Những món hủ tiếu hấp dẫn ở Sài Gòn
Hủ tiếu sa tế, hủ tiếu hồ hay hủ tiếu cá là nhưng món ít gặp trên phố Sài Gòn nhưng khi đã có dịp thưởng thức bạn sẽ bị cuốn hút và muốn thưởng thức thêm.
Hủ tiếu là món ăn có mặt ở khắp các con phố của Sài Gòn, món ăn dân dã này trở thành nét văn hóa tiêu biểu đặc sắc của người Sài thành. Cùng điểm qua những món hủ tiếu ngon và hấp dẫn ở Sài Gòn
Món hủ tiếu có xuất xứ từ Campuchia này cuốn hút rất nhiều thực khách Sài Gòn. Được biến tấu bởi bàn tay của người Hoa khi du nhập vào Việt Nam nên món ăn có chút khẩu vị thay đổi. Tuy nhiên theo nhiều nhận xét, chính sự biến hóa này đã làm món ăn hấp dẫn, đậm đà và ngon hơn ngay cả du khách có thưởng thức tại Phnom Penh, xứ sở của món ăn này.
Thành phần chính của món ăn là sợi hủ tiếu, lòng heo, tôm, cua, thịt bằm và nước lèo được ninh nhừ từ xương heo. Đặc trưng của món ăn này chính là mùi vị của miếng tỏi phi thơm phức. Cũng nhờ tỏi mà hủ tiếu Nam Vang có vị ngon hầu như không giống bất cứ món hủ tiếu nào có mặt ở Sài Gòn. Bạn có thể thưởng thức tô hủ tiếu đặc trưng này ở bất cứ ngõ ngách nào của Sài Gòn.
Hủ tiếu Nam Vang có mặt khắp các con phố ở Sài Gòn bởi khẩu vị thơm ngon đặc trưng. Ảnh: Wordpress.
2. Hủ tiếu sa tế
Là một món ăn khó tìm nhất ở Sài Gòn nhưng khi đã bắt gặp và thưởng thức qua, thực khách chắc chắn sẽ khó quên hương vị của nó. Hủ tiếu sa tế là đặc sản độc đáo của người Tiều, chỉ được lưu truyền trong cộng đồng này và du khách chỉ được thưởng thức trong những khu người Hoa ở Sài Gòn.
Sợi hủ tiếu mềm ăn kèm với lòng heo, thịt nai hoặc thịt bò. Cái đặc biệt nhất ở tô hủ tiếu này chính là cách phối trộn gia vị, món ăn được nêm nếm pha chế bởi hơn 20 loại gia vị khác nhau như tỏi, hành tím, gừng xả, đại hồi, tiểu hồi, quế, ớt, đậu phộng, mè rang… Đặc biệt là mùi vị thanh dịu mang đủ vị ngọt, mặn, cay, chua độc đáo mà có lẽ khó tìm thấy ở các món hủ tiếu khác. Tô hủ tiếu thơm nồng màu sắc sặc sỡ sẽ cuốn hút thực khách từ ngay cái nhìn đầu tiên. Để thưởng thức món ăn này thực khách có thể đến các khu người Hoa ở Chợ Lớn, quận 5 hay đường Phạm Văn Chí thuộc quận 6 và 8 ngay dưới chân cầu Chà Và.
3. Hủ tiếu hồ
Cũng là món ăn đặc trưng của người Tiều nhưng được biến tấu và chế biến khác hẳn so với hủ tiếu sa tế cùng nguồn gốc. Nếu hủ tiếu sa tế có sợi bánh nhỏ mềm thì sợi bánh của hủ tiếu hồ to và dày, gần giống với miếng bánh ướt của người Huế. Một tô hủ tiếu đầy đủ gồm bánh hủ tiếu, lưỡi, lòng và huyết heo khìa với nước cải chua, nước lèo của hủ tiếu có vị chua chua của cải và cay nồng đậm đà của tiêu xay. Cái khác lạ và đặc trưng của món ăn này chính là chỉ ăn kèm với lòng heo mà không dùng với thịt như các món hủ tiếu khác.
Với vị ngọt, chua và cay món ăn luôn khiến nhiều giới trẻ Sài Gòn mê mẩn. Ảnh:Ngoisao.
4. Hủ tiếu cá
Cái đặc biệt của hủ tiếu cá là những sợi bánh to hơn sợi hủ tiếu thông thường, miếng cá lóc trắng phau tươi ngon điểm thêm những lát hành xanh bắt mắt sẽ khiến thực khách cảm thấy cuốn hút ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Cũng là món ăn truyền thống nổi tiếng của người Hoa, được pha chế với gia vị đặc trưng là cải nặm làm cho món ăn có hương vị riêng biệt và thơm ngon hơn. Tô hủ tiếu nóng hổi, nước lèo trong veo, miếng cá lóc trắng ngọt xen lẫn vị cay nhẹ của tiêu thêm mùi hành thơm thoang thoảng sẽ cho thực khách một cảm giác đặc biệt khi thưởng thức. Quán hủ tiếu Nam Lợi trên đường Tôn Thất Đạm, quận 1 là địa chỉ đáng tin cậy cho thực khách muốn thưởng thức món ăn hấp dẫn này.
Những miếng cá trắng phau, ngọt thịt thêm vài lát hành bắt mắt là điểm hấp dẫn của món ăn này. Ảnh: Huấn Phan.
Video đang HOT
Là một thương hiệu chiếm rất nhiều cảm tình của người dân Sài Gòn bởi vị thơm từ gạo đặc trưng của vùng sông nước miền Tây qua những sợi bánh hủ tiếu. Gạo để làm bánh hủ tiếu phải là gạo nàng thơm, nàng út hay nàng thơm chợ đào, đặc sản của địa phương Mỹ Tho. Nhờ vậy mà sợi hủ tiếu Mỹ Tho có vị thơm hơn hẳn, sợi bánh dai mềm và không có vị chua.
Được biến thể từ hủ tiếu Nam Vang nhưng thành phần món ăn được phá cách một chút để làm tô hủ tiếu thêm hấp dẫn hơn như thêm chả cây và dồi chiên cộng với nhiều món rau phong phú lạ mắt của miền Tây ăn kèm làm món ăn có hương vị không hòa lẫn vào đâu được. Thực khách không cần đến Mỹ Tho để thưởng thức món ăn chính hiệu này, một góc nhỏ Sài Gòn ở góc ngã Nguyễn Tri Phương – Hùng Vương, quận 5 cũng để bạn chiêm nghiệm hương vị trứ danh độc đáo này.
Tô hủ tiếu với mùi hương thoang thoảng của gạo thơm luôn được nhiều người Sài Gòn yêu thích. Ảnh: Kinhdo20nam.
6. Hủ tiếu Sa Đéc
Cũng như bao món hủ tiếu khác, với thành phần món ăn gồm tim, gan, lòng heo, tôm, thịt bằm…và đặc biệt là sợi bánh hủ tiếu được chế biến từ những bột gạo đặc sản của địa phương cũng đã cuốn hút biết bao thực khách Sài Gòn. Nhưng cái đặc biệt hơn cả ở hủ tiếu Sa Đéc là thưởng thức với hủ tiếu khô, đây chính là nét khác biệt và là một đặc sản đặc biệt của người dân Sa Đéc.
Với cách trình bày khác lạ, món ăn này luôn cho cảm giác thích thú khi thưởng thức. Ảnh: Saigonamthuc.
Đặc trưng của món ăn gây lạ lẫm cho thực khách ngay từ vẻ ngoài đó chính là món ăn được bày trí trong đĩa thay cho tô vẫn thường thấy ở các món hủ tiếu khác. Lớp trong là những sợi bánh trắng phau, bên trên là miếng thịt cắt mỏng, tôm, lòng heo và một loại nước sốt màu vàng đậm được phủ lên trên cùng làm cho món ăn nhìn cuốn hút, hấp dẫn và khi thưởng thức qua chắc chắn thực khách sẽ nhớ mãi hương vị món ăn đặc biệt này. Ở Sài Gòn bạn có thể đến quán hủ tiếu Sa Đéc – Quang Ký trên đường Bùi Đình Túy, quận Bình Thạnh để thưởng thức món ăn này.
10 món hủ tiếu nhắc đến là thèm
Bên cạnh hủ tiếu sa tế thơm cay là các loại hấp, mực thịt bằm đầy hấp dẫn mà du khách không nên bỏ lỡ khi chu du đất Việt.
Hủ tiếu hay hủ tíu là món ăn phổ biến của các tỉnh miền Nam. Đây là món khá dễ ăn với hương vị nhẹ nhàng, thơm ngon. Dưới đây là một số loại du khách nên thưởng thức khi du lịch.
Hủ tiếu sa tế
Hủ tiếu sa tế là món ăn đặc trưng của Sài Gòn. Ảnh: Diệu Huyền.
Trước đây món này chỉ phổ biến trong cộng đồng người Hoa nhưng sau đó lan khắp nơi nhờ vị cay, ngọt thanh, mặn hòa quyện khó chối từ. Nguyên liệu chế biến cũng được Việt hóa với rau quế, ngò gai bổ sung. Chính điều này khiến hương vị trở nên gần gũi, hợp với khẩu vị của số đông.
Thành phần một bát gồm thịt bò, giá, khế chua... Nước dùng cầu kỳ, phức tạp với gần 20 loại gia vị như tỏi, hành tím, gừng, sả, đại hồi, tiểu hồi, quế, bột ớt, vừng rang... tạo nên màu vàng, sánh, thơm nồng nàn. Bạn hãy nếm thử miếng thịt bò kho ngọt mềm và húp một thìa canh trước khi thưởng thức cả bát để cảm nhận được sự khéo léo và tài tình của người đầu bếp.
Hủ tiếu Nam Vang
Rau sống ăn kèm gồm xà lách, giá và cải cúc. Ảnh: Huấn Phan.
Hủ tiếu Nam Vang được xem như món ăn đa sắc tộc vì có nguồn gốc từ Campuchia, sáng tạo bởi người Hoa nhưng thưởng thức chủ yếu bởi người Việt.
Cách làm món này không quá khó. Sợi hủ tiếu khô chần sơ rồi cho thêm giá, hẹ, thịt băm và lòng heo. Nước dùng nấu từ xương heo, củ cải, cà rốt, mực nướng, tôm khô được chan vào sau đó. So với nhiều loại, món này có phần khác biệt hơn nhờ mùi thơm phức của tỏi phi.
Hủ tiếu Mỹ Tho
Sợi bánh trong, dai và không bị bở khi nấu lên do được làm từ gạo Gò Cát. Ảnh: Huấn Phan.
Nguyên liệu đầy đủ của một bát gồm thịt lát, thịt băm, xương, gan heo và tôm. Các thành phần phụ là giá sống, hành phi, chanh, ớt và nước tương.
Cách ăn truyền thống là chan nước dùng nhưng bạn cũng có thể thử ăn khô. Lúc này, sợi bánh được trộn nước tương, giấm, đường sau đó bỏ thêm hành, tiêu, trứng. Làm như vậy, hương vị thường đậm đà và ngọt hơn hẳn. Một số nơi còn bổ sung thêm tôm thẻ, lòng heo, thịt bò viên.
Hủ tiếu Sa Đéc
Ngoài dạng khô, bạn có thể thưởng thức món này với nước dùng. Ảnh: Tiêu Phong.
Không nổi tiếng bằng hai loại Nam Vang và Mỹ Tho nhưng hủ tiếu Sa Đéc vẫn là món ngon có hương vị đặc biệt. Loại bánh ở đây mềm, không bị bở, dai và chua. Nước dùng nấu từ xương heo và các nguyên liệu khác gồm thịt nạc băm, chả, tim gan, hành lá, ngò và tăng xại, một loại cải đặc trưng của người Hoa.
Ngoài ra, món này còn được ăn khô. Khi đó phần bánh đặt cuối cùng, bên trên xếp tim, gan, lòng heo, tôm, thịt bằm sau đó rưới một chút nước tương hấp dẫn.
Hủ tiếu xương
Nước dùng của món này trong nhưng đậm đà, hấp dẫn. Ảnh: Diệu Huyền.
Chỉ gồm một miếng xương lớn, trứng cút, tôm, vài lát thịt heo luộc và chút rau sống nhưng hủ tiếu xương vẫn được yêu thích. Món này được nhiều người xem như phiên bản khác của hủ tiếu Nam Vang vì thành phần đơn giản.
Nước dùng đậm đà, thịt, xương và tôm ngọt lừ. Sợi bánh nhỏ tăm nhưng vẫn có độ mềm cần thiết. Để tăng hương vị, bạn nên cho thêm chút tương ớt và dấm.
Hủ tiếu mực thịt băm
Nếu không thích thịt băm, bạn có thể gọi một tô mực không. Ảnh: Diệu Huyền.
Thành phần gồm mực thái miếng vừa ăn, thịt bằm, hành lá và các loại rau sống. Điểm đặc biệt của món này là nước dùng đục bởi ảnh hưởng của trứng và thịt nhưng lại ngọt thơm quyến rũ do nấu từ mực khô. Các loại rau sống như giá chần, rau cải cúc và xà lách là thành phần tăng thêm hương vị.
Khi ăn, bạn nên nếm thử trước nước dùng. Phần này không có mùi tanh từ hải sản như nhiều loại khác nên khá hấp dẫn. Ngoài ra, mực mềm giòn hấp dẫn, thịt bằm không quá nhỏ để thực khách vẫn cảm nhận được vị ngọt.
Hủ tiếu hấp
Một số nơi vẫn để trong tổ cho tiện trộn đều. Ảnh: Thư Kỳ.
Sự khác biệt lớn nhất của món này là được ăn trong đĩa. Một suất gồm sợi bánh, thịt nướng, rau thơm, dưa chuột, nước mắm và chút lạc rang. Một số cửa hàng còn cho thêm thịt heo nạc xắt sợi, chả giò chiên, hoặc xíu mại. Điểm nhấn của món ăn là nước mắm chan pha từ đường cát, tỏi ớt băm nhuyễn và chanh. Khi ăn, bạn chỉ cần trộn đều lên là được.
Hủ tiếu cá
Bát hủ tiếu cá nỏng hổi sẽ xua đi cái se lạnh của miền Nam. Ảnh: Tiêu Phong.
Sợi bánh của món này dày gấp đôi sợi phở. Cá lóc tươi mua về làm sạch sau đó xắt lát. Nước dùng nấu từ xương ống heo, loại có tủy để có vị ngọt và trong. Một tô đầy đủ gồm thịt cá chần chín, tỏi phi, tóp mỡ, hành phi, lá hẹ và các loại rau sống như xà lách, giá, ớt.
Các nguyên liệu được lựa chọn kỹ lưỡng và chế biến khéo léo nên có vị ngon hấp dẫn. Thịt cá chắc, béo. Nước dùng ngọt thanh, xen lẫn vị cay nhẹ của tiêu.
Hủ tiếu hồ
Nước dùng có vị chua và cay nồng từ tiêu xay. Ảnh: monngon.
Cái tên hủ tiếu hồ xuất phát từ phần nước dùng có pha thêm bột năng nên sền sệt. Nhưng có nhiều người cho rằng, cái tên này có do món ăn bắt nguồn từ tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc.
Món này có sợi to và dày, gần giống bánh ướt. Thành phần gồm lưỡi, lòng, huyết heo. Gia vị nước dùng gồm ngũ vị hương, quế chi, bát giác và một số vị thuốc bắc khác. Phần khác biệt ở đây là không sử dụng thịt. Nhờ đó, món này là sự chấm phá đầy khác lạ.
Hủ tiếu bò viên
Sợi bánh của món này nhỏ như bún. Ảnh: bofood.
Trong số các loại, đây là món có nguyên liệu và cách chế biến đơn giản nhất. Thành phần chỉ gồm sợi bánh, bò viên, hành khô và hành lá. Tùy cửa hàng mà mỗi tô thường có từ 6 viên trở lên.
Những miếng bò to tròn, có hai loại gân và thường. Hành lá xanh tươi tăng độ bắt mắt và hành phi thơm tạo vị ngon ngọt quyến rũ. Một tô trông khá đơn điệu nhưng hương vị lại là thứ khiến bất cứ thực khách khó tính nào cũng hài lòng. Bạn nên kết hợp cùng các loại rau sống, hương vị sẽ đậm đà hơn nhiều.
Vang danh hủ tiếu đất phương Nam Đất phương Nam nắng nóng gần như quanh năm. Do đó, người Nam bộ rất ưa chuộng các món ăn có nước như canh, hủ tiếu (nước thuộc về âm, giúp cơ thể cân bằng âm dương). Trong đó, vang danh thiên hạ vẫn là món hủ tiếu (hủ tíu). Hủ tiếu Mỹ Tho Theo Văn hóa người Việt vùng Tây Nam bộ...