Những món ngon chỉ có vào mùa đông ở Lào Cai được du khách ưa thích
Lào Cai là một trong những địa danh thu hút khách du lịch bậc nhất Việt Nam, bốn mùa đều có những đặc trưng riêng, đặc biệt vào mùa đông lạnh giá cùng thưởng thức những món ăn đặc sản có một không hai tại vùng cao Lào Cai.
Lẩu cá tầm – cá hồi: đây là món đặc sản đặc trưng ở Sa Pa – Lào Cai, nhờ khí hậu mát lạnh và nguồn nước sạch từ khe núi, cá tầm, cá hồi được nuôi nhiều ở Sa Pa (Lào Cai). Thịt cá tầm Sa Pa có màu hồng, chắc thịt, thơm ngon. Cá tầm, cá hồi thường được chế biến thành nhiều món, trong đó phổ biến nhất là lẩu cá. Ngoài thịt phi lê, đồ nhúng không thể thiếu các loại rau cải, su su, thì là…
Cá tầm Sa Pa
Thắng cố: Mùa đông đến Lào Cai du khách đừng bỏ qua món ăn cực kỳ hấp dẫn – Thắng cố. Thắng cố được nấu khá đơn giản với 12 thứ gia vị truyền thống bao gồm thảo quả, hoa hồi, quế chi, sả, gừng, và nhiều loại gia vị đặc biệt khác của dân tộc vùng cao. Trong đó, cây thắng cố chính là loại gia vị cuối cùng. Thịt và nội tạng con vật được rửa sạch, luộc chín, ướp trước với các loại gia vị, sau đó thả vào nồi nước dùng có xương ngựa, nội tạng, tiết và 12 loại gia vị kể trên đã được đun sôi, rồi cứ thế ninh nhừ cho ngấm đẫm gia vị. Khi ăn, người thưởng thức có thể thêm một chút ớt, tiêu hoặc muối.
Thắng cố có thể ăn cùng với mèn mén, bánh ngô nướng và đặc biệt, đừng bỏ qua rượu ngô thơm lừng. Ăn thắng cố phải nhâm nhi với rượu ngô Bắc Hà hoặc rượu San Lùng, Thóc Thanh Kim… thứ rượu nồng ấm, thơm phức, được kết tinh từ tinh hoa của núi rừng. Trong không khí se lạnh của Sa Pa, thực khách sẽ vừa xuýt xoa trước nồi lẩu thắng cố đậm tình dân tộc, vừa tận hưởng vị cay tê nơi đầu lưỡi của rượu vùng cao để mà thấy yêu hơn vùng núi rừng Tây Bắc thơ mộng này.
Đồ nướng Sa Pa: Và với tiết trời lành lạnh nơi vùng núi cao khi vào hè hay những ngày giá buốt đông về thì những xiên nướng với hương thơm nức mũi sẽ xua tan cái lạnh bên ngoài và lấp đầy dạ dày của bạn ngay. Từ những nguyên liệu quen thuộc và sẵn có người dân nơi đây đã tạo nên những món nướng đậm chất Sa Pa. Món thịt cuốn cải mèo hay thịt cuốn nấm nướng, chân gà nướng, cơm lam… đều là những món ăn quen thuộc nơi đây.
Bạn chẳng thể nào biết được mùi
Video đang HOT
Top 5 món ăn đặc sản Lào Cai mang đậm hương vị núi rừng
Lào Cai được biết đến là một địa phương có rất nhiều những thắng cảnh đẹp, những địa danh du lịch hấp dẫn, những nét văn hóa truyền thống độc đáo và nhất là có rất rất nhiều đặc sản nức tiếng xa gần. Vậy nếu du lịch Sapa , bạn nên ăn gì để không phải hối tiếc cho chuyến đi? Hãy xem các gợi ý dưới đây nhé.
Cá hồi vân
Cá hồi vân là loài cá hồi được nuôi chủ yếu ở Sapa và là món ăn được du khách nhiệt tình săn đón khi tới đây. Cá hồi Sapa ăn ngon không thua kém so với bất cứ loại cá hồi nào được nhập khẩu vào Việt Nam.
Ảnh minh họa
Cá hồi vân có thịt chắc, thớ săn, không có mỡ, màu hồng tươi, mềm và béo ngọt rất thích hợp để chế biến thành nhiều món khác nhau như salad cá hồi sốt tiêu xanh, sashimi, chiên xù, hấp, nấu cari... nhưng hấp dẫn nhất là vẫn là món lẩu cá hồi. Trong tiết trời lạnh của Sapa, được ngồi thưởng thức một nồi lẩu cá hồi nóng hổi, thơm phức cùng rất nhiều loại rau tươi ngon của vùng đất xứ lạnh này thì còn gì tuyệt vời hơn phải không nào?
Thắng cố
Ảnh minh họa
Dân du lịch thường ghé tai nhau câu "Đến Sapa mà chưa thử Thắng cố thì không được về". Thắng cố là món ăn truyền thống của người Mông. Thắng cố tiếng dân tộc nghĩa là một nồi canh gồm thịt trâu, bò và nội tạng ngựa, xương hầm và gia vị các loại, ăn kèm với các loại rau nhúng cải mèo, ngồng su hào, cải lẩu. Điểm đặc biệt làm nên món ăn nổi tiếng này chính là ở vị đắng thanh của dịch lòng non ngựa.
Không gì thú vị bằng một ngày se lạnh ngồi bên chảo thắng cố sôi sùng sục, vừa ăn vừa nhâm nhi chén rượu ngô thưởng thức hương vị đặc biệt, vừa ngọt lừ, béo ngậy, vừa đậm đà, thơm phức của món đặc sản này.
Cuốn sủi
Ảnh minh họa
Cuốn sủi vốn là món ăn của người Hoa, nhưng do người Hoa hay buôn bán tấp nập ở khu vực biên giới, nên món ăn ấy cũng vì thế mà phổ biến và dần dần trở thành món ăn đặc sản của Lào Cai. Cuốn sủi có nghĩa là món ăn khô trong nước xốt hay còn được gọi là phở khan. Những ai lần đầu mới ăn cuốn sủi Sapa, hẳn sẽ thấy rất ngạc nhiên về món ăn này.
Cuốn sủi được làm từ những sợi bánh phở mềm mềm như món phở ở Hà Nội. Nhưng lại không có nhiều nước như phở mà chỉ có một chút nước sốt đặc sệt như bánh canh ở Huế, Sài Gòn. Trên lớp phở người ta rắc chút mỳ bằng củ rong hoặc khoai lang rang giòn cùng nhiều gia vị, thịt bò được nấu sền sệt kỳ công, thịt lợn thái sợi, miếng trứng luộc cắt làm tư và một chút bột tiêu nhỏ mịn, hạt đậu phộng dã nhuyễn lên trên cùng. Cuối cùng là người ta chan ngập thứ nước sốt được nấu đặc sền sệt vào bát.
Bát cốn sủi ngon khi nước sốt ngọt vừa đủ, không đượm quá và không nhạt quá, khiến cho bát phở vừa thơm lại vừa ấm nóng và đậm đà lạ miệng.
Lợn cắp nách
Ảnh minh họa
Những chú lợn có tuổi thọ khoảng 1 năm thì được người dân bắt cho vào giỏ xách tay hay gùi đeo sau lưng hay thậm chí có thể kẹp vào nách và mang ra chợ Sapa bán nên được gọi là lợn cắp nách. Lợn cắp nách là giống lợn riêng của người dân vùng cao, chúng thường được thả rông, không có chuồng trại, không được chăm sóc, chúng phải tự kiếm thức ăn từ những cây củ dại ở ngoài vườn, rừng... Do đó thịt lợn nạc chắc, ngọt và thơm ngon.
Lợn cắp nách có thể được chế biến theo nhiều cách khác nhau như: luộc, rán, thịt lợn xào rau rừng, lòng lợn luộc ăn với táo mèo hay xiên thịt nướng tại các quán nướng đêm. Tuy nhiên, thịt lợn cắp nách ngon nhất là để nguyên con quay hoặc hướng trên than hồng. Khi chín miếng thịt lợn vàng ươm, thơm vương mùi khói than hồng.
Thịt trâu gác bếp
Ảnh minh họa
Nhìn miếng thịt lợn nóng hôi hổi nghi ngút khói, bên trong lớp bì giòn tan ấy là một lớp mỡ mỏng tiếp đến là thịt nạc mềm và ngọt nhâm nhi cùng với rượu táo mèo thì chính là "tuyệt cú mèo".
Thịt trâu gác bếp là món ăn độc đáo của vùng Tây Bắc, đặc biệt là trong văn hóa ẩm thực của người Thái đen và là một trong những đặc sản đặc biệt của Sapa. Khác với những nơi khác, thịt trâu gác bếp của người Sapa được làm hoàn toàn bằng trâu bản, thái miếng to, mỗi miếng từ 2 -3 kg đem tẩm ướp những loại gia vị dân dã rồi xâu lại bằng lạt buộc lên gác bếp và sấy khô bằng sức nóng và hơi khói của bếp củi.
Thịt trâu gác bếp có màu bên ngoài nâu sẫm nhưng bên trong có màu đỏ tự nhiên, ăn ngọt mềm và vẫn giữ được hương vị đặc trưng của thịt trâu. Từng thớ thịt qua thời gian càng trở nên đậm đà, vị cay nồng, thơm của các gia vị quyện với mùi khói om khiến món ăn dân dã càng trở nên đặc biệt.
Thịt để được hàng năm không hỏng, khi ăn chỉ cần lấy xuống, cọ rửa sạch lớp bồ hóng rồi đem xào nấu với măng, với cà chua... Thịt rất thơm và bùi, dùng làm các món nhậu thì cực kỳ ngon.
Thịt treo gác bếp hấp dẫn du khách đến Sơn La Thịt treo gác bếp là món đặc sản độc đáo hấp dẫn tại Sa Pa được du khách yêu thích và lựa chọn khi đến Sa Pa.Nào các bạn hãy cùng tìm hiểu đôi nét về món thịt treo gác bếp Sơn La qua bài viết sau nhé! Thịt treo gác bếp hấp dẫn du khách đến Sơn La Món thịt treo gác...