Ninh Bình: Trồng 200 cây ổi lê Đài Loan, hái 1 tạ trái/ngày, thương lái mua sạch
Với 200 gốc ổi lê Đài Loan, mỗi năm gia đình ông Hoàng Văn Hà (63 tuổi) ở xóm 9, xã Khánh Thành, huyện Yên Khánh ( Ninh Bình) bán được hàng chục tấn ổi, thu về hàng trăm triệu đồng.
Ghé thăm vườn ổi lê Đài Loan của nhà ông Hà, không ai là không mê bởi cây nào cũng có trái, nhìn “rất no con mắt”.
Về xóm 9, phóng viên bắt gặp đầu tiên là các vườn ổi trĩu quả, trải dài cả một vùng và trên con đường làng, thương lái tấp nập thu mua ổi.
Được sự chỉ dẫn của người dân đia phương, chúng tôi tìm đến vườn ổi của ông Hoàng Văn Hà. Vừa gặp, ông Hà khoe: “Nhờ vườn ổi lê Đài Loan này mà ngày nào gia đình tôi cũng có thu nhập. Ngày ít thì cũng được vài trăm ngàn đồng, ngày nhiều thu về được cả tiền triệu”.
Nhờ trồng ổi lê Đài Loan mà gia đình ông Hoàng Văn Hà ở xã Khánh Thành có thu nhập lên đến hơn 200 triệu đồng/năm.
Ông Hà kể, sau khi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình có kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đầu năm 2016, ông Hà đã mạnh dạn xin chuyển đổi 6 sào đất trồng lúa kém hiệu quả của gia đình sang trồng ổi. Giống ổi ông Hà chọn để trồng là ổi lê Đài Loan. Sau 3 năm, ông Hà có là một vườn ổi lê Đài Loan hơn 200 cây sai trĩu quả, năng suất trung bình gần 20 tấn/năm.
Do thổ nhưỡng ở địa phương phù hợp với cây ổi và được chăm sóc bài bản nên vườn ổi của gia đình ông Hà phát triển nhanh, cho trái quanh năm. Trung bình vào thời điểm chính vụ, mỗi ngày ông Hà thu hái được từ 50-100kg quả, đem bán với giá khoảng trên dưới 15.000 đồng/kg.
“Nhờ vườn ổi này mà bình quân mỗi ngày gia đình tôi kiếm được từ 500-700.000 đồng”, ông Hà chia sẻ.
Theo tính toán của ông Hà, nếu chăm sóc tốt thì trung bình một cây ổi lê Đài Loan sẽ cho thu nhập khoảng 1 triệu đồng/năm.
“Với 200 gốc ổi lê Đài Loan, bù mọi chi phí thì mỗi năm gia đình tôi lãi trên 200 triệu đồng. Nếu cứ đằng đẵng 1 năm cấy 2 vụ lúa như trước kia thì có nằm mơ giữa ban ngày cũng không kiếm ra số tiền 200 triệu đồng mỗi năm như trồng ổi”, ông Hà tiết lộ.
Video đang HOT
Ông Hà cho hay, trung bình, một cây ổi lê Đài Loan nếu chăm sóc tốt sẽ cho thu nhập khoảng 1 triệu đồng/cây/năm.
“Để đảm bảo vệ sinh an toàn sản phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, được thị trường tiêu dùng ưa chuộng, thì chất lượng quả ổi phải sạch, an toàn không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật; quả to, có dáng mã đẹp, chất lượng ăn giòn, ngọt”, ông Hà nói thêm.
Mỗi ngày ông Hà thu hái được từ 50-100kg quả, được bán với giá khoảng trên dưới 15.000 đồng/kg.
Về đầu ra cho sản phẩm, ông Hà chia sẻ, trồng ổi lê Đài Loan cho quả quanh năm, ăn giòn ngọt và không lo ế. Không chỉ riêng nhà ông mà cả xóm ở đây trồng không đủ ổi cung cấp cho thương lái, hái được bao nhiêu là thương lái đánh xe về tận vườn mua hết. Có thời điểm sản lượng thấp, thương lái còn tranh nhau mua ổi cho đủ chuyến.
“Không hiểu vì lý do gì mà quả ổi ở đây có độ giòn và ngọt hơn hẳn so với trồng ở nơi khác, cũng chính vì điều này mà thương lái họ đánh giá cao chất lượng ổi trồng ở đất Khánh Thành và giá thu mua cũng cao hơn”, ông Hà giải thích.
Quả vỏ mỏng cùi dày, ít hạt, có vị ngọt giòn nên ổi lê Đài Loan được thị trường ưa chuộng.
Nói về kinh nghiệm trồng ổi lê Đài Loan, ông Hà cho biết, để quả ổi cho chất lượng tốt, phải thăm vườn thường xuyên, bón phân đều đặn và cắt tỉa cành, tạo tán, hạn chế sâu bệnh. Lúc quả ổi còn non bằng ngón tay cái người lớn, người trồng bắt đầu dùng bao nilon PP và bao xốp để bọc trái ổi lại. Làm việc này giúp cho quả ổi đẹp, tránh bị ruồi vàng tấn công. Chi phí bỏ ra mua túi bọc ổi tuy tốn kém nhưng chất lượng và mẫu mã của quả ổi được đảm bảo, bán được giá. Túi bao trái ổi có thể tận dụng dùng được khoảng 2-3 vụ ổi mới phải thay lượt mới.
Theo Thế Giới Tiếp Thị
Tôm hùm Alaska 170.000 đồng/kg về Việt Nam "cõng" thêm bao nhiêu thuế phí?
Tôm hùm Alaska nhập về Việt Nam phải chịu 12% thuế nhập khẩu và phí cấp phép kiểm dịch động, thực vật. Tuy nhiên, giá bán cao gấp 5-6 lần phần nhiều do thương lái.
Thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan cho thấy trong 6 tháng đầu năm, có 3.785 kg tôm được nhập khẩu về dưới tên "tôm hùm Alaska", giá trị ước tính là 27.526 USD. Tính ra, bình quân mỗi kg tôm này nhập về với giá khoảng 170.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, giá bán của tôm hùm Alaska trên thị trường đang cao gấp 5-6 lần giá khai báo hải quan khi nhập khẩu. Nhiều người tiêu dùng cho rằng việc phải "cõng" nhiều loại thuế, phí khiến mặt hàng này không thấp như kỳ vọng.
Ít thuế phí, lợi nhuận thuộc về thương lái
Tôm hùm Alaska nhập khẩu vào thị trường Việt Nam có mã HS 030611 và mã HS 030617. Tra cứu biểu thuế nhập khẩu của mã hàng này trên trang chủ của Tổng cục Hải quan, kết quả cho thấy tôm hùm Alaska chịu thuế ưu đãi 12%.
Như vậy, giá mỗi kg tôm hùm Alaska sau khi tính thuế là 190.400 đồng.
Tiếp đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ kiểm tra và cấp giấy phép kiểm dịch động, thực vật đối với mặt hàng tôm tươi sống. Còn Bộ Y tế có trách nhiệm kiểm tra và cấp thêm giấy phép từ Cục An toàn thực phẩm nếu đó là mặt hàng đã qua chế biến.
Mặt hàng tôm hùm Alaska nhập về Việt Nam chỉ chịu phí kiểm tra và cấp giấy phép kiểm dịch động, thực vật từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Nguồn tin của PV cho biết phí kiểm dịch không cao, chắc chắn không làm "độn" chi phí của doanh nghiệp.
Giá nhập khẩu tôm hùm Alaska thấp như vậy nhưng qua khảo sát, giá bán online của tôm hùm Alaska khoảng 550.000 đồng/kg đối với tôm 1-2 kg và từ 800.000 đến 1.000.000 đồng/kg đối với loại 2-5 kg.
Trao đổi với PV, một chuyên gia hội nhập cho biết đối với các siêu thị lớn và nhà nhập khẩu, phân phối chính thức, giá tôm hùm Alaska sẽ thấp hơn vì doanh nghiệp muốn ổn định thị trường. Giá bán online hay tại các cửa hàng nhỏ lẻ do thương lái đầu cơ và tăng giá.
Tình trạng này phổ biến với nhiều mặt hàng nhập khẩu hiện nay. Vị chuyên gia dẫn chứng một que thử thai khi ra khỏi nhà máy Trung Quốc giá khoảng 200-300 đồng. Tuy nhiên, về đến Việt Nam, các hiệu thuốc đang bán 10.000 đồng/que.
"Tương tự, một vỉ thuốc chữa dị ứng nhập khẩu Italy, tôi đã khảo sát 4 hiệu thuốc khác nhau trong bán kính 1 km mà giá bán dao động từ 70.000-100.000 đồng. Cho nên, lợi nhuận thuộc về người trung gian chứ không phải nhà sản xuất", vị này nói.
Đồng quan điểm, luật sư Trần Ngọc Trung, cố vấn cao cấp của Công ty Luật Baker & McKenzie, khẳng định đứng ở góc độ pháp lý, tôm hùm Alaska không phải chịu mức thuế nào dẫn đến việc bị đội giá lên cao như vậy. Lợi nhuận thuộc về người đứng giữa.
Vì sao giá bán cao gấp 5-6 lần giá khai nhập khẩu?
Chia sẻ với PV, chủ một cửa hàng chuyên cung cấp hải sản ngoại nhập tên Hiếu tại TP.HCM khẳng định mức giá tôm hùm Alaska nhập về lớn hơn 170.000 đồng/kg, nên giá đến tay người tiêu dùng chưa thể thấp như kỳ vọng.
"Đây chỉ là mức giá nhập bình quân, rất có thể nhiều đơn vị khai báo thấp hơn giá trị thực tế để nộp thuế ít hơn, nếu không thì có thể do chất lượng tôm không tốt", anh Hiếu nhận định.
Một cửa hàng thủy, hải sản khác tại quận 1, TP.HCM cũng cho biết không có chuyện nhập tôm hùm Alaska về với giá 170.000 đồng/kg. Cơ sở này tuyên bố "đặt 1.000 tấn tôm nếu có mức giá trên".
Xoay quanh câu chuyện vì sao tôm hùm Alaska bị đội giá lên nhiều lần khi đến tay người tiêu dùng, luật sư Trần Ngọc Trung cho rằng có nhiều lý do, trong khi thuế nhập khẩu tác động một phần không lớn.
Theo ông Trung, mặt hàng tươi sống có tỷ lệ rủi ro, hư hỏng lớn nên doanh nghiệp sẽ tính toán phần có thể bị hao hụt để tăng giá. Thứ hai là chi phí bảo quản hàng hóa từ lúc nhập về Việt Nam đến khi xuất bán.
Nhà nhập khẩu cũng sẽ dựa trên tính hiệu quả của hệ thống phân phối. Cụ thể, nếu tôm hùm Alaska càng qua nhiều đại lý trung gian (đại lý cấp 1, cấp 2, cấp 3), giá đến tay người tiêu dùng sẽ càng cao.
Ngoài ra, còn có khả năng doanh nghiệp khai báo không đúng giá nhập khẩu đầu vào, mục đích giảm một phần thuế. Ông Trung cho rằng điều này thuộc trách nhiệm bên hải quan và chưa thể kết luận được.
Quan điểm doanh nghiệp hạ giá khai báo để nộp thuế ít hơn cũng được ông Vũ Vinh Phú - nguyên Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, đưa ra. Ông Phú cho rằng đối tượng bị thiệt là người tiêu dùng. Theo ông, phía hải quan cần nắm bắt thông tin về giá cả của các mặt hàng nhập khẩu để chống thất thu thuế.
Trước đó, đối với mặt hàng thịt gà, nhiều người đặt câu hỏi liệu có chuyện doanh nghiệp nhập khẩu kê khai giá nhập thấp hơn thực tế. Trả lời, Tổng cục Hải quan cho biết không có cơ sở để kết luận điều này.
Về việc giá tôm hùm bị đội giá, một số ý kiến bày tỏ có thể chi phí vận chuyển, bảo hiểm tôm hùm Alaska cao hơn các mặt hàng khác. Tuy nhiên, luật sư Trần Ngọc Trung khẳng định những chi phí này đã nằm trong giá khai báo nhập khẩu.
"Theo nguyên tắc, giá tính thuế bao gồm toàn bộ chi phí mà người mua phải trả khi đến cảng, cửa khẩu nhập khẩu đầu tiên. Ví dụ, hàng nhập về cảng Hải Phòng, giá hàng hóa, rồi chi phí vận chuyển, bảo hiểm từ nước xuất khẩu về Việt Nam phải cộng vào giá khai báo làm thủ tục nhập khẩu", ông Trung nói.
Theo người lao động
Bí ẩn những thương lái đi mua vảy cá Thời gian gần đây tại huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, nhiều thương lái tranh nhau thu mua vảy cá, một loại phế phẩm mà trước đây được người dân bỏ đi. Không rõ mục đích thu mua của họ là gì? Tại xã Phú Thọ, huyện Tam Nông, nơi có trên 30 cơ sở xuất khô cá lóc truyền thống được hình...