Những người ‘cấm’ ăn ngao
Ngao là món ăn rất được ưa chuộng nhưng trước khi lựa chọn thực phẩm này bạn nên biết nó có thích hợp với sức khỏe của mình hay không.
Ngao là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và dễ dàng kết hợp trong chế biến món ăn hàng ngày. Tuy nhiên, trong gia đình có nhiều người ở những lứa tuổi và bệnh lý khác nhau, liệu có thể cùng sử dụng các món ăn từ ngao hay không?
Không nên ăn nhiều ngao đối với những người có bệnh gút hoặc tiền sử bệnh gút.
Người bị bệnh gút
Ngao là một loại thực phẩm có hàm lượng đạm cao, do đó ngao cũng là loại có thành phần purin cao. Chất Purin trong cơ thễ sẽ được phân giải thành axit uric – nguyên nhân chính gây ra bệnh gút. Vì thế người ta khuyến nghị không nên ăn nhiều ngao đối với những người có bệnh gút hoặc tiền sử bệnh gút.
Những người đau dạ dày
Ngao là loại thực phẩm có tính lạnh, không tốt với những người bị đau dạ dày. Nếu vẫn muốn ăn ngao, khi dùng nên ăn thêm 1 ít gừng tươi để điều hòa.
Những người bị cảm lạnh
Video đang HOT
Cảm lạnh là bệnh phổ biến nhất trong mùa đông xuân do khí lạnh gây ra. Một người có thể bị cảm lạnh 200 lần, đây là con số tạm tính nếu người đó sống đến tuổi 75, đối với trẻ em thì mỗi năm có thể bị từ 4-8 lần và trẻ thường bị cảm lạnh nhiều hơn người cao tuổi là những người đã tiếp xúc với hầu hết các virus gây cảm lạnh thông thường. Ngao tính hàn, nên người bị cảm lạnh kỵ ăn.
Những người mắc bệnh thận
Ngao có tính lạnh và vị mặn nên những người mắc bệnh thận, ăn kém chậm tiêu không nên ăn ngao.
Những điều chú ý khi ăn hải sản
- Không ăn hải sản đã chết: Với những hải sản có vỏ như ngao, sò huyết, hàu, tu hài, ốc… nếu ăn phải những con chết sẽ gây dị ứng, vi khuẩn khi vào cơ thể sản sinh chất độc, trong khi acid béo không bão hòa chứa bên trong có thể dễ dàng bị oxy hóa.
- Không ăn hải sản cùng trái cây: Cá, tôm, cua và các hải sản khác rất giàu protein và canxi, trong khi các loại trái cây chứa nhiều tannin, nên nếu ăn hoa quả sau khi ăn đồ hải sản không chỉ ảnh hưởng đến sự hấp thụ protein, canxi của cơ thể, mà còn gây ra đau bụng, buồn nôn, ói mửa và các triệu chứng khác. Tốt nhất, hai thực phẩm này nên ăn cách nhau 2 giờ.
- Không nên uống nhiều bia cùng hải sản: Tôm, cua, ghẹ và các loại hải sản khác kết hợp với men bia dễ làm tăng hàm lượng acid uric, đây là nguyên nhân gây bệnh gout, bệnh sỏi thận…
Theo Khoevadep
Khi cơ thể 'khó ở', dùng và tránh thực phẩm nào?
Khi bị ốm, mệt mỏi, bạn thường cảm thấy chán ăn năng lượng bị hao hụt nhiều. Tuy nhiên, khi cơ thể "khó ở", không phải thực phẩm nào cũng tốt.
Thực phẩm nên ăn khi ốm
Súp hầm xương - được coi là thực phẩm chữa bách bệnh. Xương gà hầm kỹ sẽ cô đọng rất nhiều chất dinh dưỡng như magie, phốt pho và các khoáng chất vi lượng... bổ sung khi cơ thể đang phải chiến đấu với bệnh tật.
Trà nóng - là loại đồ uống nóng giúp làm giảm bớt nghẹt mũi và làm dịu cổ họng bị đau.
Mật ong - với bệnh về đường hô hấp, mật ong nguyên chất giúp ức chế cơn ho, ăn ngon miệng hơn.
Bưởi, cam, chanh - 3 loại quả này là "lò" chất bổ, đặc biệt là vitamin C. Thời tiết giao mùa, cơ thể dễ bị cảm lạnh, một cốc nước ép bưởi, cam hoặc chanh mỗi ngày sẽ giúp tăng sức đề kháng, đẩy lùi bệnh tật.
Thực phẩm cay - dù không tốt cho người bị đau dạ dày nhưng nếu xoang của bạn đang co vân đê, thực phẩm nhiều gia vị cay nóng có tác dụng như một loại thuốc thông mũi tự nhiên tuyệt vời.
Tỏi - được coi là loại thực phẩm có tác dụng chống khuẩn giúp tăng khả năng miễn dịch và tăng các enzym giúp giải độc máu. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, tỏi không chỉ giúp tránh bị cảm lạnh mà còn rút ngắn thời gian và giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Chuối - cung câp đây đu kali và giúp bổ sung chất điện giải bị mất khi đổ mồ hôi, tuy nhiên, ăn chuối khi đói sẽ ảnh hưởng tới dạ dày.
Trứng - ăn quá nhiều sẽ tăng Cholesterol nhưng protein trong trứng giúp ổn định lượng đường huyết và Cystine giúp loại bỏ chất độc.
Gừng - uống trà gừng hoặc nhai keo gừng có thể giam buồn nôn.
Bánh quy giòn và bánh mì nướng - các loại bánh quy và bánh mì không muối hoặc ít muối rất dễ tiêu hóa đối với dạ dày. Những thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao có tác dụng ổn định hệ tiêu hóa (đặc biệt có ích sau khi bị nôn mửa).
Thực phẩm cần tránh
Bởi vì cơ thể dễ bị tổn thương hơn trong thời gian bị ốm nên tốt nhất nên tránh bất kì loại đồ ăn nào gây ra quá nhiều áp lực cho cơ thể, trong đó lưu ý danh sách dưới đây:
Nước lạnh - khi bị sốt, nếu uống quá nhiều nước lạnh, thân nhiệt sẽ không giảm mà còn sốt cao hơn. Đặc biệt trong trường hợp bị sốt do bệnh truyền nhiễm, chức năng của đường tiêu hóa bị giảm sút thì việc uống nước quá lạnh cũng sẽ rất nguy hiểm.
Rượu, bia - nếu bạn đang bị ốm sốt mà vẫn nạp vào rượu bia thì sẽ khiến cơ thể thêm mệt mỏi và lâu khỏi bệnh hơn vì chúng là "thủ phạm" khiến bạn khó ngủ, ngủ không ngon.
Thực phẩm khó tiêu - khi sốt, bộ máy tiêu hóa không khỏe như bình thường, trong khi đó cá loại thịt màu đỏ, cá, tôm, cua, sò, hên, các loại thịt khác có chứa hàm lượng cholesterol cao sẽ gây khó tiêu.
Các loại thực phẩm, đồ uống nhiều đường - khi bị sốt, bạn không nên uống nước soda hay bất kỳ loại nước ép trái cây nguyên chất nào như nước cam, dưa hấu... Ngay cả mật ong và các loại đường tự nhiên khác, cũng phải nói không. Bởi vì khi đường vào cơ thể, các tế bào bạch cầu sẽ diệt khuẩn chậm chạp hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên tiếp tục hỗ trợ hệ miễn dịch bằng cách giảm lượng caffeine và ngừng hút thuốc thời điểm này.
Đồ ăn từ bơ sữa - sữa có thể khiến chất nhầy đường mũi, họng dày đặc hơn, vì vậy nếu điều đó làm bạn khó chịu thì tốt hơn là tránh uống sữa khi bị ốm.
Theo Anninhthudo
4 loại thực phẩm bạn nên ăn mỗi ngày để có sức khỏe tốt Hãy cố gắng kết hợp những thực phẩm lành mạnh trong những bữa ăn hàng ngày của bạn. Một thói quen ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn khỏe mạnh hơn rất nhiều. Thực phẩm là thứ rất quan trọng cho sự tồn tại của con người. Nó cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cho một cơ thể khỏe mạnh. Các...