Những việc cực đơn giản nhưng nên làm vì vô cùng có lợi cho phổi, góp phần ngăn ngừa ung thư phổi
Bảo vệ phổi là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của mỗi người. Chúng ta có thể thực hiện các bài tập, bao gồm cả bài tập thở để giúp tăng cường chức năng của phổi.
Mới đây, chia sẻ với trang báo Health.com, bà mẹ 2 con Amanda Nerstad, 39 tuổi, sống tại Knoxville, Tennessee, nói rằng cô cứ nghĩ mình viêm phổi nhưng không ngờ lại là căn bệnh ung thư phổi nguy hiểm.
Amanda có thói quen chạy bộ, nhưng tại thời điểm đó, cô thấy có áp lực trong ngực. Cộng với cảm giác hụt hơi khi chạy, cô đã nghĩ rằng cô đã tái phát triệu chứng của cơn viêm phổi. Thế nhưng, sau đó 2 tháng, cô thời phòng khám và đề nghị chụp X-quang thì các bác sĩ ở đây đã chẩn đoán cô bị ung thư phổi giai đoạn 4.
Amanda Nerstad cùng chồng và 2 con gái.
“Đó là một cú sốc hoàn toàn! Tôi đi khám bác sĩ vì tôi nghĩ mình có thể bị viêm phổi, vì một số cơn đau ngực mà tôi đã cảm thấy. Sau nhiều lần kiểm tra, chúng tôi được khuyến khích đến Trung tâm Y khoa Đại học Tennessee để có thêm kết quả. Sau một vài ca phẫu thuật và một bác sĩ ung thư lớn tại Viện Ung thư Trung tâm Y tế UT (Tiến sĩ David Aljadir) đã đề nghị xét nghiệm di truyền. Kết quả, họ phát hiện ra tôi bị ung thư phổi với ALK dương tính, được gây ra bởi một đột biến di truyền cụ thể có thể được điều trị bằng liệu pháp nhắm mục tiêu thay vì hóa trị truyền thống”, Amanda cho biết.
Phổi chịu trách nhiệm cho việc trao đổi oxy và carbon dioxide để giữ cho não, tim và các bộ phận khác của cơ thểđược khỏe mạnh. Tuổi tác, thói quen hút thuốc, hít phải chất gây ô nhiễm và các yếu tố khác… đều có thể ảnh hưởng đến chức năng phổi.
Khi phổi bị giảm chức năng, khả năng hoạt động của nó bị suy giảm, có thể dẫn đến khó thở, tắc nghẽn… Điều này về lâu dài có thể dẫn đến nhiều bệnh tật. Chính vì vậy, bảo vệ phổi là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của mỗi người. Chúng ta có thể thực hiện các bài tập, bao gồm cả bài tập thở để giúp tăng cường chức năng của phổi.
1. Thở mím môi
Tác dụng: Có thể giúp cải thiện khả năng hoạt động của phổi. Thở môi thở là một bài tập có thể giúp giữ cho đường hô hấp mở ra lâu hơn để luồng không khí vào được nhiều hơn.
Bài tập này rất dễ thực hiện và mọi người có thể thực hiện nó ở hầu hết mọi nơi.
Cách thực hiện:
- Ngồi thẳng dậy. Một tư thế ngồi tốt có thể giúp thúc đẩy luồng khí qua phổi tốt hơn.
- Hít thở sâu bằng mũi của bạn một cách chậm chạp, được kiểm soát.
Video đang HOT
- Đôi môi mím hờ lại với nhau, giống như làm một nụ “hôn”.
- Thở ra qua đôi môi mím, làm cho mục tiêu thở ra gấp hai lần khi hít vào. Một số người thường hẹn giờ khi thực hiện động tác này để đạt hiệu quả tốt, chẳng hạn như tập trung hít vào 5 giây và thở ra trong 10 giây.
Bài tập này có thể hữu ích cho cả những người lười hoạt động thể chất và những không sử dụng cơ thở của họ thường xuyên. Những người bị tắc nghẽn phổi mãn tính (COPD) càng nên thực hiện bài tập này.
Tác dụng: Thở bụng là một bài tập tập trung vào việc nhắm mục tiêu và tăng cường cơ hoành, giúp một người có thể hít thở sâu. Bài tập này được Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ khuyến khích nên tập.
Cách thực hiện:
Mọi người có thể làm theo các bước sau để hoàn thành bài tập này.
- Có thể đặt tay hoặc một vật nhẹ nhàng trên bụng.
- Hít vào từ từ thông qua mũi của bạn và để cho bụng căng lên.
- Thở ra qua miệng, đồng thời bụng xẹp xuống.
- Hít vào qua mũi của bạn một lần nữa, lần này cố gắng để dạ dày của bạn căng lên nhiều hơn so với hơi thở trước đó.
- Cố gắng thở ra lâu hơn nhiều so với khi bạn hít vào, chẳng hạn như thời gian dài gấp 2-3 lần.
Một người có thể thực hành thở bụng và hít thở môi trong khoảng 5-10 phút mỗi ngày để tăng cường chức năng phổi của mình.
Đối với những người có vấn đề với khó thở và thở ngắn trong khi tập thể dục, các bài tập luyện ngắt quãng có thể sẽ là một giải pháp tốt hơn so với tập các bài thể dục liên tục. Hình thức tập luyện này thường là xen kẽ các bài tập khó với bài tập dễ hơn, ví dụ như đi bộ với tốc độ rất nhanh trong 1 phút, sau đó đi bộ chậm hơn trong 2 phút.
Tương tự như vậy, một người có thể thực hiện hoạt động cử tạ trong 1 phút, sau đó bước sang một bên hoặc đi bộ với tốc độ nhẹ nhàng trong 2-3 phút. Khoảng thời gian ngắt quãng này cho phép cơ thể hồi phục trước khi thử lại các bài tập nặng nhọc hơn.
Bất cứ khi nào thể dục và trở nên hụt hơi, hãy giảm tốc độ trong vài phút và thực hiện cách thở mím môi để giữ sức lực. bạn có thể tiếp tục thở môi cho đến khi cảm giác khó thở giảm xuống.
Những việc cần làm để bảo vệ sức khỏe của phổi
Các bài tập cho phổi có thể cải thiện chức năng của phổi nhưng không có tác dụng đảo ngược những tổn thương đang có ở phổi. Vì vậy, ngay từ đầu, cần bảo vệ phổi tránh những thiệt hại do các tác nhân bên ngoài gây ra. Những việc mà mọi người có thể thực hiện để bảo vệ phổi bao gồm:
- Tránh hút thuốc lá
- Uống nhiều nước
- Duy trì hoạt động thể chất
Nếu một người có các triệu chứng của sức khỏe phổi kém, chẳng hạn như khó thở trong các hoạt động hàng ngày, đau khi thở hoặc ho không biến mất… thì cần đi khám bác sĩ sớm.
Theo Helino
Dân các nước thu nhập thấp đang gánh chịu hậu quả do thuốc lá
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), người dân các nước có thu nhập thấp và trung bình đang phải gánh chịu phần lớn những hậu quả về bệnh tật và tử vong sớm do thuốc lá.
Người hút thuốc lá thụ động cũng dễ mắc bệnh thiếu máu cục bộ tim... (Ảnh minh họa)
Mỗi năm có 900 nghìn ca tử vong do hút thuốc lá thụ động
Theo WHO, nạn dịch thuốc lá toàn cầu hiện đang làm chết hơn 7 triệu người mỗi năm, trong đó bao gồm 900 nghìn ca tử vong gây ra bởi các bệnh do hút thuốc lá thụ động. Cùng với các tổn thất về sức khỏe, sử dụng thuốc là còn gây tổn thất về kinh tế, là một trong những nguyên nhân của sự nghèo đói. Cũng theo thống kê của WHO, trong thế kỷ XX đã có 100 triệu người chết do các bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá trên thế giới.
Những năm gần đây, ở Việt Nam có khoảng 40.000 người tử vong/năm do các bệnh liên quan đến thuốc lá như đột quỵ, mạch vành, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, ung thư phổi... Theo điều tra Toàn cầu về sử dụng thuốc lá, năm 2017 người Việt Nam phải chi hơn 31 nghìn tỷ mỗi năm cho việc mua thuốc lá. Chi phí điều trị cho 5 nhóm bệnh (ung thư phổi, ung thư đường tiêu hóa, hô hấp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ) trong tổng số 25 bệnh do thuốc lá gây ra là 24 nghìn tỷ đồng mỗi năm.
Với chủ đề năm 2018 là "Thuốc lá và bệnh tim mạch", WHO muốn nâng cao nhận thức của cộng đồng về mối liên quan giữa việc sử dụng thuốc lá và bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Qua đó, mong muốn các quốc gia có những hành động cụ thể trong việc chung tay xây dựng môi trường không khói thuốc.
Các bệnh có nguyên nhân trực tiếp do sử dụng thuốc lá như: Đột quỵ, mạch vành, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi là những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở cả nam và nữ. Nghiên cứu của Bệnh viện K T.Ư cho thấy, 96,8% bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá.
"33 triệu người không hút thuốc nhưng thường xuyên hít phải khói thuốc tại nhà và hơn 5 triệu người trưởng thành không hút thuốc thường xuyên hít phải khói thuốc tại nơi làm việc. Đây là vấn đề đáng lo ngại bởi hút thuốc lá thụ động gây tác hại cho sức khỏe không kém người đang hút thuốc", WHO cho biết.
BS. Đặng Quốc Khánh, Trưởng phòng Y tế dự phòng và các chương trình y tế (Cục Y tế GTVT) cho biết, trong khói thuốc lá chứa hơn 7.000 hóa chất trong đó có 69 chất gây ung thư và là nguyên nhân quan trọng gây ra hơn 25 căn bệnh như: Ung thư phổi, ung thư thanh quản, ung thư khoang miệng, ung thư da, các bệnh tim mạch... (xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, đột quỵ, nhồi máu cơ tim...) và các bệnh về hô hấp. Trên thế giới, sử dụng thuốc lá gây ra 90% các ca ung thư phổi, 75% các ca bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và 25% các trường hợp bệnh tim thiếu máu cục bộ.
Theo BS. Khánh, những người hít khói thuốc thụ động cũng có nguy cơ mắc các bệnh giống như người hút thuốc như: Ung thư phổi, nhiễm trùng đường hô hấp, các bệnh về tim mạch. Nguy cơ mắc bệnh động mạch vành ở những người hút thuốc thụ động cao hơn 25 - 30% so với những người không hít phải khói thuốc.
Người hút thuốc lá thụ động cũng dễ mắc bệnh thiếu máu cục bộ tim, nhiễm trùng đường hô hấp dưới, hen suyễn và ung thư phổi...
63 tỉnh, thành phố thực hiện môi trường không khói thuốc
Để giảm thiểu "tai họa" do thuốc lá gây ra, khoảng 5 năm gần đây Việt Nam đã đẩy mạnh xây dựng các mô hình đô thị du lịch không khói thuốc tại các tỉnh, thành như: Đà Nẵng, Hội An, Huế, Hạ Long, Nha Trang... Bên cạnh đó, nhiều cơ quan, đơn vị đưa quy định cấm hút thuốc lá nơi làm việc vào quy chế nội bộ cơ quan, thưởng phạt rõ ràng... Những giải pháp này đã giúp giảm tỷ lệ nam giới hút thuốc từ 47,4% năm 2010 xuống còn 45,3% năm 2016; nữ giới giảm từ 1,4% xuống còn 1,1%. Đặc biệt, tỷ lệ phơi nhiễm với khói thuốc thụ động năm 2016 giảm đáng kể so với năm 2010, như tại các trường đại học, cao đẳng 16,4%; trên các phương tiện giao thông công cộng 15%; tại nơi làm việc 13,3%...
PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) cho rằng, thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong công tác phòng chống tác hại của thuốc lá. 63 tỉnh, thành phố đã thực hiện môi trường không khói thuốc theo quy định của Luật. "Ít nhất 1.200 trường trung học trong toàn quốc thực hiện nghiêm quy định cấm hút thuốc trong khuôn viên trường. Đã có 10 bệnh viện trên cả nước thí điểm triển khai mô hình phòng tư vấn cai nghiện thuốc lá để hỗ trợ bỏ thuốc.
Từ năm 2014-2016, đã có 1.532 vụ buôn lậu thuốc lá bị bắt và xử lý, phạt tiền 19,44 tỷ đồng", PGS.TS. Lương Ngọc Khuê cho biết.
Để tiếp tục tuyên truyền phòng chống tác hại thuốc lá, từ năm 2018, Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá triển khai chiến dịch truyền tải thông điệp truyền thông phòng chống tác hại của thuốc lá. Chiến dịch sử dụng thông điệp với hình ảnh mô tả các bệnh liên quan tới sử dụng thuốc lá, thông tin về các địa điểm cấm hút thuốc theo quy định của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá. Ông Khuê kỳ vọng qua chiến dịch này sẽ có nhiều người hơn nữa được biết các thông tin về tác hại của hút thuốc và hút thuốc thụ động để từ đó có những thay đổi hành vi phù hợp như không hút thuốc gần mọi người, không hút thuốc tại những nơi có quy định cấm, cai thuốc lá vì sức khoẻ của chính mình và những người thân của mình.
Theo baogiaothong
Bạn có nguy cơ mắc ung thư phổi? Ung thư phổi là một trong những loại ung thư có số ca mắc cao nhất tại Việt Nam. Kiểm tra và phát hiện bệnh càng sớm, khả năng chữa khỏi sẽ càng cao. Ung thư phổi tại Việt Nam Những năm gần đây, số lượng bệnh nhân mắc ung thư phổi ở nước ta rất cao và còn gia tăng liên tục....