Những món ăn bệnh nhân ung thư nên và không nên ăn
Mặc dù nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh ung thư đến nay vẫn còn nhiều câu hỏi chưa có lời giải. Nhưng chế độ ăn uống đôi khi cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư.
Dưới đây là một số nhóm thực phẩm ăn uống người mắc bệnh ung thư nên ăn
Cà chua:
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cà chua có hàm lượng vitamin C cao, nhiều chất lycopene, một phytochemical làm giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư. Một nghiên cứu cho thấy carotenoid trong cà chua có thể hỗ trợ trong việc ngăn ngừa sự phát triển của các khối u ở những bệnh nhân bị nội mạc tử cung, ung thư dạ dày và ung thư tuyến tiền liệt. Bạn nên nấu chín cà chua thay vì ăn sống.
Cá béo: Cá hồi, cá ngừ và cá mòi không chỉ là nguồn giàu protein chống mệt mỏi mà còn là nguồn dinh dưỡng hợp lý. Cá béo cung cấp axit béo omega-3, có thể giúp giữ cho cơ bắp khỏe mạnh; vitamin B12 tạo ra các tế bào hồng cầu và vitamin D, một thành phần quan trọng của sức khoẻ xương.
Sản phẩm sữa: Canxi, vitamin D, và chất đạm tìm thấy trong thực phẩm từ sữa sẽ góp phần cho xương khỏe mạnh. Lở miệng là một trong những phản ứng phụ thường gặp nhất của việc hóa trị. Lúc này, bạn cần những thực phẩm mềm, dễ ăn như sữa, trứng, cháo và súp. Tránh các loại thực phẩm cứng, giòn và cay.
Rau lá xanh đậm: Súp lơ xanh, cải xoăn, rau diếp, rau chân vịt, cải xoong và rau xanh khác cung cấp canxi để tăng cường xương, chất folate và sắt tăng sản xuất tế bào máu và magiê trong quá trình điều trị bệnh. Súp lơ nói riêng và những loại rau họ cải nói chung rất giàu beta-carotene, lutein, zeaxanthin, folate, khoáng chất, và các vitamin như vitamin C, E, và K. Đặc biệt chất sulforaphane có trong súp lơ tăng cường các enzyme trong cơ thể và loại bỏ các chất độc có thể gây ung thư. Súp lơ là thực phẩm không thể thiếu của bệnh nhân ung thư bàng quang, vú, tuyến tiền liệt, gan, da và dạ dày.
Đậu: Những cây họ đậu có chứa hàm lượng protein cao, giúp bảo vệ cơ bắp trong khi vẫn cung cấp năng lượng ổn định, chống mệt mỏi, kiệt sức.
Gừng: Gừng giúp chống nôn, tác dụng phụ của hóa trị liệu và một số loại thuốc. Bạn có thể thêm gừng khi chế biến các món ăn hoặc trà có thể giúp giảm bớt buồn nôn mà không phải sử dụng thuốc.
Tỏi: Tỏi hoạt động như loại thuốc kháng sinh chống virus, và cũng là chất bồi bổ hệ thống miễn dịch, chất chống ung thư… Các nghiên cứu cho thấy người ăn tỏi tươi ít nhất 2 lần/ tuần có nguy cơ mắc ung thư phổi ít hơn 44%. Ngoài ra, nguy cơ mắc ung thư đại tràng, ung thư da cũng giảm xuống rõ rệt.
Trà xanh: Trà xanh có tác nhân sinh học, làm thay đổi cơ chế trao đổi chất của tế bào ung thư khiến chúng không thể trao đổi chất và sẽ chết đi. Nhiều nghiên cứu cho thấy uống 2-3 tách trà xanh/ngày sẽ giúp giảm nguy cơ tấn công các tế bào khối u đến 50%.
Cà rốt: Cà rốt có chứa một số hợp chất thực vật có thể làm cho hóa trị liệu có hiệu quả hơn bằng cách làm ngừng phản ứng cơ thể có thể gây trở ngại cho điều trị ung thư. Cà rốt là một trong những nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho các bệnh nhân dùng hóa chất.
Video đang HOT
Bí đỏ: Loại quả này chứa beta- carotene, kích thích hệ miễn dịch của cơ thể, làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư. Một carotenoid khác trong bí đỏ có tác dụng ngăn chặn sự phát triển ung thư là alpha-carotene.
Một số thực phẩm không nên ăn
Các thực phẩm chế biến sẵn:
Thịt đóng hộp, các đóng hộp, hambuger, thịt nguội, xúc xích, thịt xông khói… đều không nên ăn.
Đồ uống có cồn, có ga: Bia, rượu, các loại nước ngọt đóng chai đều không nên dùng.
Thủy hải sản nuôi ở vùng ô nhiễm, chất thải công nghiệp: Hạn chế ăn trai, ốc, hến do có thể chúng sống dưới bùn, nồng độ chì cao.
Thức ăn lên men: Các thử nghiệm trên động vật cho thấy, chất lên men gây ung thư rất mạnh. Không nên dùng nhiều dưa muối, thịt ngâm, thịt muối, giăm-bông.
Cà phê: Là loại thức uống mà người bệnh ung thư không nên dùng, đặc biệt trường hợp bị ung thư bàng quang, tuyến tụỵ…
Đồ nướng: Những người dùng nhiều thức ăn nướng lửa có nguy cơ mắc ung thư nhiều hơn do quá trình nướng tạo ra formol – chất gây ung thư.
Theo nguoiduatin
Thấy đầu con bắt đầu nghiêng nhẹ sang phải, bố mẹ không ngờ con trai 3 tháng tuổi bị bệnh ung thư nghiêm trọng đến thế
Các bác sĩ không nghĩ rằng Vincent có thể sống sót qua sinh nhật đầu tiên trong đời. Nhưng cậu bé còn làm được hơn thế.
Bé trai mắc bệnh ung thư não cực hiếm gặp vượt qua cơ hội sống chưa đầy 10% như thế nào?
Khi Vincent Nowroozi ở Philadelphia (Pennsylvania - Mỹ) mới 3 tháng tuổi, đầu bé bắt đầu nghiêng nhẹ sang phải. Bác sĩ nhi của Vincent tin rằng, chỉ cần sử dụng vật lý trị liệu để giúp cơ cổ bé cứng cáp hơn có thể giải quyết tình trạng này. Nhưng mọi chuyện không đơn giản như thế.
Cha mẹ Vincent, Natalie và Ramin, ngày càng lo ngại khi thấy đầu bé tiếp tục to ra rất nhanh. Hai người vội vàng đưa con tới khoa thần kinh Bệnh viện Nhi Philadelphia. Kết quả chụp cộng hưởng từ vào tháng 7 năm 2018 cho thấy, Vincent có 2 khối u ung thư trong não.
Cậu bé được chẩn đoán mắc u ác tính dạng cơ vân không điển hình (ATRTs). Các bác sĩ không nghĩ rằng Vincent có thể sống sót qua sinh nhật đầu tiên trong đời. Nhưng cậu bé còn làm được hơn thế. Hiện tại, không còn dấu hiệu ung thư trong hình ảnh chụp chiếu bộ não Vincent. Nhưng bé vẫn phải trải qua lộ trình hóa trị khắc nghiệt để ngăn ngừa bệnh tái phát.
Mẹ bé Vincent, Natalie, chia sẻ với CBS Philly: "Con trông chẳng khác nào một em bé khỏe mạnh, bình thường. Vậy nên, khi người ta đến thông báo với chúng tôi rằng, con có các khối u trong não, chúng tôi gần như không thể tin nổi. Chấp nhận sự thật ấy thật vô cùng khó khăn. Chuyện khó khăn nhất mà chúng tôi từng vượt qua trong đời".
ATRT là bệnh ung thư hiếm gặp nhưng tiến triển rất mau chóng. Trong đó, ác khối u lớn lên trong não và tuỷ sống. Nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ việc gen SMARCB1 bị đột biến. Gen này chịu trách nhiệm tạo protein thông thường sẽ làm ngừng sự tiến triển của khối u.
Triệu chứng bao gồm đau đầu, mất thăng bằng, sự tăng trưởng kích cỡ đầu nhanh đột ngột hoặc bất thường, buồn nôn, nôn mửa.
Theo Bệnh viện Nhi Dana-Faber/Boston, ATRT chỉ chiếm 1-2% các trường hợp bệnh nhi bị u não. Điều này có nghĩa là ở Mỹ, hàng năm, chỉ có 30 trẻ được chẩn đoán mắc ATRT.
Trở lại trường hợp bé Vincent. Một ngày sau khi có kết quả chụp cộng hưởng từ, bé trải qua một cuộc phẫu thuật kéo dài 9,5 tiếng. Bác sĩ cố gắng loại bỏ càng nhiều khối u càng tốt.
Điều đáng lo ngại là một trong số 2 khối u không thể mổ được bởi nó nằm trên cuống não Vincent. Và các bác sĩ cũng chỉ có thể loại bỏ khoảng 50% khối u còn lại.
Ngoài ra, Vincent cũng bị mất chức năng vận động ở cánh tay trái và chân trái sau phẫu thuật.
Các bác sĩ nói với cha mẹ bé rằng, Vincent có chưa đầy 10% cơ hội sống sót qua sinh nhật 1 tuổi. Gia đình có 2 lựa chọn: hoặc bắt đầu hóa trị tích cực hoặc từ bỏ điều trị.
"Chúng tôi không thể không thử. Cũng nhiều như mong muốn con không phải trải qua những thứ như thế này, chúng tôi buộc phải thử hóa trị", mẹ bé nhớ lại. "Bởi nếu không, chúng tôi sẽ không bao giờ có thể sống mà không tự dằn vặt bản thân vì hối tiếc".
Trong quá trình hóa trị, các loại thuốc trị ung thư được truyền vào cơ thể bé bỏng của Vincent qua một cổng trên ngực và tiêm trực tiếp vào ống tuỷ sống.
Vào tháng 2 vừa qua, đúng dịp sinh nhật 1 tuổi của Vincent, kết quả chụp chiếu cho thấy không còn dấu hiệu bệnh ung thư. Nhưng liệu trình hóa trị vẫn sẽ tiếp tục trong nhiều tháng nữa để đề phòng nguy cơ bệnh tái phát.
Hồi tháng 4, cậu bé 1 tuổi bất ngờ phản ứng với phương pháp điều trị và rơi vào tình cảnh suy gan. Thật kỳ diệu, Vincent đã hồi phục chỉ một tháng sau đó.
Cha bé, Ramin, xúc động chia sẻ: "Vincent thực sự là em bé mạnh mẽ nhất. Là người lớn, phải chứng kiến một em bé trải qua hóa trị, bạn sẽ nhận ra, những đứa trẻ như vậy còn mạnh mẽ hơn bất cứ người lớn nào".
Hiện tại, liều lượng hóa trị đã được giảm xuống cho Vincent. Cha mẹ bé quyết định lập trang Facebook, Vincent the Conqueror, để cập nhật thông tin về tình hình sức khỏe và cuộc sống thường ngày của cậu con trai dũng cảm.
Theo Helino
Ung thư buồng trứng: Nguy cơ gây bệnh và cách đề phòng? Hiện nay, tôi thấy rất nhiều cảnh báo về nguy cơ ung thư buồng trứng ở phụ nữ, với tỷ lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng. Xin bác sĩ cho biết các nguy cơ gây bệnh và cách đề phòng. (Bùi Xuân Thanh, 36 tuổi, ngụ Đà Nẵng) Ảnh minh họa: Shutterstock Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Văn Tiến, Trưởng...