Những việc làm của người lớn khiến trẻ dễ nhiễm căn bệnh không thuốc chữa
Việc hôn trẻ, mớm cơm cho trẻ hay dùng chung đồ cá nhân… là nguyên nhân khiến trẻ nhiễm virus RSV, loại virus đến nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
Thời gian vừa qua thời tiết đang bước vào giai đoạn giao mùa vì thế tỷ lệ trẻ nhập viện gia tăng đáng kể. Tại Trung tâm hô hấp ( Bệnh viện Nhi Trung ương) số giường bệnh theo kế hoạch có thời điểm không còn chỗ chống, các bác sĩ phải kê thêm giường để trẻ tránh phải nằm ghép.
Trong số các bệnh nhi đến khám và điều trị tại đây, đa số trẻ mắc mắc virus hợp bào hô hấp (RSV) rất nguy hiểm, một loại virus rất dễ lây lan, hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh. Ngoài ra còn ghi nhận một số trẻ mắc các bệnh đường hô hấp khác.
Ngoài biến đổi thời tiết, thói quen chăm trẻ cũng khiến gia tăng trẻ nhiễm virus RSV
PGS.TS Lê Thị Hồng Hanh – Phó trưởng khoa Hô hấp cho biết, đa số trẻ nhiễm virus RSV dưới 2 tuổi và nhóm thường xảy ra biến chứng nặng thường gặp ở lứa tuổi dưới 6 tháng.
Sở dĩ thời gian gần đây trẻ nhiễm virus RSV phải nhập viện gia tăng, ngoài những nguyên nhân như thay đổi thời tiết, biến đổi cấu trúc gen thì một số thói quen hàng ngày của chính các bậc phụ huynh cũng khiến trẻ mắc bệnh.
Theo các chuyên gia, virus RSV lây qua không khí thông qua dịch tiết mũi họng; bề mặt tiếp xúc, các loại đồ chơi…có virus RSV; tay người mang virus chưa được rửa sạch…
- Lây bệnh qua dịch tiết mũi họng của người bệnh: Việc người nhiễm virus RSV hắt hơi, ho làm bắt dịch tiết sang người lành, nhất là trẻ nhỏ dưới 2 tuổi sẽ rất dễ nhiễm loại virus này. Bởi vậy, mọi người khi ho, hắt hơi cần phải thực hiện theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Thói quen hôn trẻ khiến nguy cơ mắc virus RSV càng cao.
Video đang HOT
- Thói quen hôn trẻ: Người Việt Nam thường có một thói quen thể hiện tình cảm với trẻ nhỏ bằng các hôn (thơm) lên má, trán hoặc miệng trẻ. Theo các chuyên gia đây là thói quen xấu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh rất lớn, không chỉ virus RSV mà còn nhiều bệnh khác như cảm cúm, covid-19.
Thực tế, có không ít trường hợp bà mẹ khi biết nụ hôn của mình là tác nhân gây bệnh khiến con phải nhập viện đã rất ân hận và chia sẻ câu chuyện bản thân lên mạng xã hội để mọi người cùng rút kinh nghiệm. Vì thế, mọi người nên từ bỏ thói quen này.
- Nếm thức ăn, nhai và mớm đồ ăn cho trẻ: Giống như việc hôn trẻ, hiện có rất nhiều gia đình nhất là có trẻ trong độ tuổi ăn dặm thường có thói quen mớm thức ăn, nếm trước thức ăn cho trẻ. Việc làm này tưởng tốt, nhưng thực tế là khiến “ổ virus” truyền từ người này sang người khác. Virus RSV lây bệnh qua dịch tiết, vì thế nếu thực hiện việc nếm thức ăn, mớm thức ăn cho trẻ sẽ khiến trẻ lây bệnh từ người thân (mang virus) rất nhanh.
- Dùng chung đồ cá nhân: Trẻ nhỏ, nhất là lứa tuổi đang theo học mầm non việc dùng chung đồ cá nhân rất dễ lây bệnh, trong đó có virus RSV. Theo đó, những trẻ nhiễm virus RSV nếu dùng khăn để lau dịch tiết (mũi, miệng) hoặc trẻ chơi chung đồ chơi sẽ dễ khiến nhiều trẻ khác nhiễm bệnh theo.
Bởi vậy, vấn đề quan trọng nhất là cần phải vệ sinh đồ chơi, không dùng đồ cá nhân, vệ sinh cá nhân cho trẻ đúng cách và nên đi khám khi có dấu hiệu bất thường để sớm phát hiện ra bệnh.
Rửa tay thường xuyên, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tránh tiếp xúc đông người nhất là người nghi ngờ cảm cúm là cách phòng bệnh tốt nhất.
Dấu hiệu cảnh báo trẻ nhiễm virus RSV
PGS Lê Thị Hông Hanh cho biết, khi trẻ nhiễm RSV, triệu chứng khởi điểm là hắt hơi, sổ mũi nhiều và có thể sốt nhẹ tới cao. Ngoài ra cần phải chú ý đến một số dấu hiệu khác như đau họng từ nhẹ đến nặng, hay quấy hóc, mệt mỏi, buồn ngủ, bú kém hoặc biếng ăn. Một số trẻ bị nhẹ vẫn có thể sinh hoạt bình thường, thậm chí tự khỏi bệnh sau 3-5 ngày.
Tuy nhiên, với nhiều trường hợp, đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới sáu tháng tuổi, trẻ đẻ non, thiếu cân, tim bẩm sinh… do sức đề kháng kém, cấu trúc đường thở chưa hoàn thiện nên dễ bị virus tấn công.
Mặt khác, RSV có ái lực với đường hô hấp nên trường hợp nhẹ có thể gây ra các triệu chứng viêm đường hô hấp trên (viêm mũi họng, viêm tai giữa), trường hợp nặng dẫn tới viêm tiểu phế quản, viêm phổi, suy thở nhanh.
PGS Hồng Hanh cũng khuyến cáo, bệnh do RSV gây ra không có thuốc điều trị đặc hiệu. Khi trẻ mắc bệnh, cần cho trẻ uống nhiều nước, dùng thuốc hạ sốt và đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt, giàu vitamin… Trẻ có thể tự khỏi, nhưng cần theo dõi sát để phát hiện các dấu hiệu nặng và đưa trẻ tới bệnh viện, cơ sở y tế kịp thời. Những trường hợp bội nhiễm phổi phải uống thuốc kháng sinh, truyền dịch, thậm chí hỗ trợ thở ô-xy…
RSV có khả năng lây lan mạnh, nếu các gia đình chủ quan không cho con đi khám, không biết con nhiễm bệnh sẽ dễ khiến cho virus này phát tán rộng trong cộng đồng. “Để phòng bệnh, tránh đưa trẻ tới nơi công cộng, tiếp xúc với những người có biểu hiện ho, sốt, sổ mũi… Công tác kiểm soát nhiễm khuẩn rất quan trọng bởi virus có thể sống vài giờ trên mặt bàn, ghế, đồ chơi, bàn tay… Các bậc cha mẹ cũng cần rửa tay sạch trước khi chăm sóc trẻ và đặc biệt tránh thói quen hôn trẻ – có thể làm lây lan virus”, bác sĩ khuyến cáo.
Nhiều trẻ nhiễm virus RSV phải nhập viện
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, số lượng trẻ em mắc virus RSV tăng gấp đôi trong một tháng trở lại đây.
Sáng 28/10, tại Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội), các giường đều kín bệnh nhi. Nhiều trẻ được hỗ trợ thở oxy do viêm phổi, viêm tiểu phế quản, suy hô hấp...
Tại phòng chăm sóc đặc biệt, anh B.T.L. (Nghệ An) đang chăm sóc con gái 4 tháng tuổi. Anh cho biết con gái có biểu hiện sốt, khò khè nên được điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An 10 ngày, sau đó, chuyển tuyến lên Bệnh viện Nhi Trung ương. Bé được xác định nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV).
Hiện bé điều trị được 5 ngày và hồi phục rất chậm, phải thở máy. Bác sĩ cho biết con anh L. sinh non ở tuần 28, là trường hợp có nhiều nguy cơ cao gặp biến chứng khi mắc virus này.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Lê Thanh Chương, Trưởng khoa Hồi Sức hô hấp, Trung tâm Hô hấp, khám cho bệnh nhi N.T.M. (2 tháng tuổi, ở Hà Đông, Hà Nội). Ảnh: HQ.
Nằm kế bên là bệnh nhi N.T.M. (2 tháng tuổi, ở Hà Đông, Hà Nội). Bà ngoại của bệnh nhi cho biết bé bị sốt, mũi có đờm, gia đình đưa vào Bệnh viện Quân y 103 (Hà Nội) điều trị. Tuy nhiên, khi thấy bé có triệu chứng co giật, gia đình xin chuyển tuyến. Bệnh nhi này bị viêm tiểu phế quản, viêm phổi nặng do mắc virus hợp bào hô hấp.
PGS.TS Lê Thị Hồng Hanh cho biết trung tâm có 147 giường bệnh nhưng hiện tại tiếp nhận tới 150-160 ca/ngày. Các bệnh nhi đều dưới 6 tháng tuổi. Những trường hợp nặng hầu hết đều có bệnh lý nền đi kèm. Trong đó, 1/3 bệnh nhi mắc virus hợp bào hô hấp.
"Trước đây, trung bình mỗi ngày, chúng tôi tiếp nhận 10-15 bệnh nhi mắc virus hợp bào hô hấp. Nhưng một tháng gần đây, số lượng này tăng lên 30-40 trẻ, có ngày hơn 40 em. Bác sĩ phải làm việc liên tục để luân chuyển các ca bệnh nhẹ về những khoa khác, đón ca mới tăng hơn gấp đôi mỗi ngày", PGS Hanh cho hay.
Theo bác sĩ này, nhiều loại virus gây ra các bệnh lý hô hấp, đứng đầu là loại hợp bào hô hấp. Hiện số ca mắc tăng vì vào giai đoạn giao mùa, điều kiện không khí, độ ẩm có sự thay đổi tạo điều kiện để virus phát tán mạnh.
"Trẻ có sức đề kháng kém, cấu trúc đường thở chưa hoàn thiện nên dễ bị virus tấn công. Mặt khác, RSV có ái lực với đường hô hấp nên trường hợp nhẹ có thể gây ra các triệu chứng viêm đường hô hấp trên (viêm mũi họng, viêm tai giữa). Trường hợp nặng dẫn tới viêm tiểu phế quản, viêm phổi, suy thở nhanh", PGS Hanh nói.
Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Lê Thanh Chương, Trưởng khoa Hồi Sức hô hấp, Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương, RSV là một trong những nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi.
Khi trẻ nhiễm RSV, triệu chứng khởi điểm là hắt hơi, sổ mũi nhiều và có thể sốt nhẹ tới cao. Một số trẻ bị nhẹ vẫn có thể sinh hoạt bình thường, thậm chí, tự khỏi bệnh sau 3-5 ngày. Tuy nhiên, với nhiều trường hợp, đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, đẻ non, thiếu cân, tim bẩm sinh..., bệnh diễn biến rất nhanh và nặng.
PGS.TS Lê Thị Hồng Hanh cho biết trung tâm có 147 giường bệnh nhưng hiện tại tiếp nhận tới 150-160 ca/ngày. Ảnh: HQ.
Bệnh do RSV gây ra không có thuốc điều trị đặc hiệu. Khi trẻ mắc bệnh, cha mẹ cần cho con uống nhiều nước, dùng thuốc hạ sốt và đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt, giàu vitamin... Trẻ có thể tự khỏi nhưng cần theo dõi sát để phát hiện các dấu hiệu nặng và đưa tới bệnh viện kịp thời. Những trường hợp bội nhiễm phổi phải uống thuốc kháng sinh, truyền dịch, thậm chí hỗ trợ thở oxy...
PGS Hanh khuyến cáo RSV có khả năng lây lan mạnh, nếu các gia đình chủ quan, không biết con nhiễm bệnh, virus dễ phát tán rộng trong cộng đồng.
"Để phòng bệnh, tránh đưa trẻ tới nơi công cộng, tiếp xúc những người có biểu hiện ho, sốt, sổ mũi... Công tác kiểm soát nhiễm khuẩn rất quan trọng bởi virus có thể sống vài giờ trên mặt bàn, ghế, đồ chơi, bàn tay. Cha mẹ cũng cần rửa tay sạch trước khi chăm sóc trẻ và đặc biệt tránh thói quen hôn con bởi có thể làm lây lan virus", bác sĩ khuyến cáo.
Theo PGS Hạnh, nếu thời tiết không biến đổi quá đặc biệt, khoảng cuối tháng 11, số lượng trẻ nhập viện vì mắc bệnh lý này sẽ giảm dần.
Nhiều trẻ nguy cơ biến chứng khi mắc virus hợp bào hô hấp (RSV) Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, số lượng trẻ em mắc virus RSV tăng gấp đôi trong một tháng trở lại đây, với khoảng 30-40 trẻ/ngày, có ngày hơn 40 em. Mấy ngày qua, tại Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội), các giường đều kín bệnh nhi. Nhiều trẻ được hỗ trợ thở oxy do viêm phổi, viêm...