Những thực phẩm cấm ăn khi uống thuốc
Rượu, trà, cà phê, sữa, rau chân vịt… không nên ăn trước và ngay sau khi uống thuốc.
Theo Health Sina, uống thuốc cũng cần có những hiểu biết cơ bản. Một số thực phẩm dùng chung với thuốc sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc bởi nó phá hủy kết cấu các thành phần của thuốc, thậm chí còn sinh ra các độc tố và tác dụng phụ. Chẳng hạn như thuốc lợi tiểu không nên dùng chung với chuối, cam. Trong thời gian uống thuốc lợi tiểu, kali sẽ đọng lại trong máu. Nếu đồng thời ăn thực phẩm chứa nhiều kali như chuối, cam khiến kali đọng lại quá nhiều sẽ gây bệnh tim, huyết áp.
Khi uống thuốc aspirin tuyệt đối không dùng thêm bia rượu hay sinh tố trái cây. Bia rượuuống vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành acetaldehyde thông qua quá trình ôxy hóa, sau đó tiếp tục chuyển hóa thành axit axetic. Aspirin lại cản trở quá trình chuyển hóa acetaldehyde thành axit axetic khiến acetaldehyde tích tụ trong cơ thể gây nóng trong người và cảm giác đau nhức toàn thân, tổn thương gan. Sinh tố trái cây làm tăng kích thích của aspirin lên dạ dày gây xuất huyết dạ dày.
Không uống thuốc berberine với trà. Trà chứa 10% tannin, chất này khi vào trong cơ thể sẽ phân giải thành tannin axit. Axit này làm lắng đọng alkaloids có trong berberine, vì thế làm giảm hiệu quả của thuốc. Do vậy các chuyên gia khuyên không nên uống trà trong vòng 2 tiếng trước và sau khi uống berberine.
Kháng sinh kỵ sữa, sinh tố trái cây. Trước và sau khi uống kháng sinh 2 tiếng không nên uống sữa hoặc sinh tố vì sữa làm giảm hoạt tính kháng sinh khiến thuốc không phát huy tác dụng tối đa, còn chất AHA có trong sinh tố (đặc biệt là sinh tố hoa quả tươi) đẩy nhanh tốc độ kháng sinh hòa tan, không những làm giảm hiệu quả thuốc mà còn có thể sinh ra những chất có hại gây ra tác dụng phụ.
Uống thuốc có thành phần canxi kỵ rau chân vịt sống. Loại rau này chứa hàm lượng lớn potassium oxalate, sau khi ăn vào cơ thể sẽ điện giải thành ion oxalate làm lắng đọng canxi. Như thế không những gây trở ngại đến quá trình hấp thụ canxi của cơ thể mà còn khiến canxi oxalate kết tủa. Chuyên gia khuyên mọi người không nên ăn rau chân vịt trước và sau khi uống thuốc chứa canxi 2 tiếng, hoặc chỉ ăn rau chân vịt khi đã đun chín.
Khi uống thuốc chống dị ứng không nên ăn các loại thực phẩm giàu histidine như pho mát, các chế phẩm từ thịt. Chất histidine khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành histamine, mà thuốc chống dị ứng có tác dụng ức chế histamine phân giải. Vì thế khiến histamine tích tụ trong cơ thể gây nên hiện tượng đau đầu, chóng mặt, tim đập nhanh.
Video đang HOT
Không dùng thuốc bổ (thuốc bắc) chung với củ cà rốt. Thuốc bổ có tác dụng bổ khí huyết âm dương. Củ cà rốt là loại thực phẩm phá khí sẽ làm giảm công hiệu bổ khí của thuốc. Vì thế trong thời gian uống thuốc này không nên ăn củ cải.
Thuốc hạ huyết áp kỵ bưởi. Trong thời gian uống thuốc hạ huyết áp không nên ăn hay uống nước ép bưởi. Thành phần naringenin có trong nước bưởi ảnh hưởng không tốt đến tính năng chất men trong gan. Chất men này có liên quan đến quá trình trao đổi chất của thuốc hạ huyết áp khiến nồng độ thuốc trong máu quá cao sẽ gây tác dụng phụ.
Thuốc hỗ trợ tiêu hóa multi-enzyme không uống với nước nóng. Protein, một hoạt chất có trong thuốc multi-enzyme khi gặp nước nóng sẽ bị biến chất làm giảm hiệu quả hỗ trợ tiêu hóa. Vì thế, chỉ nên uống thuốc này bằng nước ấm.
Không uống ibuprofen cùng cà phê, nước ngọt. Ibuprofen gây kích thích lên dạ dày, cafein có trong cà phê và chất cocaine có trong nước ngọt sẽ kích thích dạ dày tiết axit, gây ra các tác dụng phụ, thậm chí dẫn đến xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày.
Không nên uống sữa bò khi dùng thuốc chứa thành phần antidiarrheal. Sữa bò không những làm giảm hiệu quả thuốc mà thành phần lactose có trong sữa dễ gây tiêu chảy.
Dùng thuốc chữa bệnh dạ dày không ăn kẹo. Vị đắng trong thuốc dạ dày kích thích tuyến nước bọt, dịch vị dạ dày hỗ trợ tiêu hóa, kích thích ăn uống. Kẹo ngọt vừa làm giảm hiệu quả thuốc vừa sinh ra phản ứng khi gặp các thành phần có trong thuốc dạ dày làm giảm hàm lượng chất có lợi trong thuốc.
Linh Ngọc
Theo VNE
Những công thức thải độc gan dễ thực hiện tại nhà
Ăn một quả bơ mỗi tuần, thêm muỗng gừng tươi vào nước ấm, uống nước trà xanh... giúp gan sạch, cải thiện chức năng hoạt động của gan.
Theo Natural News, cơ thể mệt mỏi, thiếu ngủ, sắc diện kém tươi, cơ thể như bị rút hết năng lượng đều có thể xuất phát từ một lá gan không khỏe. Gan thực hiện khoảng 500 chức năng hoạt động trong một ngày nhưng thường là bộ phận ít được chăm sóc nhất. Cơ thể con người hằng ngày nạp vào nhiều chất độc hại nhưng nếu gan không khỏe mạnh, những độc tố sẽ ứ đọng lại trong cơ thể.
Thải độc gan là một trong những phần quan trọng nhất để bạn lấy lại sức khỏe, năng lượng và niềm vui sống. Thải độc gan sẽ giúp cơ thể khỏe khoắn, hạn chế mắc các bệnh thông thường, phòng tránh nguy cơ ung thư gan, cải thiện khả năng hoạt động của gan.
Các nhà nghiên cứu thuộc hệ thống y tế của trường Đại học Loyola (Loyola University Health System) của Mỹ đã phát hiện ra rằng, ngày càng có nhiều người bị ung thư gan hơn so với trước đây. Thực hiện những công thức đơn giản bên dưới giúp bảo vệ gan khỏe:
Trà xanh
Đừng đánh giá thấp sức mạnh của trà xanh. Chúng không chỉ bảo vệ gan của bạn khỏi bị hư hại, mà tính chất chống ôxy hóa mạnh giúp thúc đẩy chức năng gan và loại bỏ sự tích tụ mỡ trong gan. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên hãy uống một ly trà xanh mỗi ngày để khỏe và đẹp hơn.
Ăn một quả bơ mỗi tuần
Nghiên cứu chỉ ra việc ăn 1-2 quả bơ mỗi tuần trong khoảng một một tháng có thể giúp gan phục hồi những tổn thương. Ngoài ra, quả bơ với nhiều vitamin và khoáng chất giúp làn da mịn màng, rạng rỡ.
Gừng
Ảnh: Pinterest.
Gừng thúc đẩy chức năng gan hoạt động tốt và bảo vệ gan. Uống trà gừng hàng ngày sẽ giúp gan được làm sạch liên tục và khỏe mạnh. Thêm một muỗng cà phê gừng vào nước ấm hoặc nước trà uống mỗi sáng và bạn có thể cảm nhận sự thay đổi của cơ thể sau một thời gian.
Trà bồ công anh
Uống trà từ rễ cây bồ công anh 3-4 lần mỗi ngày để làm sạch gan, đại tràng và túi mật. Trà bồ công anh có tính chất lợi tiểu, giúp trung hòa và loại bỏ các kim loại nặng ra ngoài cơ thể. Nhâm nhi cốc trà ấm nóng và cảm nhận sự dễ chịu của cơ thể.
Dầu ô liu và nước ép trái cây có múi
Cho một muỗng canh dầu ô liu hữu cơ và vắt quả chanh và nước ép 2 quả bưởi uống trong ngày là một phương thuốc giúp giải độc gan, đại tràng và túi mật.
Nước ép bưởi và muối
Hỗn hợp gồm 4 muỗng muối Epsom, một khoáng chất tự nhiên có vị đắng thay vì mặn hòa cùng 3 ly nước ép bưởi cũng là một hỗn hợp có tác dụng thanh lọc hiệu quả. Chia hỗn hợp này làm 4 phần và uống dần trong ngày.
Bột ớt Cayenne và chanh
Pha nước cốt chanh, nước ấm, 1/4 thìa cà phê ớt cayenne và một muỗng nhỏ mật ong sẽ là thức uống thanh lọc và làm sạch gan tuyệt vời vào buổi sáng. Lưu ý công thức này uống trước khi ăn sáng sẽ mang lại tác dụng tốt nhất.
Một muỗng nghệ mỗi ngày
Nghệ tươi hoặc nghệ bột đều có tác dụng thải độc gan. Ảnh: Pinterest.
Chất Circumin được tìm thấy trong củ nghệ, ngăn cản sự phát triển của bệnh xơ gan thường gặp ở những người hay dùng rượu bia. Nghệ giúp tái tạo tế bào gan bị hư hỏng, bảo vệ chống lại các gốc tự do có hại và giúp bảo dưỡng tổng thể cho lá gan và túi mật khỏe mạnh. Uống 1/2 muỗng cà phê bột nghệ hoặc hai muỗng cà phê nước ép nghệ tươi với nước ấm mỗi ngày hai lần giúp gan phục hồi. Có thể thêm hạt tiêu đen để cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt hơn.
Tỏi và đinh hương
Tỏi là một chất chống oxy hóa mạnh kích hoạt quá trình giải độc tự nhiên. Tiêu thụ đinh hương cũng giúp giải độc và bảo vệ gan hữu hiệu. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo nên dùng 2-5 g tỏi hoặc đinh hương mỗi ngày để bảo vệ gan.
Rễ cam thảo
Rễ cam thảo bảo vệ và trung hòa các chất độc hại thường có trong gan. Cách thực hiện trà rễ cam thảo đơn giản: băm nhỏ rễ cam thảo và đun sôi với hai ly nước để uống mỗi ngày.
Khánh Ly
Theo VNE
Chặn chỉ số huyết áp leo thang Chuyên gia sức khỏe Sunita Pathania thuộc Trung tâm dinh dưỡng Mumbai (Ấn Độ) gợi ý những thực phẩm giúp hạ huyết áp. Ăn khoai lang có tác dụng giữ huyết áp ở mức ổn định - Ảnh: Shutterstock Chuối Kali có nhiều trong quả chuối giúp giảm huyết áp, từ đó giảm nguy cơ đột quỵ. Sữa gạn kem Theo trang tin...