Những quán chè mở qua nửa đêm ở Sài Gòn
Người thèm ăn ngọt lúc 23h trở đi có thể ghé quán chè đèn dầu của ông bà Tư hay chè ‘ma’ bên cạnh chợ Đại Quang Minh.
Chè đèn dầu
Quán chè mở bán từ năm 1976. Chủ là vợ chồng ông bà Nguyễn Thị Tư. Cứ khoảng 20h – 21h mỗi ngày, người dân sống quanh khu vực hẻm 504, đường Nguyễn Kiệm lại thấy bóng dáng quen thuộc của ông bà dọn hàng.
Gọi là quán nhưng không gian “chè đèn dầu” của ông bà Tư chỉ có một tấm gỗ được kê làm bàn đặt các vật dụng và vài chiếc ghế nhựa cho khách. Dù không gian nhỏ và nằm trên vỉa hè, quán lúc nào cũng tấp nập khách, đông nhất là vào giữa khuya.
Góc chè của ông bà Tư thường hết sớm nhưng cũng có hôm bán đến 1-2h sáng. Dẫu quán được nhiều người biết đến, ông bà Tư vẫn chưa từng nghĩ sẽ nâng giá. Mỗi chén chè ăn tại chỗ hay mang đi đều có giá 5.000 đồng.
Chè “ma”
Nằm trên đường Trần Hưng Đạo B, bên cạnh chợ Đại Quang Minh ở quận 5, quán chè gốc Hoa nằm lọt thỏm trong khoảng không gian trống trước trạm biến áp cũ thời Pháp. Càng về đêm, khách đến càng đông. Nhiều người đặt tên cho quán là “chè ma” vì thường bán đến tận khuya dưới ánh đèn đường yếu ớt.
Video đang HOT
Quán hiện tại bán tới 20 món chè có hương vị đậm chất Hoa như chè hạt sen, đậu xanh, đậu đỏ, đậu phộng, mè đen, nhãn nhục, bạch quả, củ năng, sâm bổ lượng, quy linh cao, hột gà chưng (như bánh flan), hột gà trà đen, đu đủ tiềm… phục vụ nóng lạnh tùy nhu cầu.
Quán mở bán từ 16h tới nửa đêm. Mỗi phần chè có giá khoảng 15.000 đồng. Khách đến ăn tại chỗ phải gửi xe ở phía đối diện, giá 6.000 đồng một lượt.
Khi thành phố lên đèn cũng là lúc xe chè này mở cửa, từ khoảng 19h đến nửa đêm. Quán nằm trên con đường Nguyễn Thái Bình, quận 1. Bạn sẽ dễ dàng nhận ra chỗ này khi tìm đường nhờ chiếc xe bày hàng chục món chè bắt mắt. Chủ quán gốc Hoa mở cửa buôn bán từ năm 1958. Vì vậy, đây cũng là một trong những xe chè Tàu lâu năm nhất ở Sài Gòn.
Xe chè bán đủ các loại từ quen thuộc như đậu xanh, rong biển, hạt sen, củ năng cho đến các món chè đặc trưng của người Hoa như chè hột gà ngâm trà, và nổi tiếng nhất không thể bỏ qua món hạnh nhân. Giá trung bình cho một ly chè ở quán khoảng 20.000 đồng, tùy mỗi loại. Ly chè thập cẩm có giá 35.000 đồng
Chè, sinh tố Thành Thái
Quán nhỏ nằm trên đường Thành Thái, quận 10 là một trong những địa điểm thu hút đông các bạn trẻ mỗi tối. Quán bắt đầu mở cửa từ xế chiều và đóng cửa vào khoảng 2h sáng hôm sau. Đến đây, bạn sẽ thoả sức lựa chọn các món khác nhau nhờ thực đơn đa dạng, từ các loại chè cho đến sinh tố, trái cây đĩa, bánh flan…
Trái cây ở quán luôn được nhập mỗi ngày nên luôn tươi mới. Chè được nhiều khách đánh giá không quá ngọt. Buổi tối quán thường xuyên đông khách và thiếu chỗ ngồi. Giá các món ăn tại đây dao động trong khoảng 20.000 – 40.000 đồng.
Theo Vnexpress
Tiệm chè 6 thập kỷ gợi ký ức Sài Gòn xưa
Những miếng bánh dân dã đặt trên chiếc bàn gỗ lồng kính khiến thực khách như quay về quá khứ.
Hơn nửa thế kỷ trôi qua, quán chè Hiển Khánh vẫn nằm trong căn nhà cũ trên đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3. Tấm biển hiệu thu hút ánh nhìn của người qua đường với kiểu chữ cổ điển.
Bà Nguyễn Thị Nguyệt Minh, chủ quán, cho biết tiệm chè do thân sinh mở cách đây khoảng 60 năm. "Hồi đó, chè thạch là món được lòng nhiều người, chủ yếu là các em học sinh. Hiện món ăn này vẫn được chúng tôi duy trì công thức mà không thay đổi bất cứ nguyên liệu nào", chủ quán nói.
Quầy hàng được đặt ở ngay lối vào. Ảnh: Di Vỹ.
Theo bà Minh, Hiển Khánh là tên một ngôi làng ở Nam Định, quê hương của ông Quý Quyền và Trần Nghệ, hai chủ đầu tiên của quán. "Vì muốn ghi nhớ quê hương sau khi vào Nam sinh sống, cha tôi và người bạn đã lấy tên làng để đặt cho quán", bà kể.
60 năm trước, quán có cơ sở đầu tiên ở khu Đa Kao, quận 1. Đến năm 1965, chủ quán mở thêm một chi nhánh khác ở địa chỉ hiện tại. Tuy nhiên, quán ở khu Đa Kao ngày nay đã không còn.
Việc buôn bán của quán hiện do con gái bà Minh - chị Quyên Quyên cùng vài nhân viên phụ trách. Địa chỉ này chỉ mở cửa đón khách vào khung giờ nhất định, 9h đến 12h30 và 14h30 đến 22h.
Suất chè ở quán có giá trung bình 20.000 đồng. Ảnh: Di Vỹ.
Bánh đậu xanh, đậu phộng, hay bánh bông lan, bánh ít, bánh su sê... lúc nào cũng được đặt sẵn trên bàn để "mời" khách. Những thức quà quê này được chủ đặt từ xưởng quen ở xa để đảm bảo hương vị đặc trưng. Mỗi chiếc bánh có giá vài nghìn đồng, tính tiền nếu khách ăn.
Chè thạch trắng có giá 18.000 đồng nằm ngay đầu thực đơn, như gợi ý "đặc sản" cho người lần đầu ghé quán nên thử. Sợi thạch mềm, dai và ngọt. Nước đường được nấu cùng hoa nhài nên có hương thơm dễ chịu. Trong quán còn đề những bài thơ do hai ông chủ sáng tác, nói về chè đậu xanh thạch trắng mê hoặc thực khách từ hàng thập kỷ trước.
Quán có gần 20 món cho thực khách lựa chọn, giá mỗi chén chè trung bình 20.000 đồng. Khách có thể mua mang về.
Ở Hiển Khánh, người ta không chỉ tìm thấy những chén chè giải nhiệt ngày hè oi nóng, mà còn thấy hình ảnh một Sài Gòn xưa ở căn nhà nhỏ thân thuộc trong ký ức của nhiều người. Đó là những bộ ghế thấp, bàn trải bạt nhựa in hoa văn và lồng kính. Đây là kiểu hàng quán miền Nam dùng xuyên suốt từ trước 1975 đến những năm 90.
Bà Minh cho biết, muốn thực khách có cơ hội ngồi thưởng thức món ăn trong không gian như ngày xưa nên bà không thay đổi bàn ghế hay trang trí lại không gian.
Không gian quán gồm hơn 10 bộ bàn ghế. Ảnh: Di Vỹ.
Theo Vnexpress
Chè ma, chè chảnh: không hiểu vì sao mà mấy tiệm chè Sài Gòn có tên nghe ngộ quá chừng Những cái tên mới nghe thì giật mình, nhưng hoá ra lại là "thương hiệu" đắt giá đối với nhiều thế hệ người Sài Gòn đấy. Thông thường khi mở quán ăn hoặc một loại hình kinh doanh nào đó, tên quán là một trong số những điểm mà người ta chăm chút nhất, bởi nó sẽ trở thành một phần "nhân dạng"...