Những món ăn Tết bị kiêng kị theo quan niệm của người Việt
Nhiều món ăn Tết từ thịt chó, xôi trắng, cá mè, trứng vịt lộn …được ưa chuộng hàng ngày lại bị kiêng kị trong ngày đầu năm mới theo quan niệm truyền thống của cha ông từ xưa.
Bên cạnh những món ăn Tết truyền thống không thể thiếu trong ngày đầu năm như bánh chưng xanh, giò, gà luộc…, có nhiều món ăn ngon hằng ngày lại bị “cấm cửa” vì bị cho là “kém may mắn”.
Thịt chó
Thịt chó là thức ăn giàu chất dinh dưỡng và là món “khoái khẩu” của nhiều người. Thậm chí, thịt chó coi được coi là “quốc hồn quốc túy”, là nét ẩm thực riêng có của người Việt Nam.
Thịt chó là món ăn Tết bị kiêng kị trong ngày Tết
Thế nhưng, người ta quan niệm rằng ăn thịt chó vào đầu năm hay đầu tháng thì cả năm, cả tháng đó sẽ xui xẻo, không may mắn. Tuy vậy, thịt chó lại được coi là món giải xui nếu ăn vào cuối tháng.
Thịt vịt là món ăn kiêng kỵ vào dịp đầu tháng và đầu năm của người miền Bắc và miền Trung. Món ăn này bị xem là không tốt, kém may mắn, nhất là vào dịp đầu năm.
Thịt vịt là món ăn Tết kém may mắn, gây chia rẽ
Người ta cho rằng, nếu ăn thịt vịt sẽ đen đủi, “tan đàn, xẻ nghé”. Thay vì sử dụng thịt vịt, người ta dùng thịt gà với ý nghĩa cát tường hơn. Giống như thịt chó, vào những ngày cuối tháng, món thịt vịt lại được xem là món ăn “giải đen”.
Trứng vịt lộn
Món trứng vịt lộn ngon và bổ dưỡng. Tuy nhiên, quan niệm của người miền Trung và miền Bắc rất kiêng ăn trứng vịt lộn đầu tháng, đầu năm.
Video đang HOT
Trứng vịt lộn là món ăn Tết kém may mắn
Họ quan niệm rằng, nếu ăn trứng vịt lộn vào đầu tháng, đầu năm thì cả tháng, cả năm sẽ không được may mắn. Mọi thứ đều xảy ra trái với ý mình.
Mực
Mực cũng là loại thực phẩm có trong danh sách “đen” của cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Nguyên nhân của điều này xuất phát từ quan niệm “đen như mực” của ông cha ta từ nhiều năm trước.
Mực là món ăn Tết lọt vào danh sách “đen”
Theo quan niệm, nếu ăn mực vào đầu năm thì cả năm sẽ đen đủi, ăn mực đầu tháng sẽ không may mắn. Thậm chí, nhiều bậc cha mẹ còn không cho con ăn mực trước ngày thi. Nhiều người kị ăn mực khi đi xa vì có công việc quan trọng.
Tôm
Nếu người miền Bắc không kiêng kỵ tôm vào ngày Tết thì người miền Nam lại rất ít sử dụng món ăn này. Người miền Nam cho rằng tôm đầu to và đi giật lùi, nếu ăn tôm vào đầu năm sẽ khó “đầu xuôi, đuôi lọt”. Mọi việc trong năm mới sẽ không thể thuận buồm xuôi gió, không thăng tiến và phát tài phát lộc được.
Ăn món ăn Tết từ tôm sẽ không “đầu xuôi đuôi lọt”
Cá mè
Người miền Bắc và miền Trung đều kiêng ăn cá mè đầu năm. Nhiều người cho rằng nguyên nhân là do chữ “mè” đi theo với chữ “mè nheo”.Hơn nữa, cá mè còn tanh và nhiều xương hơn các loại cá khác. Có lẽ vì thế, họ quan niệm loài cá này sẽ mang đến một năm đen đủi. Nhất là với người miền Trung, họ cho rằng ăn cá mè đầu năm thì cả năm sẽ bị “hãm tài”.
Món ăn Tết từ cá mè không xuất hiện trong mâm cỗ đầu năm
Với người miền Bắc, chuối là loại quả không thể thiếu trên mâm ngũ quả thì với người miền Nam lại tránh ăn chuối những ngày đầu năm do sợ ảnh hưởng đến việc thăng tiến. Nguyên nhân là do chữ “chuối” nói lái đi sẽ thành “chúi” theo giọng miền Nam nghĩa là không thể ngẩng lên được. Cũng có người theo sách nho bảo ” tiền đàng bất khả thụ ba tiêu ” (Trước nhà thì không được trồng chuối). Và trái chuối cũng mang hình tượng không đẹp.
Chuối là món ăn Tết nói lái thành “chúi”
Đu đủ
Người miền Bắc hoặc miền Nam đều quan niệm đu đủ là thứ không thể thiếu trong mâm ngũ quả, mang đến một năm đầy đủ, sung túc. Tuy nhiên, người miềnTrung lại kiêng ăn quả này. Họ coi trọng nguyên tắc liên tưởng theo ngữ nghĩa của tên gọi, nên cũng tránh những loại quả có tên “xui xẻo”. Theo đó, không chọn quả đu đủ vì tên gọi này phát âm giọng miền Trung nghe gần như “thù đủ” với ý nghĩa không cát tường. Điều tương tự cũng diễn ra với quả lê và cam khi gọi lái thành “lê lết” và ” cam chịu”. Vì cái lẽ “quýt làm cam chịu”, mà trái cam không được bày biện trên mâm ngũ quả vào dịp Tết ở miền Nam.
Đu đủ là món ăn Tết nói lái thành “thù đủ”
Bên cạnh kiêng nhiều món ăn, người Việt còn kiêng cho lửa, nước do quan niệm cho đi may mắn; tránh nói giông hoặc nói xui như: “Chết rồi!”, “Tiêu rồi!”, kiêng làm vỡ bát đĩa, cãi vã; quét nhà… trong “3ngày Tết, 7 ngày Xuân”, Những kiêng cử này tựu trung đều phản ánh mong ước về một cuộc sống êm đềm, sung túc, may mắn cho cả năm. Ngày nay, dù khoa học công nghệ phát triển, quan niệm “Có thờ có thiêng – Có kiêng có lành” trong món ăn Tết vẫn tồn tại như một nét văn hóa tinh thần trong tâm hồn người Việt.
Cá thính Tử Đà- Đậm đà hương vị Đất Tổ
Phú Thọ - mảnh đất cội nguồn của dân tộc, là nơi hội tụ những tinh hoa ẩm thực, đặc sản Phú Thọ độc nhất vô nhị mà bạn khó có thể tìm thấy được ở vùng nào trên cả nước.
Sự phong phú ấy được thể hiện rõ ở sự đa dạng của các món ăn, ở tính chất vùng miền, mỗi vùng quê, dân tộc trong tỉnh đã dệt nên bức tranh vô cùng độc đáo và đậm đà bản sắc.
Về vùng đất Trung Du Phú Thọ "rừng cọ, đồi chè" ngoài việc thưởng thức những món ăn đặc sản nổi tiếng như gà nhiều cựa, thịt chua, rau sắn, trám, cọ ỏm... du khách còn được thưởng thức một món ăn vô cùng đậm đà mà dân giã đó là Cá Thính. Món ăn đã trở thành khẩu vị không thể thiếu trong những bữa ăn của người dân vùng Đất Tổ.
Sản phẩm cá thính Tử Đà - cơ sở sản xuất Phúc Sen là cơ sở sản xuất lâu đời nhất, ngon nhất, uy tín nhất và đã có nhiều năm kinh nghiệm, được khách hàng xa gần tin tưởng. Theo chị Trịnh Thị Sen - chủ cơ sở sản xuất cá thính Phúc Sen chia sẻ: "nghề làm cá thính được mẹ chồng của chị truyền lại, ban đầu chỉ làm để gia đình ăn và làm quà biếu sau đó mọi người thấy ngon và đặt mua, kể từ đó gia đình bắt đầu làm với số lượng nhiều để bán cho tới tận bây giờ".
Phải ghé tham quan, tận mắt chứng kiến những công đoạn chế biến cá kỳ công của người dân nơi đây mới thấu hiểu được hết quy trình chế biến cá thính không đơn giản chút nào. Để cho ra một mẻ cá thính đúng vị đòi hỏi sự tỷ mỉ, trong đó lựa chọn nguyên liệu là khâu quan trọng.
Loại cá làm thính thường là cá trôi nhân, cá chim, cá chép, cá mè,... cá được đặt mua của người dân nuôi thả ở đầm tự nhiên, khi mổ phải còn tươi sống, bụng trong, cá cứng, mùi thơm, không bị hôi thì thịt cá ăn sẽ không bị bở. Cá sau khi mổ sạch ruột, để nguyên con với cá nhỏ, cắt khúc với cá to, rửa nước thật sạch sau đó để cho ráo nước rồi vào muối. Muối phải là muối hạt trắng, cứ một yến cá thì ướp với 1,2 kg muối mới đảm bảo được. Tuy nhiên tỷ lệ muối dùng ướp cá cũng tùy thuộc vào thời tiết mà có sự điều chỉnh phù hợp để cá không bị quá mặn.
Sau 2 đến 3 ngày ướp muối, cá được đem vào thính, bột thính dùng để ướp cá được làm từ ngô quê, tự rang và nghiền nhỏ đảm bảo mùi thơm đặc trưng. Sau khi được trộn bột thính thật đều. Từng lớp cá đặt vào chum sành, nhét rơm và mo cau lên trên, rồi đặt úp lên trên một khay nước muối loãng làm sao để không cho cá, rơm bên trong chum bị thấm nước. Đặc biệt, mỗi lớp cá thính thường kèm một lớp lá ổi tươi không chỉ giúp cá nhanh chua mà còn giảm độ tanh, tạo mùi thơm riêng đặc trưng cho cá thính Tử Đà". Sau 7 ngày là đã được 1 mẻ cá ngon, đem đóng hộp và đưa ra thị trường phân phối đến tay thực khách thưởng thức.
Cá thính thường được chế biến bằng cách nướng với than hoa hoặc chiên với dầu rán. Hương vị của món ăn này thật đặc biệt. Chất thịt cá không khô như cá mắm biển, không nhão thịt như cá nướng tươi hoặc cá rán. Khi ăn thấy vị thơm của thịt cá và mùi thơm của thính quyện vào nhau tạo nên một hương vị đặc biệt rất khó tả. Thưởng thức món cá thính với cơm nóng, vị thơm chua, bùi béo rất đậm đà, thật đưa cơm bạn sẽ hiểu được lý do tại sao món ăn giản dị này lại có thể níu chân bao du khách ở lại với vùng đất Phú Thọ nồng thắm tình người mến khách phương xa.
Du khách thập phương về thăm Đất Tổ, hãy một lần thưởng thức món "Cá thính Tử Đà" và mua về làm quà cho người thân, bạn bè cùng thưởng thức. Đất Phú Thọ thắm tình, người Phú Thọ hiếu khách, "Cá thính Tử Đà" chính là món quà bình dị mang cái hồn mộc mạc của người đất Tổ dành tặng cho du khách thập phương mỗi chuyến ghé thăm.
Gỏi cá mè - món đoàn viên Nếu đề ra món "quốc gỏi", hẳn nhiều người sẽ bình cho cá mè chứ không phải loài cá nào khác. Gỏi cá mè là món ăn dân dã nhưng rất kỳ công. Trong thời khắc giá lạnh thế này, nhiều người quê hay nghĩ đến những món ăn thời cũ. Ấy là ăn gỏi chứ không phải những món khác mới toanh...