Những người Mỹ khó xử sau khi tiêm vaccine Covid-19
Dù đã được tiêm vaccine Covid-19, nhiều người Mỹ vẫn băn khoăn với câu hỏi nên làm gì tiếp theo hay hành động nào được cho là an toàn.
Không lâu sau khi Marc Wilson tiêm mũi vaccine Covid-19 thứ hai, ông liền lên kế hoạch tiếp tục những thú vui trước đại dịch của mình, một trong số đó là bơi lội cùng bạn bè. Nhưng hầu hết các hoạt động ông muốn tham gia trở lại đều bị hạn chế và các nhà khoa học liên tục cảnh báo về những biến chủng virus mới.
“Tôi chắc chắn có thể mở rộng danh sách những việc muốn làm, nhưng vẫn phải cẩn trọng”, Wilson, 70 tuổi, một kế toán về hưu ở Norman, Oklahoma, nói. “Khi bác sĩ bảo bạn rằng ‘nếu ông mắc Covid, ông sẽ chết’, điều đó chắc chắn khiến bạn bận tâm”. Wilson có nhiều bệnh lý nền, bao gồm cả tiểu đường.
Marc Wilson, 70 tuổi, nhân viên kế toán về hưu đến từ Norman, Oklahoma. Ảnh: Washington Post.
Tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia dịch tễ học hàng đầu Mỹ, khuyến cáo rằng vaccine Covid-19 “không phải tấm vé thông hành”. Giờ đây, chưa kịp vui mừng sau khi tiêm xong hai mũi vaccine, nhiều người lại phải đối diện với nỗi trăn trở mới, các câu hỏi mới: “Tôi có thể làm những việc gì một cách an toàn? Tôi có thể đi đâu? Liệu tôi có nên tiếp xúc với những người chưa được tiêm chủng không?”.
Thậm chí các chuyên gia cũng còn vô số khúc mắc chưa thể thống nhất. Ví dụ, họ chưa rõ liệu những người đã tiêm chủng có thể bị nhiễm virus mà không biểu hiện triệu chứng rồi sau đó truyền cho người khác không. Vì thế, họ kêu gọi mọi người vẫn tiếp tục đeo khẩu trang và thực hiện nghiêm túc việc giữ khoảng cách ngay cả khi đã tiêm phòng. Các nhà khoa học cũng đang chạy đua để xác định mức độ bảo vệ của vaccine trước những biến chủng mới đến đâu.
Những dữ liệu ban đầu cho thấy các loại vaccine hiện nay dường như kém hiệu quả hơn đối với biến chủng được phát hiện lần đầu ở Nam Phi và đã xâm nhập vào Mỹ.
Robert Wachter, 64 tuổi, trưởng khoa y tại Đại học California ở San Francisco, mới đây đã được tiêm mũi vaccine Covid-19 thứ hai. Wachter cho biết so với trước lúc tiêm chủng, ông cảm thấy thoải mái hơn khi làm một số việc như đi khám răng hay cắt tóc. Dù vậy, Wachter vẫn phải rất cẩn thận để tránh làm bất cứ điều gì có thể gây tăng nguy cơ lây nhiễm cho vợ, do bà chưa được tiêm vaccine. Ông từ chối dùng bữa trong nhà với những người bên ngoài gia đình, ngay cả khi họ đã được tiêm chủng.
Video đang HOT
Jan Solomon, 69 tuổi, và chồng, 72 tuổi, nằm trong nhóm nguy cơ cao và đã được tiêm vaccine. Tuy nhiên, họ vẫn quyết định đeo khẩu trang, không đến nhà hàng và giữ khoảng cách nhằm tránh mọi nguy cơ cho người con trai 35 tuổi hiện sống cùng họ ở Washington.
Theo các chuyên gia y tế công cộng, những người được tiêm chủng có thể tận hưởng cuộc sống tự do hơn một chút, song hành vi sẽ không thay đổi nhiều. Bên cạnh mối lo ngại những người được tiêm chủng có thể trở thành nguồn mang virus, chuyên gia còn lưu ý rằng một lượng nhỏ người đã tiêm vẫn có thể nhiễm nCoV, dù khả năng nhập viện hay tử vong không cao.
Barry MacKichan, nhà phát triển phần mềm 76 tuổi ở Hillsborough, Bắc Carolina, đang háo hức quay trở lại thú vui chụp ảnh thiên nhiên ở những nơi khác ngoài sân sau nhà ông. MacKichan cũng hy vọng con gái và ba cháu ông, hiện sống ở New Zealand, có thể đến thăm vào mùa hè này như truyền thống gia đình lâu nay. Song phải đến tháng 7 có lẽ mong ước của ông mới trở thành hiện thực, khi bọn trẻ được tiêm vaccine.
Trong thời gian chờ đợi, MacKichan và vợ quyết định vẫn đeo khẩu trang “nhằm cổ vũ tinh thần cho những người khác”.
Angela Rasmussen, nhà virus học tại Trung tâm An ninh và Khoa học Y tế Toàn cầu thuộc Đại học Georgetown, Mỹ, hoan nghênh thái độ này của ông bà MacKichan.
Rasmussen lo ngại rằng nếu những người đã được tiêm vaccine không tiếp tục đeo khẩu trang, Mỹ sẽ trở thành một xã hội hai tầng, ở đó, người đã tiêm nói: “Tôi có thể làm bất cứ thứ gì mình muốn”. “Nó tạo ra một hệ thống phân cấp xã hội dựa trên tình trạng miễn dịch và đây chắc chắn là tin xấu”, bà nhấn mạnh.
Dòng người xếp hàng chờ tiêm vaccine tại Paterson, New Jersey, hôm 21/1. Ảnh: AP.
Erin Fusco, 45 tuổi, y tá kiêm trợ lý giáo sư tại Đại học Quinnipiac ở Connecticut, sẽ sớm được tiêm mũi vaccine Covid-19 thứ hai. Bà đã quay trở lại phòng tập gym, đồng thời lên lịch chụp X-quang tuyến vú và nội soi mà Fusco phải hoãn vào năm ngoái.
Nhưng với những hành vi khác, Fusco vẫn chờ đợi nhà chức trách thông báo xem việc làm nào là an toàn.
Katie Clapp, 56 tuổi, có nhiều dự định hơn với các kế hoạch hậu tiêm chủng của mình. Sau khi tiêm mũi vaccine thứ hai, bà muốn mở cửa trở lại lớp dạy cưỡi ngựa cho trẻ em ở Stillwater, Minnesota, ra ngoài ăn tối với bạn bè và thăm đứa cháu mới chào đời ở Malibu, California.
“Tôi rất mong chờ”, Clapp nói. Nhưng bà đang khá lo lắng khi các biến chủng mới xuất hiện. “Nếu biến chủng khiến vaccine kém hiệu quả hơn so với mức 95%, điều đó có nghĩa gì?”, bà đặt câu hỏi. “Từ 95% xuống còn bao nhiêu?”.
Giới chuyên gia hy vọng câu trả lời cho câu hỏi trên cũng như những khúc mắc khác của công chúng sẽ có sau vài tháng nữa, khi chính phủ và các nhà sản xuất xem xét kỹ lưỡng hơn tác động của vaccine đối với biến chủng nCoV.
Tiến sĩ Fauci cho biết chính phủ và các nhà sản xuất đang cố gắng đưa ra những phiên bản vaccine mới để đề phòng. Trong thời gian đó, ông khẳng định bản thân vẫn sẽ tiếp tục đeo khẩu trang và thực hiện các biện pháp phòng ngừa khác dù đã được tiêm vaccine.
10 người chết sau tiêm vaccine Pfizer
10 người, tuổi từ 79 đến 93, đều có sẵn bệnh lý nền, đã tử vong trong khoảng 4 ngày kể từ sau tiêm vaccine của Pfizer-BioNTech.
Chuyên gia của Viện Paul Ehrlich hôm 14/1 cho biết nguyên nhân tử vong của 10 người có thể do bệnh nền. Thời gian kể từ khi họ tiêm vaccine đến lúc qua đời dao động từ vài giờ đến 4 ngày.
Brigitte Keller-Stanislawski, người đứng đầu bộ phận an toàn dược phẩm và thiết bị y tế, nói: "Các bệnh nhân ở thể trạng cực kỳ tồi tệ, mắc nhiều bệnh nền và được điều trị giảm nhẹ từ trước. Chúng tôi đang nghiên cứu các trường hợp này. Dựa trên dữ liệu hiện tại, có thể họ chết vì bệnh lý sẵn có, vô tình trùng với thời điểm tiêm phòng".
Nhà chức trách đang điều tra nguyên nhân tử vong 10 người, chưa rõ có phải do vaccine hay không, hay chỉ do bệnh lý nền.
Đức khởi động chiến dịch tiêm phòng Covid-19 kể từ cuối tháng 12/2020. Đến nay, 842.000 người đã được tiêm vaccine. Đối tượng ưu tiên là người trên 80 tuổi, người già, nhân viên y tế tuyến đầu và nhân viên tại viện dưỡng lão.
Viện Paul Ehrlich cũng báo cáo 6 trường hợp sốc phản vệ sau tiêm vaccine. Đến nay, Đức ghi nhận 51 ca dị ứng nghiêm trọng và 325 người có phản ứng phụ thường gặp sau tiêm.
Bà Keller-Stanislawski cho biết những kết quả này nằm trong dự đoán, tương đồng với thống kê tiêm chủng của Mỹ.
Một lọ đựng vaccine của Pfizer được sử dụng tại Đức. Ảnh: Reuters
Hôm 4/1, bác sĩ người Mỹ Gregory Michael đã qua đời, 16 ngày sau tiêm vaccine Pfizer-BioNTech, vì xuất huyết não và đột quỵ. Hôm 12/1, Pfizer cho biết hãng đang tích cực điều tra vụ việc, song phản đối ý kiến cho rằng cái chết của bác sĩ Michael liên quan đến vaccine.
Vaccine của Pfizer được điều chế dựa trên phân tử di truyền RNA, có khả năng kích thích tế bào người tạo ra protein virus. Sau đó, hệ miễn dịch tiếp xúc với protein và sinh ra kháng thể, các tế bào miễn dịch nhận biết và tiêu diệt mầm bệnh.
Trong thử nghiệm lâm sàng, hãng báo cáo vaccine không gặp vấn đề về an toàn. Trước khi tiến hành nghiên cứu quy mô lớn, các công ty đã thực hiện các thử nghiệm lâm sàng nhỏ hơn kể từ tháng 5, nhằm phát hiện phản ứng phụ tiềm ẩn. Các nhà khoa học thử nghiệm ít nhất 4 phiên bản vaccine, chọn ra loại có tác dụng phụ nhẹ và trung bình như sốt, mệt mỏi.
Hôm qua là ngày lịch sử của nước Mỹ Đại cử tri trên khắp nước Mỹ ngày 14/12 đã bỏ phiếu xác nhận chiến thắng bầu cử của ông Biden. Cùng ngày hôm đó, vaccine phòng Covid-19 đầu tiên được lưu hành tại Mỹ. Khi các nhà sử học tương lai viết về năm 2020 tại Mỹ, một năm của bệnh tật, chết chóc, xung đột chủng tộc, bạo lực đường phố,...