Những thực phẩm không nên ăn cùng nhau vì có thể gây ngộ độc
Có vô số thực phẩm khi được ăn cùng nhau sẽ xảy ra phản ứng hóa học, từ đó chuyển thành độc hại hoặc mất đi đặc trưng của thức ăn đó, khiến chúng không còn giá trị dinh dưỡng bổ sung cho cơ bắp, ví dụ như: vitamin A tạo điều kiện cho tổng hợp protein, vitamin C thúc đẩy quá trình hấp thụ chất sắt…
Mặt khác, trong quá trình chế biến, sự kết hợp của một số loại thực phẩm cùng vứi các nguyên liệu không phù hợp sẽ tạo ra các chất không tốt cho sức khỏe.
Thức ăn ngon, trang trí đẹp là chưa đủ, món ăn cần được phối hợp một cách hợp lý. Trên thực tế, có những thực phẩm không thể cùng ăn một lúc bởi vì tính kỵ nhau của chúng có thể gây nên phản ứng tiêu cực, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.
Những thực phẩm nào không nên ăn cùng nhau vì chúng có thể gây ngộ độc và kể cả tử vong
Trứng và sữa đậu nành
Sữa đậu nành giàu protein và các amino axit cần thiết, nhất là có chứa thành phần hoạt chất isoflavone mà rất có lợi cho phụ nữ. Nó không những tốt cho hệ tim mạch, mà hạt đậu nành còn chứa ít đường, có lợi cho những người thừa cân, béo phì hoặc mắc bệnh tiểu đường.
Tuy nhiên, tuyệt đối không được uống sữa đậu nành với trứng gà vì albumin trong lòng trắng trứng gà dễ dàng phản ứng với chất tripxin trong sữa đậu nành, tạo ra các chất khó hấp thụ đối với cơ thể người, làm giảm giá trị dinh dưỡng.
Rau cải thìa và đậu phụ
Đậu phụ giàu hai loại khoáng chất là magiê clorua và canxi sunfat, trong khi rau cải thìa chứa axit oxalic. Khi gặp nhau, chúng tạo ra magiê oxalat và canxi oxalat, hai chất kết tủa không tiêu hóa được mà có thể ảnh hưởng đến việc hấp thụ canxi cũng như tạo ra sỏi thận.
Gan động vật với cà rốt, cần tây
Trong gan động vật, lượng đồng, sắt và một số nguyên tố kim loại khác là khá cao. Các ion kim loại dễ dàng khiến vitamin C trong rau củ quả bị oxi hóa và mất chất. Thêm vào đó, rau củ quả chứa xenlulô và axit oxalic ảnh hưởng đến sự hấp thụ nguyên tố sắt của cơ thể.
Hải sản và nhân sâm
Theo như y học truyền thống, hải sản gây thở nhanh, trong khi nhân sâm bổ khí, hai thứ khử lẫn nhau, gây ra nguy hiểm với người sử dụng. Khi dùng nhân sân, bạn nên kiêng mọi loại củ cải trắng, củ cải đỏ và hải sản,… bởi vì những loại này kỵ nước.
Dưa chuột và cà chua
Video đang HOT
Bởi vì dưa chuột chứa một loạt enzyme tiêu hóa vitamin C, ăn dưa chuột cùng với cà chua hay những thực phẩm giàu vitamin C đều không tốt vì nó làm giảm khả năng hấp thụ vitamin C của cơ thể.
Thịt dê và trà
Thịt chó và thịt dê giàu protein. Nếu bạn ăn thịt chó hoặc thịt dê và uống trà ngay sau đó, axit tanic trong nước trà sẽ phản ứng với protein trong thịt để tạo nên tannalbin, cái mà làm se lại mucosa trong ruột, làm giảm khả năng co bóp của ruột, dễ dẫn tới táo bón, gây nguy cơ mắc ung thư.
Thịt bò và hạt dẻ
Thịt bò và hạt dẻ đều tốt cho dạ dày. Tuy nhiên, hạt dẻ chứa vitamin C, thứ mà có thể phản ứng dễ dàng với những chất có trong thịt bò và giảm giá trị dinh dưỡng của hạt dẻ. Sự kết hợp này cũng sẽ không tốt cho tiêu hóa và gây khó tiêu.
Tôm và đồ ăn chứa vitamin C
Những người ăn tôm và cũng ăn nhiều đồ ăn chứa vitamin C đang đùa với sức khỏe của mình. Tôm chứa một hợp chất có thể phản ứng với vitamin C để sản sinh ra độc tố asen.
Sữa và sô cô la
Nghe có vẻ khó tin nhưng không nên dùng sữa và sô cô la cùng nhau. Sữa giàu protein và canxi, còn sô cô la là axit oxalic, nên nếu ăn cùng nhau, chúng tạo ra canxi oxalat không tan, gây nên chứng khó tiêu và thậm chí là tiêu chảy.
Trứng gà và thịt rùa
Thịt rùa chứa nhiều chất hỗ trợ tiêu hóa, trứng gà lại nhiều protein tốt, hai loại ăn cùng với nhau sẽ dẫn đến protein biến chất, làm giảm giá trị dinh dưỡng, phụ nữ có thai và phụ nữ nói chung không nên ăn.
Nước uống chứa axit lactic và giăm bông
Nhiều người thích ăn sandwich với sữa chung. Tuy nhiên, giăm bông bao gồm cả giăm bông trong sandwich khi ăn cùng sữa chua có thể gây ung thư. Để kéo dài thời gian dùng cho sản phẩm thịt, các nhà sản xuất đã thêm nitrat để ngăn hư hỏng và ngăn botulinum – một chất độc thần kinh được tạo ra bởi vi khuẩn. Khi nitrat tiếp xúc với axit hữu cơ, chúng sẽ trở thành nitroasamine – một chất gây ung thư.
Thịt cừu và dưa hấu
Thịt cừu là một đồ ăn tính nóng, trong khi dưa hấu tính hàn, nếu ăn cùng nhau, dinh dưỡng trong thịt cừu sẽ giảm đi đáng kể. Đối với những người có lá lách yếu, ăn hai loại này cùng một lúc có thể gây hại thêm lên lá lách và ảnh hưởng dạ dày.
Huy Hoàng
Theo: break/vietq
Uống nước chanh leo phải lưu ý những điều này nếu không sẽ thành "thuốc độc" hại sức khỏe
Một số thói quen uống nước chanh leo sai cách có thể khiến bạn gặp bệnh nhưng ít ai để ý, đến khi có bệnh rồi mới "tá hỏa" kêu than.
Chanh leo là một trong những thức uống giải khát rất được ưa chuộng vào mùa hè. Đang trong giai đoạn chính vụ, chanh leo thơm ngon với vị chua ngọt đặc trưng, lại có giá rẻ hơn hẳn thông thường và an toàn hơn nhiều loại quả khác nhờ đặc tính vỏ dày đã cuốn hút nhiều người tiêu dùng thông thái. Vị chua ngọt đã khát, loại quả này còn có rất nhiều giá trị dinh dưỡng, thậm chí có ghi nhận một quả chanh leo có giá trị tương đương 10 quả táo.
Với những lý do siêu hấp dẫn như vậy, rất nhiều người say mê nước chanh leo, thậm chí uống hàng lít mỗi ngày thay nước lọc hàng ngày. Chanh leo tuy tốt nhưng không phải vì thế mà lạm dụng, bất cứ sự điều độ nào trong dinh dưỡng mới đảm bảo cơ thể bạn khỏe đẹp từ trong ra ngoài. Việc uống nước chanh leo sai cách có thể sức khỏe gặp họa, vậy là da đẹp dáng xinh đâu chưa thấy mà có khi đã có nguy cơ mắc trọng bệnh.
Một số thói quen uống nước chanh leo sai cách có thể khiến bạn gặp bệnh, biến loại quả này thành "thuốc độc".
Nếu mắc phải những thói quen uống nước chanh leo sau, bạn cần thay đổi ngay để khỏe đẹp từ trong ra ngoài:
Không uống nhiều nước chanh leo
Nhiều người có tâm lý thực phẩm đang giai đoạn chính vụ, ít nguy cơ bị phun thuốc trừ sâu, lại thêm tâm lý ham của rẻ, trong khi thực phẩm quá nhiều dinh dưỡng đều ham ăn thật nhiều về số lượng. Chanh leo cũng không ngoại lệ. Thậm chí, nhiều người cho rằng chanh leo có vị chua dịu, không chứa calo rất thích hợp cho việc giảm cân, nên vào mùa hè không thiếu chị em mua hàng cân chanh tích trữ uống dần hàng ngày để giảm cân.
Đây đều là những thói quen uống nước chanh leo sai cách mà mọi người cần cẩn trọng.
Đây đều là những thói quen uống nước chanh leo sai cách mà mọi người cần cẩn trọng. Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nước chanh leo dù bổ dù tốt đến mấy cũng cần sử dụng điều độ mới phát huy hiệu quả chứ không phải cứ càng uống nhiều thì càng tốt. Bất cứ loại thực phẩm nào cũng cần ăn uống điều độ, việc lạm dụng đều có thể biến những thứ được coi là tiên dược phản tác dụng hoàn toàn.
Chuyên gia khuyên, tốt nhất là bạn chỉ nên uống không quá 2 cốc mỗi ngày. Khi uống, nước chanh leo cần được pha loãng chứ không nên uống quá đặc để đảm bảo tính giải khát. Mỗi ngày bạn có thể pha 3 quả chanh leo cho 2 cốc nước uống sẽ rất tốt cho sức khỏe - với người khỏe mạnh bình thường.
Chú ý lượng đường khi pha bởi chanh leo chua, lỡ tay cho quá nhiều đường có thể không phát hiện ra vị ngọt nhân tạo nhưng ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe, thậm chí có thể khiến đổ vỡ công cuộc xây dựng dáng đẹp da xinh nhé!
Uống nước chanh leo khi bụng đói
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, chanh leo giàu tính axit, nếu uống khi đói bụng sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ cho sức khỏe dạ dày. Thói quen ăn đồ chua, uống đồ chua khi bụng rỗng khiến dạ dày trong quá trình co bóp sẽ bị ăn mòn bởi axit, gây ra tình trạng viêm loét dạ dày, thậm chí xuất huyết dạ dày. Đây là thói quen uống nước chanh leo sai cách rất nhiều người mắc nhưng không hay nhận ra, chỉ đến khi phát hiện mắc bệnh dạ dày mới ngã ngửa.
Nếu uống khi đói bụng sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ cho sức khỏe dạ dày.
Vì thế, vị chuyên gia này khuyên, tốt nhất mọi người chỉ nên uống nước chanh leo sau khi đã ăn đủ no khoảng 30 phút để đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe dạ dày.
Bệnh nhân dạ dày cần uống thận trọng
Theo lương y Vũ Quốc Trung, bệnh nhân mắc bệnh dạ dày không được tùy tiện ăn uống những thực phẩm có tính axit. Chanh leo là một trong những loại trái cây có nhiều tính axit nhất. Nếu uống quá nhiều nước chanh leo một lúc có thể làm nghiêm trọng thêm các triệu chứng của bệnh dạ dày như hội chứng trào ngược dạ dày, chứng ợ chua...
Do đó, chuyên gia khuyên người mắc bệnh dạ dày cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống chanh leo để phù hợp tình hình sức khỏe, cơ địa của bản thân, tránh hậu quả không mong muốn.
Người có cơ địa dị ứng không nên dùng
Theo chuyên gia, trong chanh leo có chứa các chất dễ gây dị ứng, nổi mề đay, khó thở, phù mạch... nếu không cấp cứu kịp thời có thể gây sốc phản vệ, nguy hiểm tính mạng. Do đó, người có cơ địa dị ứng tốt nhất không nên dùng, hoặc nếu muốn nhất định phải tham khảo ý khiến chuyên gia.
Trong chanh leo có chứa các chất dễ gây dị ứng, nổi mề đay, khó thở, phù mạch... nếu không cấp cứu kịp thời có thể gây sốc phản vệ, nguy hiểm tính mạng.
Uống nước chanh leo có cả hạt cần thận trọng
Nhiều người có thói quen uống nước chanh leo kèm nhai cả hạt mới thú vị. Tuy nhiên cần chú ý liều lượng, nếu ăn quá nhiều hạt chanh leo có thể gây khó tiêu. Đặc biệt khi sử dụng hạt chanh leo kèm các loại thuốc, Tránh uống hạt chanh leo với thuốc chống trầm cảm vì hạt chanh có tính an thần, không dùng cùng aspirin vì có thể làm tăng tác dụng của thuốc, gây loãng máu.
Theo afamily
Khổ qua rừng: Lợi ích khi dùng đúng, tai hại khi lạm dụng Khổ qua rừng được xem là bài thuốc dân gian quý giá, có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh hiệu quả như đái tháo đường, béo phì, mỡ máu, men gan, mất ngủ... Tuy nhiên loài thực vật này cũng có những tác động nguy hiểm không phải ai cũng biết. Khổ qua rừng là cây gì? Khổ qua rừng...