Những món đặc sản Sóc Trăng đừng nên bỏ lỡ
Bún nước lèo, bánh pía, bánh ống là ba trong sáu món đặc sản Sóc Trăng bạn đừng nên bỏ lỡ. Nếu có dịp ghé thăm Sóc Trăng bạn đừng quên nếm thử những món đặc sản này.
1. Bún nước lèo
Nghe cái tên bún nước lèo hẳn nhiều người không muốn thử ăn. Ấy là vì chỉ bún với nước lèo có gì mà ham. Tuy nhiên, nếu ông thử chắc chắn sẽ tiếc húi hụi khi nhìn hình ảnh của loại bún đặc biệt này.
Nước lèo hay nước dùng của bún này được nấu theo phương pháp riêng nên trong vắt, không hề có chút cặn nào. Nước lèo thơm vị cá lóc đồng, sả và nhiều loại gia vị khác.
Bún trước khi cho vào tô, được trụng qua nước sôi, thêm tôm, thịt cá phi lê, thịt heo quay… rồi chan ngập nước lèo. Bún này phục vụ cùng đĩa rau sống đủ loại: bắp chuối, húng thơm, húng quế, hẹ, giá sống…
Để tròn vị hơn, bạn có thể vắt thêm chanh, cho ớt tươi vào tô bún và trộn đều. Cái hương thơm dịu của cá cùng với mặn mòi nước mắm làm tôn lên cảm giác nơi đầu lưỡi: ngọt tôm cá, giòn béo thịt quay và dịu dịu của nước lèo rất khác với bún bò Huế hay phở. Bún nước lèo trong veo là đặc trưng của riêng miệt vườn, của riêng Sóc Trăng.
2. Bún gỏi dà
Với xuất phát điểm là gỏi cuốn, bún gỏi dà được biến tấu dần dần và trở thành món khoái khẩu của người dân bản xứ.
Bún gỏi dà gồm các nguyên liệu chính như các thành phần trong món gỏi cuốn: bún tươi, rau sống, giá đỗ, thịt ba rọi, tôm, đậu phộng, tương xay và thêm một số phụ liệu khác như sườn non, nước dùng.
Để tròn vị hơn, bạn có thể vắt thêm chanh, cho ớt tươi vào tô bún và trộn đều. Cái hương thơm dịu của cá cùng với mặn mòi nước mắm làm tôn lên cảm giác nơi đầu lưỡi: ngọt tôm cá, giòn béo thịt quay và dịu dịu của nước lèo rất khác với bún bò Huế hay phở. Bún nước lèo trong veo là đặc trưng của riêng miệt vườn, của riêng Sóc Trăng.
3. Bánh ống
Món ăn vặt này rất quen thuộc với người Khmer. Không chỉ là thứ quà khiến trẻ con mê mẩn, đó còn là bữa sáng và bữa nhẹ buổi chiều của người lớn. Bánh ống làm từ bột gạo xay nhuyễn trộn với màu của lá dứa, đường và nước cốt dừa. Bánh được hấp cách thủy trong ống tre hoặc ống nhôm nên gọi là bánh ống.
Hiếm có thứ bánh nào mà nhanh chín như bánh ống, chỉ khoảng 2 phút là xong mẻ bánh. Bánh có màu xanh mát của lá dứa, nhìn rất ngon mắt, lại được rắc lên trên dừa nạo và muối vừng càng hấp dẫn.
Bánh ống ăn ngay lúc còn nóng là ngon nhất. Bột gạo mịn, dẻo với mùi thơm dịu của lá dứa và beo béo dừa nạo, bùi bùi muối vừng cộng hưởng với nhau tạo thành bản nhạc mùi vị khó quên.
Video đang HOT
Đối với người Sóc Trăng dù đi đâu về đâu cũng luôn nhớ món ăn ngon lành, đơn giản này như một kỉ niệm đẹp của tuổi thơ.
4. Bánh pía
Mang âm hưởng ẩm thực của người Triều Châu, bánh pía kết hợp với những nguyên liệu quen thuộc từ thiên nhiên miền Tây, tạo ra hương vị riêng và dần nổi tiếng, trở thành thương hiệu của Sóc Trăng.
Pía là âm đọc của người Triều Châu, có nghĩa là bánh. Lâu dần người ta coi đó là một cái tên cho loại bánh hình tròn, dẹt này. Bánh có vỏ làm từ bột mì và đường kính. Nhân thì đa dạng: sầu riêng, khoai môn, đậu xanh, với lòng đỏ trứng vịt muối, khoai, mứt các loại…
Bánh sau khi được nặn thành hình thì được đem nướng cho chín. Bánh pía hấp dẫn với màu vàng ươm, mùi sầu riêng ngây ngất.
Tuy nhiên, nếu không chịu được mùi sầu riêng thì bánh pía không phải là món khoái khẩu. Ngược lại, lỡ mê hương vị loại quả đặc biệt này sẽ nhớ mãi bánh pía ngọt thơm, ít béo này. Đã đi qua Sóc Trăng, ai cũng mua về vài bịch bánh pía để làm quà là vì thế.
Cái tên đã nói lên tất cả. Từ gạo, cá lóc và rau đắng, người dân nơi đây chế biến thành món ăn đặc trưng vùng miền mình.
Nồi cháo được ninh thật kĩ. Chọn con cá lóc đồng thật to, luộc chín, lột da tách thịt cá ra riêng đĩa. Hái thêm rổ rau đắng thật mỡ màng nữa là đủ vị.
Cháo vừa bắc trên bếp xuống múc ra tô, cho vào chút thịt cá lóc, gắp đũa rau đắng trộn chung, để đậm vị hơn thì cho thêm chanh, chút mắm rồi cứ thế múc ăn là ngon thấu trời.
Tuy nhiên, vị đắng của thứ rau miền Tây không thích hợp với nhiều người. Đa số, người thử lần đầu không thích món này vì cảm giác vị đắng lấn át hết các vị khác. Nhưng đối với người thích thì sau vị đắng đó là sự thăng hoa của rất nhiều yếu tố trong bát cháo.
Cái vị cá đồng thơm ngọt kết hợp với rau giòn giòn đắng đắng và vị nước mắm đậm đà, chua thanh của chanh cùng với cái nóng đang lan tỏa trong miệng của cháo dù đơn giản nhưng lại quyến rũ vô cùng
6. Bún tiêu giò
Lại một lần nữa, món ăn mang hết nguyên liệu vào trong cái tên của mình. Món bún tiêu giò có các thành phần chính là bún, tiêu và giò heo. Nước lèo của bún tiêu ngoài vị ngọt của xương, của thịt thì đậm vị tiêu, cay nồng và nóng.
Thịt bắp bò được sơ chế rồi hầm chín sau đó thái thành lát mỏng vừa ăn. Đôi khi, nhiều người nấu còn cho thêm thịt vịt để tránh đơn điệu cho món bún.
Khi ăn, cho bún vào tô, thêm giá trụng, húng, kinh giới, hành tím, thịt bắp giò… vào rồi chan nước lèo lên là xong. Và như thói quen ăn uống của người miền Tây, người ăn có thể cho vào thêm chút ớt, chút chanh.
Chỉ thế thôi là người Sóc Trăng đã xong bữa sáng ấm bụng hay bữa chiều no dạ. Món bún tiêu giò ngon nhất khi thưởng thức những ngày trời mưa ngập trời xứ này.
Theo TCDL
8 món bún dân dã sẽ ngon hơn khi ăn ở miền Tây
Du khách có thể thưởng thức bún cá An Giang, bún kèn ở Phú Quốc hay bún gỏi dà tại Sóc Trăng.
Bún cá
Bún cá nổi tiếng ở An Giang không do người Việt sáng tạo mà du nhập từ Campuchia. Sự thành công của món này nằm ở vị nước lèo được nêm nếm từ mắm cá linh, mắm ruốc. Nhiều quán còn hầm thêm xương ống để nước ngọt hơn. Nước lèo có màu vàng nhạt do còn có thêm củ nghệ giã nát. Bắc trên bếp lửa riu, cá hoà cùng nước hầm xương tạo nên thứ nước hấp dẫn.
Trong tô bún có các loại rau ở dưới cùng, bông điên điển là thứ không thể thiếu thứ đặc sản từ những cánh đồng miền Tây. Nhiều nơi còn cho thêm thịt heo quay để ăn cùng. Suất ăn có giá bình dân từ 15.000 đồng. Ảnh: Di Vỹ.
Bún mắm
Bún mắm là đặc sản miền Tây Nam Bộ có xuất xứ từ Campuchia. Thay vì dùng mắm prohok (bò hóc) của người Khmer, bún mắm ở Việt Nam được nấu bằng mắm cá linh hoặc cá sặt là hai loại cá phổ biến ở miền Tây.
Nước dùng là yếu tố quan trọng nhất quyết định độ ngon của bún mắm: có màu nâu của mắm nhưng phải trong và thơm ngọt vị cá. Trước đây chỉ có mắm chan bún, sau này người bán thêm miếng tôm, cá, thịt cho đa dạng. Món này ăn kèm với rau sống như rau muống chẻ ngọn, bắp chuối thái nhỏ, giá đỗ và rau diếp cá. Ảnh: Tâm Linh.
Bún nước lèo
Bún nước lèo hay bị nhầm với bún mắm do dùng chung loại mắm để chế biến, nhưng thực tế là hai món khác nhau. Có nhiều nơi ở miền Tây bán món này nhưng nổi tiếng nhất phải kể đến tô bún nước lèo Sóc Trăng. Thành phần gia vị thường có cây ngải bún để khử mùi tanh của mắm và khiến nước lèo thơm hơn. Nước lèo có độ trong, được một số nơi nấu chung với nước dừa nên có vị ngọt tự nhiên.
Bún nước lèo ăn kèm với cá lóc, tôm nguyên con, thịt heo quay và rau muống bào, hoa chuối xắt mỏng, giá cọng. Khách có thể nêm thêm chanh hoặc ớt tuỳ khẩu vị. Giá dao động từ 20.000 đồng một tô. Ảnh: Tâm Linh.
Bún gỏi dà
Đây cũng là một món ăn phổ biến và nổi tiếng ở Sóc Trăng. Theo một số thực khách sành ăn, món có xuất phát điểm là gỏi cuốn, với các nguyên liệu quen thuộc như tôm, bún, rau, giá... Về sau, nhiều người biến tấu bằng cách cho tất cả nguyên liệu đó vào tô, trộn chung với nước chấm gỏi rồi ăn như và (lùa) cơm. Người miền Nam phát âm "và" thành "dà" nên món ăn có tên gọi như vậy.
Bún gỏi dà hấp dẫn thực khách bởi sự hài hoà của vị tôm bạc sông nước Nam Bộ và thịt heo. Nguyên liệu tạo thành món ăn còn có giá và bún đã được trụng sơ qua nước súp. Những miếng thịt ba chỉ được xắt sợi, tôm luộc đỏ óng rồi lột vỏ, thêm chút xà lách, rau thơm ăn chung. Món ăn sẽ không ngon nếu thiếu đi nước sốt me được chế biến kỳ công. Giá một phần từ 20.000 đồng. Ảnh: Khánh Hoà.
Bún kèn
Món ăn không mấy phổ biến ở các hàng quán và thường được người dân Kiên Giang nấu trong các bữa ăn hàng ngày. Dù vậy, du khách vẫn có thể tìm thưởng thức món ăn tại một số quán ở trung tâm thành phố Rạch Giá. Thành phần làm nên món này rất đơn giản, gồm bún tươi, cá lóc đồng và các loại rau thơm. Thịt cá sau khi nấu chín và xay nhuyễn sẽ xào với sả, ớt, tỏi cho đến khi khô và tơi như ruốc. Tô bún thường được người bán bày rau thơm, bắp chuối, dưa leo, giá hoặc đu đủ bào sợi ở bên trên. Khách khi ăn có thể cho thêm chút nước mắm mặn hoặc ớt, chanh theo sở thích. Tô bún kèn có giá khoảng 20.000 đồng và thường được bán vào bữa sáng. Ảnh: Hà Lâm.
Bún suông
Bên cạnh bánh canh Bến Có, bún nước lèo hay mắm bò hóc, du khách đến Trà Vinh còn dễ bị say lòng bởi món bún suông có vị lạ miệng. Món ăn có thành phần chính là bún tươi, tôm tươi, thịt ba chỉ và không thể thiếu điểm nhấn là những miếng chả tôm dài. Hương vị của món ăn trở nên ngon hơn khi được người xứ này cho thêm ít giá trụng, rau xà lách và bắp cải trắng bào sợi. Khi ăn, bạn có thể chấm thịt cùng với chén tương xay và ớt cay. Mỗi suất có giá dao động 15.000 - 25.000 đồng. Ảnh: Tâm Linh.
Bún nhâm
Bún nhâm có thể coi là đặc sản mà du khách không thể không thưởng thức khi đến Hà Tiên (Kiên Giang). Món ăn được chế biến từ các nguyên liệu đơn giản như bún tươi, gỏi đu đủ, tôm khô xay nhuyễn, giá và dưa leo. Bún nhâm sẽ mất ngon nếu thiếu đi chén nước chấm làm nên từ nước mắm và cốt dừa. Món ngon của Hà Tiên có vị mặn mòi của tôm khô, vị ngọt béo của nước cốt dừa, một chút cay và chất xơ từ các loại rau. Món này được bán khá phổ biến và có giá từ 20.000 đồng một tô. Ảnh: Hà Lâm.
Bún bì
Như một món điểm tâm phổ biến, bún bì có nhiều biến tấu tại một số tỉnh miền Tây Nam Bộ. Tại Cà Mau, món ăn hút khách nhờ cọng bún được làm to hơn bình thường, dai hơn, ăn cùng với bì thịt và chả lụa. Sự thành công của món ăn đòi hỏi người đầu bếp phải thật khéo tay trong khâu trộn bì. Thịt chọn làm bì phải là loại nạc đùi, ướp gia vị đều và ram cho thơm lừng. Món ăn sẽ dở nếu giá sống, rau thơm, dưa leo băm không tươi. Bạn còn cảm nhận được vị béo từ mỡ hành và đậu phộng rang. Suất ăn có giá chừng 20.000 đồng.
Theo Vnexpress
Mắm cá rô không xương - Đặc sản ngã năm Sóc Trăng Từ lâu rồi Sóc Trăng nổi tiếng với lĩnh vực ẩm thực khá phong phú đa dạng. Đặc sản Sóc Trăng được du khách biết đến như: bánh Pía, lạp xưởng, bún nước lèo....và nơi đây cũng có nhiều loại mắm được chế biến từ những loại cá của từng địa phương, mang đậm chất thôn quê như mắm cá lóc, cá sặc,...