Những trường hợp không nên ăn đu đủ
Đu đủ có chứa chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác có lợi cho sức khỏe.
Đu đủ rất bổ dưỡng, nhưng không nên ăn nó quá nhiều. ẢNH: SHUTTERSTOCK
Nhưng trong một số tình trạng sau đây cần tránh ăn quá nhiều đu đủ, nếu không nói là không nên ăn, theo boldsky.
Đu đủ chứa một loại enzym có tên là Papain, là chất gây dị ứng mạnh, do đó có thể làm trầm trọng thêm tình trạng rối loạn hô hấp. Nếu đang bị hen suyễn thì nên tránh loại trái cây này.
Đu đủ có chứa vitamin C – đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ miễn dịch trong cơ thể. Tuy nhiên, quá nhiều vitamin C có thể gây hại cho thận, đặc biệt là những người mắc bệnh thận. Bổ sung liều vitamin C cao có thể hình thành khối u ở thận.
Nam giới đang độ tuổi sinh sản
Video đang HOT
Đu đủ khi ăn quá nhiều có thể gây hậu quả về khả năng sinh sản. Cụ thể là nó làm giảm số tinh trùng ở nam giới.
Người có vấn đề về dạ dày, ruột
Các triệu chứng đường tiêu hóa có thể là một phản ứng phụ khi ăn quá nhiều đu đủ. Đu đủ khi ăn ít có thể làm dịu dạ dày, nhưng ăn nhiều có thể gây đau dạ dày. Vì vậy nên ăn nó ở mức độ vừa phải.
Đường huyết thấp
Đu đủ khi được lên men có thể làm giảm đường huyết. Mặc dù đu đủ là một loại nước cực kỳ thơm miệng và rất bổ dưỡng, nhưng chúng ta phải thận trọng khi dùng nó.
Ngọc Lam
Theo Thanhnien
Tác dụng của năm loại trái cây 'cầu - sung - vừa - đủ - xài'
Không chỉ là một phong tục ý nghĩa, các loại trái cây trên mâm ngũ quả là mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài còn có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe của con người.
Mãng cầu: Đây là loại trái cây phổ biến ở miền nam Việt Nam, khá bổ dưỡng, thơm ngon và thường được sử dụng làm đồ uống, kem. 100 g mãng cầu có chứa 66 calo, 1 g chất béo và 17 g carbohydrate. Ngoài ra, cùng khẩu phần này, mãng cầu cung cấp 1 g protein, 3,3 g chất xơ (tương đương 13% giá trị chất xơ cần thiết hàng ngày). Với 20,6 mg vitamin C, mãng cầu cung cấp tới 1/3 hàm lượng vitamin C cần thiết, nhiều hơn so với một số loại trái cây lành mạnh như chuối, lê, đào, mận... Ảnh: Tropjuice.
Dồi dào vitamin và khoáng chất, mãng cầu được sử dụng để chữa nhiều loại bệnh khác nhau từ dạ dày, viêm loét, thấp khớp đến hỗ trợ điều trị ung thư, gan. Mãng cầu chứa hàm lượng cacbon hidrat giúp giảm lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, hàm lượng fructose tự nhiên trong mãng cầu giúp tăng cường năng lượng, giúp cơ thể luôn tươi trẻ. Loại quả giàu chất xơ này cũng làm giảm táo bón bằng cách làm mềm chất thải và loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể dễ dàng. Ảnh: Felixmoronta.
Sung: Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, trong 100 g quả sung chứa 1 g protein, 0,4 g chất béo, 12,9 g đường, 49 mg canxi, 23 mg phốt pho, 0,4 mg sắt... Một trong những chất dinh dưỡng quan trọng trong quả sung là chất xơ, hỗ trợ hệ thống tiêu hóa làm việc hiệu quả, đồng thời giảm lượng cholesterol tổng thể, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Đồng thời, sung cũng cung cấp 232 mg kali, tương đương 5% lượng kali người trưởng thành cần để hỗ trợ cơ bắp và tim mạch. Ảnh: Finecooking.
Axit béo omega-3 trong sung giúp nuôi dưỡng làn da, chống lại các dấu hiệu lão hóa, giảm viêm. Theo Medical Daily, một nghiên cứu năm 2012 của Mỹ cho thấy quả sung là sự kết hợp hoàn hảo của các chất hoạt tính sinh học như phenol, coumarin, axit béo, có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư da phi hắc tố. Ngoài ra, hợp chất coumarin trong sung tốt cho da và ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt. Ảnh: Mercola.
Dừa: Theo Live Strong, thịt và nước dừa có các thành phần dinh dưỡng như glucose, fructose, saccharose, chất béo, chất protein, vitamin nhóm B, vitamin C... Hàm lượng kali và magiê trong nước dừa rất phong phú, có tác dụng điều trị chứng mất nước và làm cân bằng chất điện giải trong cơ thể. Ảnh: Mercola.
Các loại chất béo trong thịt dừa, gồm caprylic, capric và axit béo lauric, có khả năng kháng khuẩn, kháng virus, tăng cường hệ miễn dịch và tiêu diệt mầm bệnh. Dừa cũng chứa hàm lượng chất xơ cao, với một chén thịt dừa có 7 g chất xơ. Chế độ ăn giàu chất xơ sẽ làm giảm nguy cơ bệnh trĩ, phòng ngừa biến động lượng đường huyết, chống lại bệnh tiểu đường. Ảnh: Levincompany.
Đu đủ: Ngon ngọt, có hương vị thơm, đu đủ rất giàu chất xơ, vitamin C và chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa cholesterol tích tụ trong động mạch, giảm nguy cơ đau tim. Ngoài ra, những dưỡng chất này cũng giúp ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa, bảo vệ làn da tươi trẻ hơn. Ảnh: Julesmarket.
Theo The Health Site, một quả đu đủ cỡ vừa chỉ chứa 120 calo, đồng thời lại giàu chất xơ, hỗ trợ giảm cân bằng cách thúc đẩy cảm giác no và kiểm soát cơn thèm ăn. Hàm lượng vitamin A cao trong đu đủ bảo vệ đôi mắt, ngăn ngừa sự phát triển của bệnh thoái hóa điểm vàng, đồng thời giúp mái tóc mượt mà, chắc khỏe. Ảnh: Realistic.
Xoài: Đây là loại trái cây được coi là vua của tất cả các loại trái cây. Thơm ngon, xoài còn chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như chất xơ, protein, vitamin A, C, K, axit folic... Chúng giúp giảm nguy cơ béo phì, tiểu đường, đồng thời thúc đẩy làn da và tóc khỏe mạnh, tăng năng lượng. Ảnh: Salempannai.
Hàm lượng chất xơ và chất chống oxy hóa như zeaxanthin, beta-carotene trong xoài giúp bảo vệ tim mạch. Theo nhiều nghiên cứu, ăn khoảng 7 g chất xơ sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch xuống 9%, trong khi đó một cốc xoài xắt lát có chứa 3 g chất xơ. Chế độ ăn giàu chất xơ cũng giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa táo bón. Ảnh: BBC.
Phương Mai
Tổng hợp
Tác dụng khi ăn đu đủ vào mùa hè Đu đủ chín cung cấp khoáng chất và vitamin sẽ giúp cân bằng cơ thể, giảm mệt mỏi và mất nước trong mùa hè. Theo Boldsky, 100 g quả đu đủ có 74-80 mg vitamin C và 500-1.250 IU caroten. Đu đủ còn có các vitamin B1, B2, axit gây men và khoáng chất như kali, canxi, magiê, sắt và kẽm. Nhờ hàm...