Điều cần biết khi lấy ráy tai
Cách lấy ráy tai an toàn nhất là mua thuốc nhỏ tai về, nhỏ vài giọt vào tai, nằm ghé sang một bên sao cho thuốc nhỏ ngấm vào tai trong vài phút. Sau đó xoay nghiêng đầu bạn để thuốc cùng ráy tai chảy ra ngoài.
Tại sao cần lấy ráy tai?
Theo Bodyandsoul, tiết ra ráy tai là cách vệ sinh tốt nhất mà lỗ tai tự làm sạch cho chính nó, đồng thời giữ da trong tai khỏe mạnh. Ráy tai, được bài tiết từ các tuyến trong ống dẫn tai, sau đó những sợi lông nhỏ sẽ đưa chất thải ra ngoài. Quá trình đưa ráy tai ra ngoài cũng giúp lấy đi bụi bẩn trong tai. Do đó ráy tai mà ta lấy ra là “hỗn hợp” của chất sáp trong tai, bụi bẩn và tế bào da.
Những chuyển động của hàm, chẳng hạn khi nói chuyện hoặc nhai có tác dụng massage, đẩy ráy tai ra phía ngoài và rơi ra. Do đó bạn đừng nghĩ rằng lấy ráy tai là phải thọc sâu vào bên trong tai, thực ra bạn không cần phải làm gì cả, ngoại trừ việc thỉnh thoảng lau sạch tai ngoài bằng khăn mềm. Tuy nhiên, đừng làm quá thường xuyên, vì nó sẽ lấy đi luôn lớp sáp bảo vệ lớp niêm mạc ống tai, thậm chí làm tai ẩm ướt có thể dẫn đến nhiễm trùng.
Ảnh: BS.
Tại sao tai thường bị bịt kín bởi ráy tai?
Hiện tượng này thường xảy ra khi ráy tai đang cố gắng chen ra ngoài. Lúc đó bạn có thể tìm đến bác sĩ để được giúp đỡ. Riêng đối với một số người, tai dễ bị tắc do vài nguyên nhân như: ống dẫn tai hẹp hoặc rậm lông, tai sản sinh nhiều ráy tai hoặc ráy tai cứng, tình trạng da đầu, nhiễm trùng tai nhiều lần, sự tăng trưởng xương lành tính ở phần tai ngoài, tuổi tác (vì người càng lớn tuổi ráy tai càng khô), thiết bị trợ thính, đeo tai nghe trong thời gian dài cũng có thể gây cản trở cho quá trình ráy tai thoát ra ngoài nhưng không đáng kể.
Video đang HOT
Làm thế nào để khai thông khi bị ráy tai bịt kín?
Cách an toàn nhất là mua thuốc nhỏ tai từ hiệu thuốc. Nhỏ một vài giọt vào tai, nằm ghé sang một bên sao cho thuốc nhỏ ngấm vào tai trong vài phút, sau đó xoay nghiêng đầu bạn để thuốc cùng ráy tai chảy ra ngoài. Bạn có thể phải làm như thế vài lần.
Bạn cũng có thể làm mềm ráy tai bằng một vài giọt dầu ôliu, dầu dành cho em bé hoặc hydrogen peroxide.
Nếu tai bạn thật sự bị bít kín, nên đến bác sĩ để dùng ống tiêm đưa ráy tai ra ngoài hoặc sử dụng một loại dụng cụ lấy ráy tai đặc biệt.
Màu của ráy tai là gì?
Ráy tai có nhiều sắc thái từ vàng, nâu đến đỏ, tất cả đều bình thường. Với những triệu chứng bất thường chẳng hạn bạn có cảm giác ngứa tai hoặc mùi khó chịu, có thể bạn đã bị viêm tai. Ống dẫn tai của bạn cũng giống như một cái hang, vì vậy nếu bị nấm hoặc vi khuẩn, lúc này bạn cần uống thuốc kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Làm thế nào để nhận biết mình bị tắc nghẽn ráy tai?
Một vài triệu chứng sau đây để bạn nhận biết: Điếc nhẹ, đau tai, ù tai, chóng mặt. Hoặc khi bạn có thể có cảm giác lùng bùng ở tai, tuy nhiên triệu chứng này không hoàn toàn do ráy tai, nếu bạn bị cảm lạnh, có thể đó là do chất nhầy trong tai gây nên.
Theo VNE
Rước bệnh do... lấy ráy tai
Tổn thương do lấy ráy tai có nhiều dạng như làm mất cấu trúc sinh lý bình thường là bảo vệ ống tai ngoài, rụng lông, trầy xước, da bị nhiễm trùng. Thậm chí có những vật nhọn làm thủng màng nhĩ, vi trùng xâm nhập gây viêm tai giữa, chảy mủ tai suốt đời để lại di chứng điếc, lâu ngày ảnh hưởng đến viêm tai xương chũm, gây biến chứng liệt thần kinh mặt, viêm màng não, não... thậm chí tử vong.
Không phù hợp với sinh lý cơ thể
BS CKII Nguyễn Thành Lợi - Trưởng khoa Tai, BV Tai Mũi Họng TP HCM cho biết: mũi, họng là cửa ngõ chính của cơ thể vì tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Để bảo vệ cơ thể, vùng cửa mũi có lông, trong hốc mũi có lớp niêm mạc tiết ra dịch nhầy. Khi hít không khí vào, bụi và vi khuẩn trong không khí bị cản lại bởi lông mũi, một số dính vào chất nhầy chỗ niêm mạc. Một phần bụi bặm, vi trùng bị chất nhầy cuốn xuống vùng họng theo thức ăn và được tống ra ngoài theo đường tiêu hóa, phần còn lại được thải ra ngoài.
Ở vòm mũi họng có lỗ thông qua hai bên tai gọi là lỗ vòi nhĩ nên không khí mà mũi hít vào có một phần qua tai giữa. Tai ngoài và tai giữa được ngăn cách bởi một cái màng gọi là màng nhĩ, có nhiệm vụ dẫn truyền âm thanh vào để nghe và ngăn chặn không cho không khí, vật lạ đi vào tai giữa. Ở 1/3 ngoài của ống tai ngoài có lông và các tuyến tiết chất ráy tai (có màu vàng, có thể lỏng, sệt hoặc khô) có nhiệm vụ bảo vệ ống tai ngoài tránh tổn thương, nhiễm trùng. Bụi bẩn, vi trùng từ bên ngoài vào một phần dính vào lông, một phần dính vào ráy tai.
Tại các tiệm hớt tóc, còn có cả dịch vụ se, ngoáy lỗ ghèn (điểm lệ) để làm sạch đồng thời tạo cảm giác "đã" cho khách hàng. Vật dụng để se thường là sợi tóc hoặc một số sợi nhỏ như sợi tóc. BS Vũ Anh Lê - Trưởng khoa Chấn thương, BV Mắt TP.HCM cho biết, ở mí mắt trên và dưới có hai điểm lệ (lỗ ghèn) trên và dưới. Ban ngày, khi thức, tuyến lệ tiết ra nước mắt làm nhiệm vụ bôi trơn, làm sạch giác mạc (tròng đen) và kết mạc (tròng trắng).
Nước mắt này sẽ đổ về hồ lệ qua hai điểm lệ nối với hai tiểu lệ quản trên và dưới xuống túi lệ và ống lệ mũi. Nước mắt dư thừa sẽ được thoát ra ở khe mũi dưới - họng. Khi ngủ, nhắm mắt liên tục trong thời gian dài, phần nước mắt còn thừa lại hòa lẫn với chất tiết của tuyến bờ mi dần tập trung vào khóe mắt tạo thành ghèn. Dùng sợi tóc hay bất cứ vật gì ngoáy vào lỗ điểm lệ để lấy ghèn và tạo cảm giác "đã" là việc làm sai.
Ảnh minh họa: Internet
Nguy hiểm khó lường
BS Vũ Anh Lê khuyến cáo, việc chọc ngoáy vào điểm lệ và lệ quản có nguy cơ gây trầy xước, có thể đưa đến viêm và nhiễm trùng điểm lệ, lệ quản, dần dần dẫn đến tắc lệ đạo gây chảy nước mắt sống, làm nhòe và mờ mắt. Việc dùng vật lạ chọc, ngoáy vào lệ quản với lý do lấy ghèn để vệ sinh mắt hay tạo khoái cảm đều là thói quen xấu cần phải loại bỏ vì có thể gây những hậu quả nghiêm trọng. Chưa kể, các dụng cụ tại các tiệm hớt tóc thường không vô trùng, vì vậy chúng có thể truyền bệnh từ người này sang người khác, phổ biến nhất là bệnh về nấm.
Theo BS Nguyễn Thành Lợi, mọi người thường thích ngoáy tai cho đã ngứa. Nhưng thực tế khi ngoáy sẽ kích thích tai ngứa nhiều hơn và làm ống tai bị tổn thương. Những bụi bẩn, vi trùng thay vì được thải ra ngoài, khi ngoáy sẽ đẩy vi trùng vào sâu bên trong, cộng với sự tổn thương sẽ làm vi trùng dễ xâm nhập.
Tổn thương do lấy ráy tai có nhiều dạng như làm mất cấu trúc sinh lý bình thường là bảo vệ ống tai ngoài, rụng lông, trầy xước, da bị nhiễm trùng. Thậm chí có những vật nhọn làm thủng màng nhĩ, vi trùng xâm nhập gây viêm tai giữa, chảy mủ tai suốt đời để lại di chứng điếc, lâu ngày ảnh hưởng đến viêm tai xương chũm, gây biến chứng liệt thần kinh mặt, viêm màng não, não... thậm chí tử vong.
Phần đầu lông mũi rất mềm có chức năng ngăn bụi. Khi bị cắt, nhổ chức năng ngăn bụi không còn mà phần chân cứng của lông có thể gây tổn thương niêm mạc mũi. Với những trường hợp bị bệnh, việc dùng kéo cắt chung có thể lây bệnh thông qua chất nhầy bên trong mũi. Chưa kể, bên ngoài vùng tiền đình mũi là cả một ổ vi trùng. Nếu vùng tiền đình mũi bị nhiễm trùng có thể gây viêm cấp tĩnh mạch xoang hang, dẫn đến nhiễm trùng huyết rất nguy hiểm.
Các bác sĩ khuyến cáo, để vệ sinh tai và mũi, khi rửa mặt chỉ cần dùng khăn lau ướt ngoáy bên ngoài cửa tai hoặc mũi là đủ. Trường hợp ráy bít lỗ tai thì có thể lấy ráy tai với dụng cụ thích hợp, đảm bảo vệ sinh. Việc lấy ráy thậm chí cần phải nhờ đến các bác sĩ.
Theo VNE
Điều cần biết xung quanh chuyện "quan hệ" bên ngoài quần áo "Quan hệ" bên ngoài quần áo không được coi là "quan hệ" thực sự nên khả năng thụ thai là rất khó, thậm chí bạn gái không thể có thai. Em và bạn trai yêu nhau được hơn 3 năm. Một lần, do không kiềm chế được cảm xúc, chúng em đã "quan hệ", nhưng vẫn mặc đầy đủ quần áo. Sau đó,...