Những thói quen xấu gây hại cho sức khỏe
Ngoáy tai, giác hơi, nhịn ăn… là những tật xấu phổ biến vừa không tốt cho sức khỏe vừa lãng phí thời gian và công sức, theo Msn.
Sẽ rất nguy hiểm nếu các kỹ thuật viên giác hơi chưa được đào tạo và có kiến thức cơ bản – Ảnh: Shutterstock
Ngoáy tai
Ráy tai là chất tiết tự nhiên do tuyến ráy tai của lớp da phủ trên phần sụn của ống tai ngoài tiết ra. Ráy tai cùng với hệ thống lông tơ ở cửa tai bắt giữ những phần tử (bụi bặm, côn trùng, vi khuẩn, vi nấm) xâm nhập và trục xuất chúng ra ngoài.
Ngoáy tai thường xuyên sẽ làm mất đi lớp ráy bảo vệ, thậm chí làm trầy xước da, dẫn đến nguy cơ viêm nhiễm. Hơn nữa, nếu ngoáy tai không đúng cách sẽ đẩy ráy tai vào sâu bên trong gây cản trở hoặc bít tắc ống tai, thậm chí sẽ dẫn tới các hậu quả nguy hiểm như thủng màng nhĩ, chảy mủ, mất thính lực, tiến sĩ Rachel Vreeman, trợ lý giáo sư tại Đại học Indiana (Mỹ) phân tích.
Thực phẩm GMO
Là những loại thực phẩm được tạo ra nhờ quy trình lai tạo gen giữa các loài nhằm giúp chúng kháng lại sâu bệnh. Thực phẩm biến đổi gen hiện sử dụng phổ biến ở bắp, đậu tương, chuối…
Trong quá trình giám sát do thiếu bằng chứng nên người ta vẫn chưa hiểu hết mức độ rủi ro của nhóm sản phẩm này, nhất là chưa đủ thời gian để theo dõi và kiểm chứng, chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng ở Mỹ Katherine Tallmadge cho biết.
Vì lý do trên mà các nhà khoa học khuyến cáo việc tiêu thụ những sản phẩm không GMO vẫn là lựa chọn thông minh.
Thuốc từ nhau thai
Không thể xác định thời điểm nào người ta bắt đầu sử dụng nhau thai, có lẽ từ hàng ngàn năm trước. Một nghiên cứu ở Tiệp Khắc năm 1954 cho thấy uống bổ sung các chế phẩm có nguồn gốc từ nhau thai giúp tăng tiết sữa. Tuy nhiên đến nay nghiên cứu này vẫn chưa được nhân rộng.
Năm 1980, một báo cáo đăng trên chuyên san Journal of Reproduction and Fertility cho thấy chuột ăn nhau thai sau khi sinh có thể làm thay đổi mức độ hormone, nhưng sự thay đổi này không đem lại ứng dụng lâm sàng nào cả.
Video đang HOT
Theo tiến sĩ Vreeman, nếu ai đó đang nghĩ đến việc sử dụng nhau thai, giúp bồi bổ cơ thể, ngăn chặn các biến chứng khi sinh con hoặc trầm cảm là điều hoàn toàn không có cơ sở khoa học.
Ngoài ra, do nhau thai là nơi ngăn cản các độc tố từ cơ thể mẹ đi vào bào thai, vì vậy không loại trừ khả năng độc tố còn nằm lại ở nhau thai và rất có thế một số bệnh truyền nhiễm qua nhau thai như viêm gan siêu vi… sẽ có cơ hội thâm nhập vào cơ thể bạn.
Giác hơi
Theo Đông y cổ xưa, giác hơi có tác dụng kích thích lưu thông máu và khai thông hệ thống bạch huyết để giúp loại bỏ độc tố. Tuy nhiên theo tiến sĩ Vreeman, sẽ rất nguy hiểm nếu các kỹ thuật viên giác hơi chưa được đào tạo và có kiến thức cơ bản, thì liệu pháp này không được khuyến khích bởi nó để lại những vết thâm và thậm chí có thể gây bỏng lưng.
Lười ăn thực phẩm gluten
Một chế độ ăn không có gluten cần thiết cho những người bị bệnh celiac (người có phản ứng miễn dịch với protein được tìm thấy trong các loại ngũ cốc như lúa mạch và lúa mì), nhưng lại không thích hợp với những người muốn giảm cân. Nhiều người có thói quen tránh gluten trong chế độ ăn uống của mình dễ dẫn đến chứng táo bón.
Giống như bất kỳ thực phẩm chế biến khác, sản phẩm không có gluten thường ít chất xơ, thiếu vitamin và khoáng chất, và chứa rất nhiều calo. Vì vậy hãy chọn những thực phẩm nhiều gluten để bảo vệ sức khỏe cho cơ thể.
Ăn chất lỏng
Chất lỏng hay thức ăn ở dạng lỏng giúp nhanh chóng lấp đầy dạ dày và hệ tiêu hóa dễ dàng hấp thu chất dinh dưỡng hơn thức ăn đặc. Từ đó, giúp giảm cân nhanh nhờ quá trình chuyển hóa năng lượng cao và không để lại lượng đường hay chất béo trong đường ruột.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia đây là chế độ ăn uống không thể đảm bảo calo và dinh dưỡng cho cơ thể về lâu dài. Nếu áp dụng theo chế độ ăn lỏng để giảm cân thì có thể giảm cân nhanh chóng và nhưng đồng thời cũng tăng cân nhanh trở lại khi ngừng ăn. Chưa kể, ăn theo chế độ lỏng sẽ thường xuyên gây cảm giác thèm ăn vì vị giác không được nếm vị thức ăn mỗi ngày.
Ăn chay cực đoan
Cực kỳ nguy hiểm nếu muốn giảm cân bằng cách ăn chay không khoa học. Khi thực hiện chế độ ăn chay, cần hiểu được hai vấn đề chính: cơ sở khoa học dinh dưỡng của chế độ ăn chay và hiệu quả dinh dưỡng mang lại từ chế độ ăn chay, nếu không sức khỏe sẽ gặp những rủi ro như: chóng mặt, mệt mỏi hoặc các vấn đề tim mạch do việc sự mất cân bằng điện giải gây ảnh hưởng đến nhịp tim.
Diễm Trinh
Theo Trí thức trẻ
Vệ sinh tai cho bé đúng cách để phòng viêm tai giữa
Ráy tai có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn và các tác nhân bên ngoài xâm nhập vào bên trong. Tuy nhiên, ráy tai tích tụ nhiều, có thể gây bít, tắt ống tai. Do đó, việc làm sạch ráy tai, ngăn ngừa sự tích tụ của chất bẩn, các tế bào da chết trong ống tai của trẻ là điều cần thiết.
Vệ sinh tai cho bé là việc làm rất cần thiết. Ảnh Boldsky.com
Để đảm bảo an toàn khi làm sạch tai của trẻ, phòng tránh nguy cơ viêm nhiễm, thậm chí có nguy cơ thủng màn nhĩ, ảnh hưởng đến thính giác trong quá trình vệ sinh tai, cần chú ý đến một số nguyên tắc sau.
1. Vệ sinh trong quá trình tắm
Nên kết hợp việc vệ sinh tai trong quá trình tắm cho bé. Lúc này, tai đã ướt, da và ráy tai đều mềm nên rất dễ lau chùi. Dùng khăn mềm nhúng nước cho ẩm rồi lau nhẹ nhàng ở vành tai, tập trung vào những nếp gấp - nơi thường tích tụ nhiều mồ hôi và bụi bẩn. Sau đó, tiếp tục lau vào phần bên ngoài của ống tai. Bạn có thể dùng khăn bọc lấy ngón tay và xoay nhẹ trong ống tai.
2. Bọc khăn ấm
Hãy sử dụng khăn ấm để bọc tai cho bé trong quá trình tắm nhằm ngăn nước, tế bào da chết hay bụi bẩn rơi vào bên trong. Đây là cách giữ cho đôi tai của bé luôn sạch và an toàn.
3. Không dùng tăm bông
Dùng tăm bông để vệ sinh tai là một trong những thói quen của nhiều phụ huynh. Tuy nhiên, hành động này có thể gây nguy hiểm cho tai của bé. Cũng giống như các khu vực khác trên cơ thể, vùng da bên trong tai rất mỏng nên nếu lau chùi mạnh tay, bạn có thể làm con mình bị đau rát, thậm chí có thể gây thủng màng nhỉ trong trường hợp tăm bông bị đưa vào quá sâu.
4. Nhỏ nước vệ sinh tai
Nếu việc lau chùi bằng khăn không có hiệu quả vì ráy tai của bé quá nhiều, bạn có thể dùng nước nhỏ tai để làm mềm ráy tai trước khi lau bằng khăn. Hãy hỏi ý kiến của các chuyên gia y tế để được tư vấn về loại dung dịch vệ sinh tai phù hợp với lứa tuổi của con bạn.
5. Không tự ý dùng thuốc
Đây cũng là thói quen thường gặp ở nhiều ông bố, bà mẹ. Việc tự ý sử dụng các loại thuốc nhỏ tai mà không có sự hỗ trợ, tư vấn từ bác sĩ chuyên ngành sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe của bé. Nguy cơ viêm nhiễm rất dễ xảy ra nếu dùng không đúng thuốc.
6. Không lau chùi khi tai đang khô
Đừng cố làm sạch tai của bé khi chúng đang khô ráo vì bạn sẽ làm da trẻ bị kích ứng và trầy xước. Hãy dùng khăn ẩm để lau chùi tai. Thời điểm lý tưởng nhất để thực hiện "nhiệm vụ" này là lúc tắm cho bé.
7. Hành động cẩn thận
Rất hiếm trẻ chịu nằm hay ngồi yên khi bạn "đụng chạm" vào tai của chúng. Do đó, phải hết sức cẩn thận để không làm tổn thương cho trẻ trong quá trình vệ sinh tai. Bạn chỉ cần khoảng vài giây cho mỗi bên tai. Do đó, hãy hành động thật nhanh và chuẩn xác.
Theo Boldsky.com/Phunuonline
Bị bệnh do... lấy Nhiều người thích lấy các loại ráy như ráy tai, lấy ghèn. Tuy mang lại cảm giác thoải mái, nhưng việc chọc ngoáy để lấy ráy tai có thể gây nhiều bệnh về tai, mũi, họng... Không phù hợp với sinh lý cơ thể BS CKII Nguyễn Thành Lợi - Trưởng khoa Tai, BV Tai Mũi Họng TP.HCM cho biết: mũi, họng là...