Những thực phẩm giúp đẩy lùi chứng khó tiêu
Trong một số trường hợp, triệu chứng đầy bụng, khó tiêu còn khiến bạn cảm thấy buồn nôn và rất muốn nôn. Làm sao để nhanh chóng loại bỏ cảm giác khó chịu này.
Đầy bụng, khó tiêu là một trạng thái vô cùng khó chịu. Những người bị đầy hơi, chướng bụng là do hơi được sinh ra trong quá trình chuyển hóa thức ăn không ra ngoài theo đường hậu môn (trung tiện) mà lại đi ngược lên thực quản do cơ thắt thực quản bị giãn ra và được đưa ra ngoài bằng đường miệng bởi triệu chứng ợ.
Nguyên nhân đầy bụng, khó tiêu là do bạn ăn uống vô độ, ăn nhiều thực phẩm giàu chất đạm, béo, đường hoặc uống quá nhiều rượu gây ra.
Trong một số trường hợp, triệu chứng đầy bụng, khó tiêu còn khiến bạn cảm thấy buồn nôn và rất muốn nôn. Cảm giác buồn nôn cũng có thể đi kèm với triệu chứng hoa mắt, chóng mặt.
Bạn chỉ muốn nhanh chóng loại bỏ cảm giác khó chịu này. Vậy phải làm sao?
Cách đơn giản nhất để đẩy lùi triệu chứng đầy bụng, khó tiêu là hãy ăn các loại thực phẩm như dưới đây nhé:
- Ăn dứa: Dứa có chứa bromelain và đây là một loại enzyme có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, giảm bớt hơi bị ứ đọng và di ngược lên thực quản, từ đó giảm cảm giác bị đầy bụng. Những người bị bệnh thận không nên ăn dứa vì trong dứa giàu bromelain, sẽ làm hòa tan hemaleucin và casein ở thận, làm suy giảm chức năng của thận.
- Ăn đu đủ: Trong đu đủ có chứa papain, một loại enzyme tiêu hóa có chức năng phá vỡ thức ăn và tiêu hóa hết protein, giải phóng khí và hơi trong bụng. Từ đó, thức ăn được chuyển hóa hết và không gây đầy bụng. Tuy nhiên, những người bị viêm loét dạ dày hoặc các bệnh dạ dày khác nên tránh ăn đủ đủ vì nó có thể khiến bệnh trầm trọng hơn.
Video đang HOT
- Ăn cần tây: Cần tây giúp giảm bớt lượng nước trữ trong cơ thể vì nó có tác dụng như một loại thuốc lợi tiểu. Khi lượng nước trong cơ thể giảm đi thì chứng đầy bụng cũng được đẩy lùi.
- Ăn măng tây: Măng tây khuyến khích sự phát triển của vi khuẩn “tốt” trong đường ruột. Các vi khuẩn này có tác dụng làm giảm sự gia tăng của khí trong dạ dày và giảm chứng đầy bụng.
- Ăn sữa chua: Tuy sữa dễ gây đầy hơi nhưng sữa chua lại tốt cho đường ruột do chứa vi khuẩn lactobacillus, giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại gây đầy hơi.
- Tiêu thụ hạt tiêu đen: Tinh dầu của hạt tiêu đen có tác dụng xoa bóp dạ dày và tiêu hóa thức ăn, nhờ đó, không còn hiện tượng thức ăn và khí hơi lưu lại ở dạ dày nên tránh được tình trạng đầy bụng.
- Uống trà bạc hà trà: Trà bạc hà hỗ trợ tiêu hóa bằng cách giúp thức ăn được “xử lý” qua dạ dày một cách nhanh chóng. Bạn có thể dùng trà bạc hà đóng gói sẵn trong túi hoặc lá bạc hà tươi vì cả hai đều có tác dụng loại bỏ chứng đầy hơi, đày bụng khó chịu.
Ngoài ra, nếu không áp dụng những cách trên, bạn có thể trị đầy bụng bằng các cách sau đây:
- Uống trà gừng nóng, chiêu từng ngụm nhỏ.
- Uống nước chanh gừng, gồm nước ấm pha với một thìa mật ong, hai thìa nước cốt chanh và vài lát gừng.
- Ăn vài lát gừng tươi chấm muối.
- Xoa nhẹ nhàng vùng bụng, xoa vòng tròn theo chiều kim đồng hồ, từ phải sang trái, từ trên xuống dưới rồi quay lại. Có thể bôi chút dầu nóng khi thoa.
Theo TNO
Cẩn trọng với rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa (rLTH) là một hội chứng thường gặp. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hội chứng này còn là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm, thậm chí cho biết một bộ phận, cơ quan khác trong cơ thể đang có vấn đề.
50% bệnh nhân tới khám bị rối loạn tiêu hóa
Theo BS Hồ Tấn Phát, Phó khoa Nội tiêu hóa - gan mật, Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy TP.HCM, RLTH là khái niệm hết sức chung chung khi bệnh nhân có các biểu hiện như đầy hơi, khó tiêu, đi tiêu bất thường, ói... Trung bình, mỗi ngày, trong tổng số bệnh nhân tới khám các bệnh lý về nội - tiêu hóa - gan - mật tại BV Chợ Rẫy, có tới 50% trường hợp bị RLTH.
Có thể chia các trường hợp RLTH ra thành ba nhóm: nhóm bị bệnh tự do đường tiêu hóa, nhóm bị các bệnh lý tiềm ẩn tại đường tiêu hóa và nhóm bị các bệnh lý ở cơ quan khác làm ảnh hưởng tới đường tiêu hóa.
Với nhóm bị rối loạn đường tiêu hóa theo đúng nghĩa đen, thường gặp nhất là hội chứng ruột kích thích. Người bị hội chứng ruột kích thích tuy không tới nỗi nguy hiểm tính mạng nhưng chất lượng sống bị ảnh hưởng nặng nề. "Có bệnh nhân cho biết, 5 năm nay không dám đi dự một đám tiệc nào, sáng có công chuyện đi xa cũng... không dám ăn. Bởi vì chỉ vừa ăn xong là bị đau bụng, phải đi vệ sinh ngay", BS Phát kể.
Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra nguyên nhân cụ thể của hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng một phần do tâm lý của người bệnh. Vì tất cả các xét nghiệm, kết quả nội soi ruột của các bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích tại BV Chợ Rẫy đều bình thường.
Để điều trị hội chứng này, các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân dùng thuốc để điều chỉnh nhu động ruột, men tiêu hóa, kèm theo trị liệu tâm lý để tránh lo âu. Ngoài ra, bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích thường được khuyên không nên ăn các thức ăn nhiều tinh bột, sữa, đồ nguội, chua. Các thức ăn này sẽ làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng. Bên cạnh đó, việc ăn quá nhiều thực phẩm bổ dưỡng, ăn thức ăn không đảm bảo vệ sinh cũng gây RLTH.
"Trẻ em bây giờ hay bị hội chứng trào ngược, RLTH do sữa. Bởi một số loại sữa có quá nhiều vi chất, chất bổ. Hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, không hấp thu được. Không chỉ trẻ nhỏ, ngay cả người lớn nếu ăn đồ khó tiêu, không hợp vệ sinh cũng có thể bị RLTH", BS Phát cho biết.
Biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm
Vì RLTH mang cùng triệu chứng với nhiều bệnh hiểm nghèo hơn, đáng kể nhất là ung thư (nhất là ung thư đường ruột), hoặc các bệnh khác như bệnh đau bao tử, bệnh ợ chua, bệnh nhiễm khuẩn, viêm đại tràng, bệnh liên quan đến tuyến giáp trạng, sán lãi, viêm tụy tạng mạn tính, bệnh không dung nạp sữa (lactose intolerance)..., bệnh nhân cần đi khám và làm các xét nghiệm để chẩn đoán xác định. Tùy theo tình trạng bệnh lý và tuổi tác, bác sĩ sẽ có những chỉ định xét nghiệm khác nhau.
Do vậy, theo đúng trình tự, thì khi bệnh nhân bị hội chứng RLTH đến khám, các bác sĩ sẽ cho tầm soát các nguyên nhân gây bệnh ở đường tiêu hóa. Sau đó, tùy đặc điểm bệnh sử, bệnh nhân sẽ được cho tầm soát các nguyên nhân gây bệnh tương ứng.
Nếu tự nhiên bạn bị biếng ăn, mất ngủ, sụt cân, nóng sốt, đại tiện ra máu, mất quá nhiều nước, hoặc cơ thể trở nên khác thường một cách kỳ lạ vô nguyên cớ, người xanh xao, đau bụng kéo dài không giảm (dù đã điều trị), cần đi khám ngay để đề phòng đó là biểu hiện ban đầu của các bệnh lý nguy hiểm. Đặc biệt với những người trên 50 tuổi, có lẽ đây không phải là những triệu chứng của hội chứng RLTH. Những bệnh nhân này nên đi khám càng sớm càng tốt.
Trâm Anh
Theo PNO
3 loại trái cây nên chọn sau mỗi bữa ăn Ăn quá nhanh, quá nhiều hoặc khó tiêu dẫn tới đau dạ dày, đầy hơi, vậy ăn gì mới có thể hỗ trợ tiêu hóa đây? Hãy ăn hoa quả để khắc phục điều này nhé. Trái cây có thể dùng làm bữa ăn phụ hoặc thức ăn tráng miệng sau bữa ăn vì sau khi ăn ta thường có cảm giác răng...