Những tác hại của đường đối với sức khỏe và cách khắc phục
Đồ ngọt mang tới hương vị hấp dẫn, mặc dù không hoàn toàn nguy hiểm cho sức khỏe nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều nó cũng gây hại và cần phải khắc phục.
Các nhà khoa học Mỹ phát hiện ra rằng đường không nguy hiểm cho sức khỏe như chúng ta vẫn nghĩ. Hơn thế nữa, một lượng nhỏ đường thậm chí còn cần thiết để cơ thể hoạt động bình thường. Nhưng đồ ngọt lại quá hấp dẫn, khiến mọi người dễ ăn nhiều kem, sô cô la, bánh kẹo,… Kết quả là cân nặng ngày càng tăng, xuất hiện nếp nhăn sớm, nổi mụn và thậm chí còn gặp nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Sau đây là những điều mọi người hay lầm tưởng về đường.
Đường gây ra bệnh tiểu đường: Trên thực tế, ăn đường không dẫn đến bệnh tiểu đường. Căn bệnh này có thể do di truyền hoặc do các vấn đề của tuyến tụy. Quan niệm cho rằng bản thân đường vốn đã nguy hiểm cho sức khỏe là không đúng. Một người có thể ăn 12 thìa đường nhỏ mỗi ngày mà không gặp bất kỳ hậu quả tiêu cực nào.
Đường dễ gây nghiện: Nhiều người cho rằng đường gây nghiện gấp nhiều lần so với cocaine là vô lý vì các nhà khoa học phát hiện ra rằng nếu một người ngừng ăn đồ ngọt, họ sẽ không có các triệu chứng giống như một người nghiện cocaine. Con người không thể sống hoàn toàn mà không có đường vì lượng carb này cần thiết để duy trì sự sống.
Ngừng ăn đường để trẻ lâu: Tiêu thụ quá nhiều đường làm cho các phân tử collagen trong da trở nên giòn và cứng, khiến làn da mất đi độ đàn hồi. Tuy nhiên, nếu ngừng ăn đường hoàn toàn thì da sẽ bị khô.
Sofía Vergara (trái, thích ăn đồ ngọt) và Gwyneth Paltrow (phải, hạn chế ăn đường) bằng tuổi, tại cùng thời điểm chụp ảnh năm 2018 nhưng làn da có sự khác nhau do thói quen tiêu thụ đường.
Gwyneth Paltrow và Sofía Vergara là 2 diễn viên nổi tiếng và họ bằng tuổi nhau, nhưng làn da của họ có sự khác biệt. Gwyneth Paltrow ăn thức ăn lành mạnh và hạn chế tiêu thụ đường. trong khi Sofía Vergara đã nhiều lần chia sẻ rằng cô ấy thích ăn ngọt. Cả hai nữ diễn viên đều 46 tuổi, ảnh được chụp vào năm 2018. Điều quan trọng nhất là lắng nghe cơ thể và ăn đủ lượng đường cần thiết.
Dù bản chất của đường không hề xấu nhưng vẫn có những tình huống, một số đối tượng cần giảm tiêu thụ đường. Ngoài bệnh nhân tiểu đường và các tình trạng khác liên quan đến sản xuất insulin, đường nên được hạn chế trong các trường hợp sau:
Khó khăn trong việc thụ thai: Các nhà khoa học từ Đại học Harvard phát hiện ra rằng thức ăn ngọt làm giảm chất lượng của trứng và cơ hội thụ thai.
Trong thai kỳ: Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng những bà mẹ ăn nhiều đường khi mang thai sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh hen suyễn dị ứng.
Video đang HOT
Vấn đề về khả năng sinh lý: Mức độ cao của glucose trong máu làm giảm sản xuất testosterone.
Thường xuyên cảm thấy khát: Uống nước thường xuyên hơn là một trong những dấu hiệu của việc tiêu thụ nhiều đường.
Da ngứa, khô: Lượng đường trong máu cao có thể làm cho da khô và ngứa.
Đồ ngọt vô cùng hấp dẫn, khó có thể từ bỏ nhưng nếu là người trong đối tượng thực sự cần cắt giảm lượng đường thì sau đây là những cách đơn giản để thực hiện.
Thay thế cách tăng cảm xúc vui vẻ
Ăn đồ ngọt giúp kích thích sản xuất endorphin, hay được gọi là hormone của niềm vui. Tuy nhiên, niềm vui có thể được tạo ra từ nhiều hoạt động khác, chẳng hạn như đi tập thể dục, xem phim, nghe nhạc, dạo chơi… Tiến sĩ Komarovskiy khuyến nghị một cách tiếp cận tương tự cho trẻ em. Để thu hút sự chú ý của trẻ từ thức ăn ngọt sang thứ khác, mọi người cần cho trẻ trải nghiệm, tham gia những hoạt động thú vị như đi câu cá, đi hội chợ,… Trẻ càng mệt mỏi khi về nhà thì khả năng chúng muốn ăn đồ ngọt càng giảm.
Tăng cường tiêu thụ protein
Ăn nhiều protein hơn sẽ giúp mọi người cảm thấy no nhanh và lâu hơn. Những nguồn protein từ cá và hải sản cũng đặc biệt tốt cho sức khỏe. Chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ, Christine Gerbstadt, nói rằng phương pháp ‘gà tây lạnh’ (dừng một thói quen xấu bằng cách giảm dần hoặc thay thế thay vì dừng đột ngột) đặc biệt hiệu quả trong việc giảm cảm giác thèm ăn ngọt.
Thay thế vị ngọt
Để lãng quên hương vị ngọt ngào hấp dẫn, mọi người có thể thay thế vị ngọt bằng một vị khác mạnh mẽ hơn. Quế là một trong những lựa chọn thú vị, đồng thời nó cũng chứa rất nhiều tác dụng hữu ích và giúp điều chỉnh lượng đường trong máu.
Tránh cảm giác lo lắng
Căng thẳng thường trở thành lý do khiến chúng ta muốn ăn đồ ngọt. Serotonin, magiê và vitamin B giúp đối phó với căng thẳng. Nếu nhận thấy mọi người bắt đầu ăn khi cảm thấy căng thẳng, hãy đến gặp bác sĩ để được giải thích những chất nào mà cơ thể cần và kê đơn tất cả các chất bổ sung cần thiết.
Đậu và các loại đậu chứa nhiều magiê (đặc biệt là đậu phộng và đậu nành), vitamin B có thể được tìm thấy trong các loại hạt (quả phỉ và hạt thông), hải sản và gan bò có thể giúp cải thiện cảm xúc mà không cần tới đường. Mọi người cũng cần cố gắng thư giãn thường xuyên nếu có thể.
Ăn cá đỏ
Tiến sĩ Marilyn Glenville, chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu, giải thích rằng nếu mọi người thực sự muốn ăn sô cô la, đây có thể là cách cơ thể thông báo rằng nó đang thiếu crom. Để kiểm tra xem điều này có đúng không, hãy ăn thực phẩm lành mạnh có chứa nguyên tố này, chẳng hạn như bông cải xanh hoặc cá đỏ.
Dấu hiệu cảnh báo bạn thiếu vitamin A
Thiếu hụt vitamin A có thể khiến bạn bị khô da, tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp, vết thương lâu lành và khó thụ thai.
Da khô: Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc sửa chữa da và kháng viêm. Dưỡng chất này cũng giúp loại bỏ nhiễm trùng trên da, ngăn tình trạng khô và tróc vảy. Sự thiếu hụt vitamin A có thể dẫn đến bệnh chàm và các tình trạng viêm da khác. Ảnh: Healthline.
Khô mắt: Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) , vitamin A là chất chống oxy hóa bảo vệ mắt, cải thiện niêm mạc và giác mạc. Nó hỗ trợ bảo vệ tế bào biểu mô tuyến lệ. Thiếu vitamin A có thể dẫn đến khô mắt, mù lòa, tổn thương giác mạc, quáng gà. Một trong những dấu hiệu đầu tiên của sự thiếu hụt là không có khả năng tiết nước mắt. Ảnh: Healthgrades.
Khó thụ thai, vô sinh: Vitamin A rất cần thiết cho khả năng sinh sản ở cả nam và nữ. Nếu bạn đang gặp khó khăn khi muốn mang thai, thiếu dưỡng chất này có thể là một trong những nguyên nhân. Lượng vitamin A thấp ở phụ nữ cũng có thể dẫn đến sẩy thai hoặc dị tật bẩm sinh. Ảnh: Womenshealth.
Tăng trưởng chậm ở trẻ nhỏ: Theo Healthline, cùng với vitamin D, vitamin A tham gia vào quá trình phát triển xương và sự tăng trưởng của cơ thể trẻ. Vì vậy, khi thiếu vitamin A, trẻ sẽ chậm lớn, còi cọc, suy dinh dưỡng. Ảnh: Lovingparents.
Nhiễm trùng đường hô hấp: Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH), thiếu vitamin A có thể khiến sức đề kháng của cơ thể suy giảm. Khi đó, bạn dễ bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, đặc biệt mắc các bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa. Ảnh: Aarp.
Khả năng lành vết thương chậm: Vết thương không lành hẳn sau chấn thương hoặc phẫu thuật có thể liên quan đến lượng vitamin A thấp. Điều này do vitamin A thúc đẩy việc tạo ra collagen, thành phần quan trọng cho làn da khỏe mạnh. Ảnh: Medindia.
Mụn trứng cá: Có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của da và ngừa viêm, vitamin A có thể chống lại hoặc điều trị mụn trứng cá. Thiếu hụt vitamin A sẽ khiến da bị khô, tăng tiết dầu, dẫn đến hình thành mụn trứng cá. Ảnh: Hindustantimes.
Nếu không muốn mắc bệnh tim sớm bạn nên ít động đũa vào 7 loại thức ăn này Có những thực phẩm có thể làm tăng rủi ro mắc bệnh tim. Bạn nên hạn chế những loại thực phẩm sau đây nếu muốn giữ cho tim khỏe mạnh. 1. Bánh mì kẹp thịt PGS.TS Regina Druz, Khoa tim mạch tại Đại học Hofstra, Trưởng khoa tim mạch tại Bệnh viện St. John Episcopal ở thành phố New York, Mỹ cho rằng...