Những người nào dễ trở thành “siêu lây truyền” virus corona?
4 ca nhiễm virus corona mới được chẩn đoán ở Anh đều có liên quan với một người đàn ông được mệnh danh là “siêu lây truyền”.
Người đàn ông bán xăng tuổi trung niên bị nhiễm trùng khi đang đi công tác ở Singapore, được cho là đã lây truyền bệnh sang cho ít nhất 11 người.
Ông đã ở trong một căn nhà gỗ với bạn bè trong khu nghỉ dưỡng trượt tuyết Les Contamines-Montjoie của Pháp và bệnh đã được chẩn đoán ở cả Pháp và Anh.
Các nhà khoa học cho biết người đàn ông này dễ lây truyền bệnh như vậy vì các triệu chứng rất nhẹ đến mức ông ta không chú ý đến chúng, vì ông ta giao tiếp xã hội nhiều hơn bình thường hoặc vì ông ta mang lượng virus trong cơ thể cao hơn so với bình thường.
Những người “siêu lây truyền” đã tồn tại trong suốt lịch sử, với nữ đầu bếp người Ailen “ Typhoid Mary” là một trong những người nổi tiếng nhất, vì đã truyền bệnh thương hàn mà bản thân không bị bệnh.
Và có khả năng còn nhiều trường hợp tương tự trong vụ dịch coronavirus đang diễn ra ở Trung Quốc.
Mary Mallon, có biệt danh là “Typhoid Mary”, được chụp ảnh (bên phải) với một y tá tại một trong những bệnh viện nơi bà ta bị giữ. Mallon được cho là người đầu tiên ở Mỹ mang vi khuẩn thương hàn nhưng không phát bệnh và do đó đã truyền bệnh cho hơn 50 người trong suốt cuộc đời của mình
Video đang HOT
Một doanh nhân người Anh đã lây truyền virus corona sang cho ít nhất 11 người sau khi bị nhiễm ở Singapore và đi thăm bạn bè ở Pháp và Brighton
Trong khi dịch virus corona đang chứng kiến mỗi bệnh nhân lây sang cho từ hai đến ba người trước khi được cách ly và hồi phục, thì một số người có thể lây bệnh cho nhiều người hơn.
Các nhà khoa học đã thừa nhận một số người có thể là “siêu lây truyền”.
Điều này có nghĩa là họ lây bệnh cho nhiều người hơn trước khi nhận ra mình bị bệnh hoặc trước khi ngừng lây truyền.
Những người này đặc biệt nguy hiểm vì họ không biết mình bị bệnh nên khó có khả năng thay đổi hành vi để tránh lây truyền.
Một ví dụ nổi tiếng là Mary Mallon, biệt danh “Typhoid Mary”, một nữ đầu bếp làm việc ở New York vào cuối những năm 1800 và đầu những năm 1900. Mary là một trong những người đầu tiên mang vi khuẩn gây bệnh thương hàn nhưng không phát bệnh.
Do không biết mình bị nhiễm, Mary được cho là đã truyền bệnh cho 51 người, ba người trong số đó đã chết vì bệnh, và gây ra ổ dịch ảnh hưởng đến khoảng 3.000 người ở thành phố New York.Và vì không có gì cụ thể có thể được thực hiện để ngăn chặn những sự kiện siêu lan truyền này, chúng vẫn xảy ra cho đến ngày hôm nay.
Trong vụ dịch Ebola ở Tây Phi từ năm 2013 đến 2016, chỉ có 3% bệnh nhân được cho là chịu trách nhiệm cho hơn một nửa trong số 28.000 ca bệnh.
Không nhất thiết phải là một kiểu người nào đó mới có khả năng trở thành “ người siêu lây truyền”. Đó có thể là do nơi họ sống hoặc công việc của họ khiến nhiều người gặp rủi ro hơn – ví dụ như một người nào đó đó sống trong khu dân cư đông đúc hoặc một hộ gia đình lớn, hoặc làm việc như một thành viên của phi hành đoàn hoặc kiểm tra siêu thị.Và những người có vệ sinh cá nhân kém hơn có thể dễ trở thành “siêu lây truyền” hơn.”
Trẻ em rất dễ như vậy. Đó là lý do tại sao việc đóng cửa các trường học có thể là một biện pháp tốt”, BS John Edmunds, Trường Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London, nói.Và có thể cơ thể của một số người giải phóng lượng virus cao hơn bình thường – một quá trình được gọi là “gieo rắc” – khiến bệnh dễ lây lan hơn không phải do lỗi của họ.
Cẩm Tú
Theo DM/dantri
TP HCM không còn ca nghi nhiễm virus corona
29 người nghi nhiễm nCoV phải cách ly ở bệnh viện những ngày qua, hôm nay đều có kết quả xét nghiệm âm tính, thành phố không còn ca nghi nhiễm.
Theo đại diện Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM, trong số những người phải cách ly do tiếp xúc gần với bệnh nhân corona, có một em bé 5 tuổi. Bé sốt ngày 9/2, nay sức khỏe đã ổn định, kết quả xét nghiệm âm tính với nCoV. Bé từng tiếp xúc với bệnh nhân Việt kiều Mỹ 73 tuổi, người sau đó được xác định nhiễm nCoV và có tiền sử quá cảnh 2 giờ ở sân bay Vũ Hán trên đường bay từ Mỹ về TP HCM.
Đến chiều 11/2, thành phố không còn ca nghi nhiễm mới nào. Theo Bộ Y tế, trường hợp nghi nhiễm nCoV là người sốt hoặc có các triệu chứng viêm hô hấp, khởi phát trong vòng 14 ngày sau khi tiếp xúc với bệnh nhân hay người đi về từ vùng dịch.
Sở Y tế TP HCM ghi nhận còn 39 người tiếp xúc gần với các bệnh nhân viêm phổi corona nhưng không xuất hiện triệu chứng, đang được theo dõi sức khỏe tại nhà cho đủ 14 ngày.
Thành phố tiếp tục tổ chức theo dõi, quản lý người nhập cảnh, kiểm tra việc triển khai các cơ sở cách ly kiểm dịch tại cộng đồng.
Khu vực cách ly bệnh nhân tại Bệnh viện dã chiến đầu tiên TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần.
Tại Hà Tĩnh, phượt thủ Trung Quốc Zhou Jie 25 tuổi bị cách ly tại bệnh viện đa khoa tỉnh được xác định âm tính với nCoV và các loại virus cúm khác. Sáng 11/2, anh xuất viện, tiếp tục hành trình phượt. Trước đó Zhou Jie đạp xe từ Trung Quốc vào Việt Nam qua cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) hôm 30/1, dự kiến điểm cuối của hành tình là TP HCM, được yêu cầu cách ly khi đến Hà Tĩnh thuê phòng nghỉ.
Tính đến ngày 11/2, Hà Tĩnh có 14 trường hợp nghi ngờ nhiễm nCoV được lấy mẫu xét nghiệm, cách ly và theo dõi, kết quả đều âm tính. Hiện 12 người đã xuất viện, 2 người ra khỏi khu cách ly, được theo dõi tại Bệnh viện Đa khoa thị xã Kỳ Anh, sức khỏe hồi phục, không còn sốt và ho.
Tại Hải Phòng, 28 trường hợp nghi nghiễm virus corona, trong đó có 2 người nước ngoài, đều có kết quả âm tính nCoV. Đây là tỉnh có nhiều người Trung Quốc sinh sống và làm việc.
Ngày 10/2, thêm 120 người lao động Trung Quốc trở lại làm việc được cách ly 14 ngày tại cơ sở 2 bệnh viện Việt Tiệp. Trước đó ngày 7/2, Hải Phòng đã cách ly 311 người lao động Trung Quốc.
Lê Phương - Đức Hùng - Giang Chinh
Theo VNE
Đà Nẵng cho xuất viện 10 bệnh nhân nghi nhiễm nCoV Chiều 11/2, Bệnh viện Phổi Đà Nẵng cho xuất viện 10 trường hợp người Việt Nam nghi ngờ mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV. Chiều 11/2, Sở Y tế TP Đà Nẵng thông tin, vừa tiến hành cách ly tập trung 1 hành khách Việt Nam khi nhập cảnh vào Đà Nẵng dù người này không có biểu hiện sức...