Những vấn đề sẽ “đốt nóng” hội nghị G-20
Chiến sự Nga – Ukraine, các bất ổn địa chính trị khác và tác động đến an ninh lương thực, năng lượng toàn cầu được cho là sẽ “đốt nóng” hội nghị thượng đỉnh G-20 sắp diễn ra tại Ấn Độ.
Hội nghị G-20 sẽ diễn ra trong hai ngày 9-10/9 tại Ấn Độ (Ảnh: Reuters).
Lãnh đạo các nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ nhóm họp tại hội nghị thượng đỉnh G-20 diễn ra trong hai ngày 9-10/9 tại New Delhi, Ấn Độ.
Video đang HOT
Trọng tâm của các hội nghị G-20 là hợp tác kinh tế. Tuy nhiên, qua các năm, chương trình nghị sự được mở rộng đến các vấn đề như biến đổi khí hậu, năng lượng bền vững, y tế toàn cầu.
Tuy nhiên, năm nay các chuyên gia cho rằng ngoài vấn đề kinh tế, các chủ đề như căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc, chiến sự Nga – Ukraine, tác động của những bất ổn địa chính trị đối với an ninh lương thực và năng lượng toàn cầu, các mục tiêu chống biến đổi khí hậu có thể “đốt nóng” hội nghị.
Trong số các lãnh đạo quốc tế dự kiến tham gia hội nghị có Tổng thống Mỹ Joe Biden, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol, Tổng thống Indonesia Joko Widodo, Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Thủ tướng Canada Justin Trudeau, Thủ tướng Anh Rishi Sunak, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida.
Đây là lần đầu tiên Ấn Độ chủ trì sự kiện với sự tham gia của nhiều lãnh đạo quyền lực như vậy. Ấn Độ đã huy động 130.000 nhân viên an ninh để đảm bảo an toàn trong thời gian diễn ra hội nghị.
G20 là nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới, chiếm hơn 90% tổng quy mô GDP toàn cầu.
Mỹ bình luận về cuộc hội đàm giữa Tổng thống Nga và Thổ Nhĩ Kỳ
Bộ Ngoại giao Mỹ đã bình luận về cuộc hội đàm giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan liên quan đến Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen, cùng với những vấn đề khác.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Ảnh: AFP
Kênh CNN ngày 4/9 dẫn tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết: "Chúng tôi hoan nghênh những nỗ lực của Thổ Nhĩ Kỳ và các nước khác trong việc thuyết phục Nga quay trở lại thỏa thuận ngũ cốc ở Biển Đen. Chúng tôi đang hợp tác với Liên hợp quốc và Thổ Nhĩ Kỳ để khôi phục sáng kiến này".
Trước đó cùng ngày, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan và người đứng đầu Điện Kremlin Vladimir Putin đã gặp nhau tại thành phố ven biển phía Nam Sochi của Nga trong nỗ lực đưa Moskva trở lại thỏa thuận ngũ cốc quan trọng ở Biển Đen mà nước nước đã rút khỏi hồi tháng 7 vừa qua.
Hãng thông tấn Nga TASS cho biết, các cuộc thảo luận nhằm giải quyết đề xuất từ Moskva về việc cung cấp một triệu tấn ngũ cốc của Nga cho Thổ Nhĩ Kỳ, với sự hỗ trợ tài chính từ Qatar, sau đó sẽ được phân phối cho các quốc gia có nhu cầu nhất. Theo TASS, việc cung cấp khí đốt tự nhiên từ Nga sang Thổ Nhĩ Kỳ cũng là một phần của cuộc đàm phán.
Sau vài giờ đàm phán, ông Erdogan phát biểu trong một cuộc họp báo chung rằng hai bên có thể sớm đạt được giải pháp đáp ứng mong đợi.
Về phần mình, ông Putin cho biết Nga sẵn sàng xem xét khôi phục thỏa thuận ngũ cốc ngay khi tất cả các thỏa thuận dỡ bỏ các hạn chế đối với xuất khẩu nông sản của Nga được thực hiện đầy đủ.
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43: ASEAN thảo luận về tăng cường thể chế Tổng cục trưởng Tổng cục Hợp tác ASEAN thuộc Bộ Ngoại giao Indonesia Sidharto Reza Suryodipuro cho biết, tại cuộc họp ngày 3/9 rà soát công tác chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43 và các hội nghị cấp cao liên quan, các quan chức cao cấp (SOM) ASEAN đã thảo luận về việc tăng cường năng lực thể...