Những người không nên ăn cải bắp
Cải bắp là loại rau quen thuộc trong mùa đông, bắp cải tuy tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể ăn được.
BSCK2 Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho biết, trong Đông y, cải bắp vị ngọt, tính hàn, không độc, tác dụng hoạt huyết, chỉ huyết, lợi tiểu, thanh phế, thanh nhiệt, trừ đàm thấp, giải độc, sinh tân, chỉ khát, mát dạ dày, bổ tỳ vị.
Bác sĩ Vũ cũng nhấn mạnh, bắp cải không dùng cho người tạng hàn, nếu muốn dùng phải phối hợp với gừng tươi.
Cải bắp chứa hàm lượng nhỏ Goitrin – chất chống ôxy hóa, thế nhưng chính chất này cũng là một trongg những tác nhân gây bướu cổ. Vì vậy, người bị rối loạn tuyến giáp hoặc bướu cổ không ăn bắp cải, sẽ làm tuyến giáp hoặc bướu cổ phù to ra.
Những người suy thận nặng, phải chạy thận nhân tạo cũng không nên ăn bắp cải. Người táo bón, tiểu ít thì không ăn bắp cải sống hoặc dưa bắp cải muối mà phải nấu chín.
Theo bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ, cải bắp được dùng làm thuốc chữa bệnh từ thời thượng cổ ở châu Âu. Người ta đã gọi nó là “thuốc của người nghèo”.
Cải bắp tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng ăn được
Về dinh dưỡng, trong 100g cải bắp cung cấp cho cơ thể 50 calo, canxi, photpho, kali, sắt. Lượng vitamin C trong bắp cải chỉ thua cà chua và nhiều gấp 4,5 lần so với cà rốt, gấp 3,6 lần so với khoai tây, hành tây.
Video đang HOT
Tác dụng chữa bệnh của bắp cải có thể dùng làm thuốc trị giun, đắp ngoài làm thuốc tẩy uế và làm liền sẹo các vết thương, mụn nhọt, các vết thương ác tính, đồng thời là loại thuốc trị sâu bọ tốt (ong, nhện…).
Bắp cải còn được dùng làm thuốc giảm đau trong bệnh thấp khớp, thống phong, đau thần kinh hông (lấy lá cải bắp ủi cho mềm, sau đó đắp lên các phần bị đau); giúp làm sạch đường hô hấp bằng cách dùng đắp (trị viêm họng khàn tiếng), hoặc uống trong (chữa ho, viêm sưng phổi).
Cải bắp cũng là thuốc chống hoại huyết, trị lỵ và là nguồn cung cấp lưu huỳnh cho cơ thể. Nước sắc bắp cải dùng để lọc máu. Đặc biệt cải bắp còn là vị thuốc chống kích thích thần kinh và chứng mất ngủ rất tốt. Những người hay lo âu, học sinh sắp đi thi, người bị suy nhược thần kinh, mệt mỏi liên miên nên dùng cải bắp thường xuyên.
Ăn dứa không đúng cách có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm
Dù trong quả dứa (hay còn gọi là thơm, khóm...) có nhiều chất như: chất xơ, bromelain, photpho, vitamin C, kali, canxi... giúp hỗ trợ tốt tiêu hóa, nhưng nếu sử dụng không đúng cách sẽ gây ra ngộ độc, nguy hiểm đến sức khỏe.
Ngày 22.7, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã ra cảnh báo và lưu ý người dân về việc ăn dứa.
Theo Cục An toàn thực phẩm, dứa chứa một lượng đáng kể chất xơ, giúp tiêu hóa tốt hơn. Nó cũng chứa bromelain được cho là có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa. Điều này rất hữu ích với những người bị suy tuyến tụy, tình trạng tuyến tụy không thể tạo ra đủ các enzyme tiêu hóa mà cơ thể cần.
Dứa có thể gây ngộ độc thực phẩm nếu ăn không đúng cách - Ảnh minh họa
Tuy nhiên, khi ăn dứa cần cắt gọt hết các mắt vì có nguy cơ ngộ độc, gây đầy hơi, khó tiêu, táo bón. Bộ phận này chứa một số nấm như candida, nếu ăn phải rất dễ bị ngộ độc. Ngoài ra, chúng ta cũng không nên ăn quá nhiều dứa vì dễ bị tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, ợ nóng do tiêu thụ quá nhiều vitamin C trong dứa. Thành phần axit trong dứa nếu ăn quá nhiều sẽ gây sâu răng.
Khi ăn nhiều dứa, một số người có thể cảm thấy rát hoặc khó chịu trong miệng, môi hoặc lưỡi. Đây là tác dụng phụ do enzyme bromelain (có nhiều trong lõi và vỏ dứa) gây nên. Hầu hết trường hợp cảm giác đau rát này sẽ tự mất đi sau vài giờ.
Những người đang dùng thuốc kháng sinh, chống đông máu, làm loãng máu, điều trị mất ngủ, chống trầm cảm cũng không nên ăn nhiều dứa. Thành phần enzym bromelain có trong quả dứa có thể kháng tiểu cầu lên máu, làm tăng khả năng chảy máu quá mức.
Ngoài ra, Cục An toàn thực phẩm cũng khuyến cáo người dân không nên ăn dứa cùng thực phẩm như sữa, củ cải, trứng. Nếu ăn dứa kết hợp với sữa và các sản phẩm từ sữa sẽ làm giảm tác dụng dinh dưỡng của sữa. Phản ứng giữa các chất trong dứa với protein trong sữa tạo thành chất khó tiêu, gây đau bụng hoặc tiêu chảy.
Ăn dứa kết hợp với củ cải sẽ gây hiện tượng bốc hỏa, nổi mẩn khắp cơ thể; phá hủy vitamin C, ức chế chức năng tuyến giáp, dễ gây bướu cổ; tăng viêm loét niêm mạc dạ dày, đường ruột, dễ gây nôn nao, khó chịu.
Dứa kết hợp với trứng gây đầy bụng, khó tiêu; đau dạ dày, tiêu chảy; sốt, đau nhức cơ thể. Protein trong trứng và axit trái cây trong dứa kết hợp với nhau sẽ làm protein đông đặc, gây khó chịu.
Theo Cục An toàn thực phẩm, trong quả dứa có men bromelin, là loại enzym có chức năng thủy phân protit, được ứng dụng để trị rất nhiều bệnh khác nhau. Nhưng rất nhiều người dị ứng loại men này. Sau khi ăn dứa từ 15 phút hoặc lâu hơn, bromelin kích thích cơ thể sinh ra các histamin làm xuất hiện các triệu chứng đau quặn bụng từng cơn, có thể lợm giọng, buồn nôn, nổi mề đay, ngứa ngáy khó chịu, môi tê dại, nặng hơn là khó thở.
Những trường hợp này hay gặp và diễn biến nặng ở bệnh nhân có tiền sử cơ địa dị ứng như mề đay, viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng, hen phế quản... Do đó, những người mắc các bệnh dưới đây không nên ăn dứa.
Người bị tiểu đường
Người bị tiểu đường được khuyên không nên ăn dứa. Dứa chứa hàm lượng đường cao, cung cấp nhiều năng lượng, nếu ăn nhiều sẽ có nguy cơ bị thừa cân béo phì. Người mắc bệnh đái tháo đường muốn ăn dứa phải hỏi ý kiến bác sĩ điều trị.
Người huyết áp cao
Bệnh nhân huyết áp cao cũng nên hạn chế ăn dứa. Người tiền sử tăng huyết áp khi dùng nhiều dứa dễ gây hiện tượng nóng bừng mặt, đau đầu, choáng váng... dễ có nguy cơ tăng huyết áp.
Người bị viêm răng, lở loét khoang miệng
Đây cũng là nhóm người nên hạn chế ăn dứa. Chất glucoside trong dứa tác dụng kích thích mạnh với niêm mạc miệng, thực quản, khi ăn quá nhiều còn khiến tê bì ở lưỡi, cổ họng. Người khỏe mạnh cũng không nên ăn nhiều dứa một lúc.
Người bị bệnh dạ dày, viêm loét dạ dày
Người bệnh dạ dày không nên ăn nhiều dứa, chỉ nên ăn một miếng rất nhỏ bởi dứa có chứa nhiều axit hữu cơ và một số enzyme làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày, đường ruột, dễ gây nôn nao, khó chịu.
Người dễ bốc hỏa
Cuối cùng, những người dễ bốc hỏa cũng không nên ăn dứa. Nhiều người sau khi ăn dứa xong khoảng từ 30 phút đến một giờ thấy mệt mỏi, khó chịu, ngứa dữ dội khắp người, ngay sau đó thì cảm thấy nóng bừng và nổi mẩn. Đây là hiện tượng bốc hỏa. Đối với những người đã bị một lần rồi càng phải thận trọng khi ăn dứa, tốt nhất là nên ăn ít để thăm dò.
Phụ nữ mang thai có nên ăn cà tím? Nhiều người cho rằng, cà tím độc cho phụ nữ mang thai. Vậy thực hư thế nào? Người mang thai có nên ăn cà tím không? Cà tím, hay còn gọi là cà dái dê, là một loại rau quả quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày của người Việt. Cà tím không chỉ thơm ngon mà còn chứa nhiều dưỡng chất...