự cũng có thể xảy ra ở EU, nơi Đức, Pháp, Ý và Tây Ban Nha dự kiến sẽ tăng doanh số bán trái phiếu lên hơn 1,1 nghìn tỷ euro (1,2 nghìn tỷ USD) vào năm tới. Ủy ban châu Âu cũng dự kiến sẽ phát hành 150 tỷ euro trái phiếu.
Trong khi đó, nguồn cung trái phiếu chính phủ Anh dự kiến sẽ vào khoảng 260 tỷ bảng Anh vào năm tới, tăng 20% so với năm nay.
Bloomberg viết: “Có nhận thức ngày càng tăng rằng các ngân hàng trung ương đang ở đỉnh điểm của chu kỳ tăng lãi suất, nhưng việc giảm danh mục trái phiếu sẽ tiếp tục thắt chặt các điều kiện tiền tệ”.
Trước đó, theo TTXVN, nợ công toàn cầu trong quý 3 năm 2023 đã lên mức cao kỷ lục 307.400 tỷ USD, trong đó tỷ lệ nợ công tính theo Tổng Sản phẩm Quốc nội (GDP) ở các nền kinh tế đang nổi cũng ở mức cao nhất từ trước tới nay.
Báo cáo ngày 16/11 của Viện Tài chính Quốc tế (IIF) ước tính nợ toàn cầu đến cuối năm nay sẽ lên tới 310.000 tỷ USD, tăng 25% trong 5 năm.
IIF cho biết nợ chính phủ trong quý 3 có mức tăng lớn nhất, trong khi nhiều quốc gia ghi nhận mức thâm hụt ngân sách ở mức cao hơn nhiều so với trước đại dịch COVID-19.
Khoảng 65% số nợ tăng trong quý vừa qua tập trung ở các nền kinh tế phát triển, dẫn đầu là Mỹ, Nhật Bản, Pháp và Anh. Các thị trường mới nổi Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và Mexico cũng ghi nhận mức tăng mạnh.
PHƯƠNG ANH
Trung Quốc dự kiến cấp 137 tỷ USD các khoản vay mới để vực dậy bất động sản
Trung Quốc dự kiến cấp ít nhất là 1.000 tỷ nhân dân tệ (137,22 tỷ USD) các khoản vay lãi suất thấp cho việc cải tạo các ngôi làng ở đô thị và các chương trình nhà ở giá rẻ, trong nỗ lực mới nhất nhằm vực dậy thị trường bất động sản.
Các tòa nhà do Tập đoàn bất động sản Evergrande xây dựng tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 8/12/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC tức ngân hàng trung ương) sẽ bơm vốn theo giai đoạn thông qua các ngân hàng chính sách để các gia đình có nguồn tài chính cho việc mua nhà.
Các quan chức đang cân nhắc các lựa chọn, bao gồm các khoản vay đặc biệt và cho vay bổ sung theo cam kết (PSL), với bước đi đầu tiên có thể ngay trong tháng này.
Kế hoạch trên nằm trong sáng kiến mới của Phó Thủ tướng Hà Lập Phong, đánh dấu nỗ lực của các nhà chức trách trong việc ngăn chặn cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ của lĩnh vực bất động sản vốn đã khiến tăng trưởng kinh tế và lòng tin tiêu dùng giảm sút. Những lo ngại trên thị trường về tình hình tài chính của các công ty bất động sản lớn nhất Trung Quốc đang gia tăng, khi một số đã vỡ nợ.
PSL tại Trung Quốc hiện ở mức 2.900 tỷ nhân dân tệ tính đến tháng 10/2023.1.000 tỷ nhân dân tệ PSL ròng đã được cấp sẽ vượt kỷ lục trước đó được ghi nhận vào năm 2019.
PSL cho phép PBoC cấp các khoản vay lãi suất thấp thông qua các ngân hàng thương mại và chính sách cho các công ty thầu các dự án cải tạo các khu nhà tồi tàn. Các công ty này sau đó dùng nguồn vốn vay để 30mua đất từ các chính quyền địa phương, trong khi các chính quyền địa phương hỗ trợ tiền mặt cho những gia đình mà nhà cũ của họ bị phá dỡ, để họ có thể mua các căn hộ hiện có hoặc được xây mới, từ đó làm tăng nhu cầu.
Các công ty bất động sản như China Resources Land Ltd. là những công ty được hưởng lợi nhất từ việc mở rộng các dự án nhà ở giá rẻ trước đó.
Kế hoạch mới nhất được đưa ra khi Trung Quốc thông báo các biện pháp kích thích trong tháng trước, trong đó có việc tăng thâm hụt ngân sách khi phát hành thêm 1.000 tỷ nhân dân tệ trái phiếu chính phủ.
Nga sẽ khó thay đổi chính sách sản lượng tại cuộc họp sắp tới của OPEC+ Khi các nhà sản xuất dầu hàng đầu thế giới cân nhắc cắt giảm nguồn cung sâu hơn nữa, dường như Nga có rất ít động lực để thực hiện một sự thay đổi đáng kể bởi doanh thu từ năng lượng của nước này lớn, trong khi giá dầu tăng cao hơn dự báo và thâm hụt ngân sách đang thu hẹp....